Giáo án Sinh học 12 cơ bản bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Giáo án Sinh học 12 cơ bản bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

I. Mục tiu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức: - Mô tả được cấu trúc siu hiển vi của NST.

- Nêu được sự biến đổi hình thái NST qua các kì phân bào và cấu trúc NST được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào.

- Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST. Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST

- Nêu được nguyên nhân, cơ chế chung, hậu quả và vai trị của ĐB cấu trúc NST.

2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, tư duy logic, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Tích cực, có ý thức bảo vệ cơ thể sinh vật và môi trường.

II. Trọng tâm

- Cấu trúc cấu trúc siêu hiển vi của NST ở SV nhân thực.

- Các dạng đột biến cấu trúc NST, nguyn nhn cơ chế chung và hậu quả của nĩ.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5586Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 	 Ngày soạn : 24/08/2010
Tiết 5	 Ngày dạy : 26/08/2010
Bài 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: - Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST.
- Nêu được sự biến đổi hình thái NST qua các kì phân bào và cấu trúc NST được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào.
- Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST. Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST 
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế chung, hậu quả và vai trị của ĐB cấu trúc NST.
2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, tư duy logic, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Tích cực, có ý thức bảo vệ cơ thể sinh vật và môi trường.
II. Trọng tâm
Cấu trúc cấu trúc siêu hiển vi của NST ở SV nhân thực.
Các dạng đột biến cấu trúc NST, nguyên nhân cơ chế chung và hậu quả của nĩ.
III. Chuẩn bị
 1. GV: - Hình ảnh (tế bào sinh vật nhân thực, cấu trúc của NST, các dạng ĐB cấu trúc NST), bảng số lượng NST của một số lồi sinh vật, sơ đồ biến đổi hình thái NST qua các giai đoạn của chu kì TB, các đoạn video về ĐB cấu trúc NST
 - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập
 2. HS: Nghiên cứu trước bài 5 SGK/23-26, chuẩn bị các câu lệnh Đ trong bài.
IV. Tiến trình dạy - học
 1. Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
 2. Kiểm tra bài cũ
 Câu 1: Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến điểm thường gặp và hậu quả của nó?
 Câu 2: Nêu cơ chế phát sinh đột biến gen?
 3. Bài mới
A - Hoạt động 1: Tìm hiểu vềø hình thái và cấu trúc NST
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Nêu vấn đề: Ở SV nhân thực vật chất DT ở cấp độ TB là NST
 - Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ về phân bào, hình thái NST qua các kì phân bào và đưa ra nhận xét về: hình dạng NST đặc trưng cho từng lồi và NST ở kì giữa của quá trình phân bào.
+ Bộ NST ở các lồi khác nhau cĩ khác nhau không?
- Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh cấu trúc của NST.
+ Hãy mơ tả cấu trúc hiển vi, siêu hiển vi của NST?
+ tâm động cĩ chức năng gì?
* Bổ sung thêm kiến thức sgk.
- Đọc mục I.1. tìm hiểu về vật chất cấu tạo nên NST, tính đặc trưng của bộ NST mỗi lồi, trạng thái tồn tại của các NST trong tế bào xơma.
- Suy nghĩ để trả lời
- Quan sát hình ảnh để mơ tả cấu trúc của NST.
- Tham khảo thêm kiến thức trong SGK/23,24.
I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC NST
1. Hình thái NST	
* NST là vật chất di truyền tồn tại trong nhân tế bào, dễ bắt màu bằng thuốc nhuộm kiềm tính.
- Ở SV nhân sơ: NST chỉ là 1 phân tử AND kép, có dạng vòng không liên kết với Pr histôn.
- Ở SV nhân thực: NST gồm 2 cromatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), một số NST có eo thứ 2 (nơi tổng hợp rARN).
 + NST có các dạng hình que, hình hạt, hình chữ V, đường kính 0,2-2m, dài 0,2 – 50m
* Mỗi loài sinh vật có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh cấu trúc siêu hiển vi của NST.
* hình vẽ thể hiện điều gì? (mức độ xoắn)
- Nêu vấn đề: Ở người, trong nhân mỗi tế bào đơn bội chứa 1m ADN, bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này cĩ thể xếp gọn trong nhân? 
+ NST được cấu tạo từ những thành phần nào?
+ trật tự sắp xếp của ADN và các khối cầu prơtêin
+ cấu tạo của 1 nuclêoxơm?
+ chuỗi poli nuclêơxơm?
+ Đường kính của sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc?
+ dựa vào cấu trúc hãy nêu chức năng của NST?
- Quan sát hình ảnh
- ADN được xếp vào 23 NST và được gĩi gọn theo các mức độ xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài co ngắn lại hàng nghìn lần.
- Suy nghĩ trả lời các câu hỏi GV đưa ra: mơ tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST.
2. Cấu trúc siêu hiển vi
 NST được cấu tạo từ AND và Pr (histon và phi histon).
 AND + Pr Nucleoxôm (8 phân tử protein histon được quấn quanh 1 đoạn phân tử AND dài khoảng 146 cặp nu, quấn khoảng 1 vòng). Nhiều Nucleoxôm tạo thành sợi cơ bản (khoảng 11nm) -> sợi nhiễm sắc (25-30nm) -> ống siêu xoắn (300nm) -> cromatit (700nm) -> NST
B- Hoạt động 2: Tìm hiểu đột biến cấu trúc NST
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV yêu cầu HS đọc thơng tin mục II trong SGK/24,25.
+ Nêu khái niệm đột biến cấu trúc NST?
+ cĩ thể phát hiện đột biến cấu trúc NST bằng cách nào? (PP tế bào vì NST là VCDT ở cấp độ tế bào).
- Phát PHT cho HS, yêu cầu HS thảo luận hồn thành PHT sau:
Dạng ĐB
Khái niệm
Cơ chế phát sinh
Hậu quả
Ý nghĩa
Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn
Chuyển đoạn
- từ sơ đồ ABCDE. FGHIK
- Đoạn bị mất cĩ thể là E. FG được khơng? Tại sao ĐB dạng này thường gây chết (do mất cân bằng hệ gen)
+ tại sao dang đột biến đảo đoạn ít hoặc khơng ảnh hưởng đến sức sống?
+ tại sao dạng ĐB chuyển đoạn thường gây hậu quả nghiêm trọng?
- Nghiên cứu SGK mục II/24,25 để nêu khái niệm đột biến cấu trúc NST.
- Trả lời
- Thảo luận nhóm (6-8 HS) hoàn thành PHT trong 7 phút.
- Đại diện nhóm 1 và 3 trình bày, đại diện nhĩm 2 và 4 nhận xét, bổ sung.
- Nêu được:
- Khơng tăng, khơng giảm VCDT, chỉ làm tăng sự sai khác giữa các NST.
- do sự chuyển đoạn cĩ thay đổi lớn trong cấu trúc, khiến cho các NST trong cặp mất trạng thái tương đồng → khĩ khăn trong phát sinh giao tử.
II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
1. Khái niệm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
	* Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân hĩa học, vật lý (tia phĩng xạ, tia tử ngoại), tác nhân sinh học (virut) hoặc những rối loạn sinh lí, sinh hĩa trong tế bào.
	* Cơ chế chung ĐB cấu trúc NST: Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng tới quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo hoặc trực tiếp gây đứt gãy NST → làm phá vỡ cấu trúc NST. Các ĐB cấu trúc NST dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST.
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST
Dạng ĐB
Đặc điểm (khái niệm, cơ chế phát sinh)
Hậu quả
Mất đoạn
NST bị đứt 1 đoạn -> số lượng gen trên NST giảm.
- Thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của SV.
- Mất đoạn nhỏ khơng ảnh hưởng.
Lặp đoạn
1 đoạn NST bị lặp lại 1 lần hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên đĩ.
Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Đảo đoạn
1 đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 1800 làm thay đổi trình tự gen trên đĩ.
Cĩ thể ảnh hưởng hoặc khơng ảnh hưởng đến sức sống.
Chuyển đoạn
Là sự trao đổi đoạn có thể diễn ra trên cùng 1 NST hoặc giữa các NST khơng tương đồng (sự chuyển đổi gen giữa các nhĩm liên kết).
- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản, đơi khi cĩ sự hợp nhất các NST làm giảm số lượng NST của lồi.
- Chuyển đoạn nhỏ không ảnh hưởng gì.
4. Củng cố và hoàn thiện
- cấu trúc phù hợp với chức năng của NST
- 1 NST bị đứt thành nhiều đoạn sau đĩ nối lại nhưng khơng giống cấu trúc cũ, đĩ cĩ thể là dạng đột biến nào
Bài tâp: Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1: Cơ chế gây ra đột biến cấu trúc NST là
A. Đứt gãy NST hay đứt gãy rồi tái kết hợp bất thường. B. Rối loạn trong sự phân ly của NST
C. Tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường.	 D. A + C đúng. E. A + B +C đều đúng.
Câu 2: Những loại đột biến cấu trúc nào sau đây làm thay đổi thành phần và cấu trúc của NST?
A. Lặp đoạn và mất đoạn. B.Đảo đoạn. C. Chuyển đoạn. 	D. A + C đúng. E. A + B + C đúng.
Câu 3: Mất đoạn NST số 21 ở người gây ra
A. Hội chứng Down.	 	B. Hội chứng “mèo kêu”. 	C.Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
D. Ung thư máu. 	E. Khơng ảnh hưởng gì.
Câu 4: Ở người, hội chứng “mèo kêu” là do mất đoạn tại NST số
A. 15	B. 5	C. 8	D. 18	E. 21
Câu 5: Hình vẽ sau đây mơ tả dạng đột biến cấu trúc NST
A. Mất đoạn.	B. Lặp đoạn.	C. Chuyển đoạn 	 D. A và B	E. Tất cả đều sai.
 Đáp án: 1-C; 2-E; 3-D; 4-B; 5-D
5.Dặn dò 
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 26
- Chuẩn bị bài 6
* Rút kinh nghiệm và bổ sung
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 5 SINH 12 SOAN THEO CHUAN KTKN.doc