Giáo án Sinh học 12 bài 41: Diễn thế sinh thái

Giáo án Sinh học 12 bài 41: Diễn thế sinh thái

Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI

(Ecological succession)

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái.

-Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái.

-Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.

2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.

-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.

-Năng lực làm việc theo nhóm.

-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 10256Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 41: Diễn thế sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25/02/2009
Tiết thứ: 44
Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI
(Ecological succession)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái.
-Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái.
-Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Nguyên nhân, cơ chế diễn thế sinh thái.
-Khái niệm khó, mới: Diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh.
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 -Tranh vẽ phóng to hình 41.1; H41.2 và H41.3
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 1.Thế nào là một quần xã sinh vật ? Nêu sự khác nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật?
 2.Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật là gì ? Hãy lấy vị dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
 2.Đặt vấn đề:
Sự biến động số lượng cá thể trong các quần thể khác loài sẽ dẫn tới hiện tượng gì ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Xây dựng khái niệm Diễn thế sinh thái
GV: Quan sát hình 41.1 và 41.2 mô tả hiện tượng xảy ra ?
Em có nhận xét gì về mối tương quan giữa sự biến đổi về môi trường với sự biến đổi của các loài sinh vật ?
GV: Vậy thế nào là diễn thái ?
HOẠT ĐỘNG 2
Phân loại các dạng diễn thế sinh thái
GV: Hoàn thành Phiếu học tập sau:
HOẠT ĐỘNG 3
Xác định nguyên nhân của Diễn thế sinh thái
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến quá trình diễn thế sinh thái ?
HOẠT ĐỘNG 4
Tìm hiểu và đề xuất các ứng dụng
GV: Việc nghiên cứu Diễn thế sinh thái có ý nghĩa gì ? 
I.ĐỊNH NGHĨA
1.VD:
SGK
2.Định nghĩa:
Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
II.PHÂN LOẠI:
Diễn thế	Nguyên sinh	Thứ sinh
Ví dụ	
Khởi đầu	Môi trường trống trơn	Một quần xã sinh vật
Diễn biến	+Giai đoạn đầu: Hình thành quần xã tiên phong.
+ Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định.	+Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định.
+ Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn đinh khác hoặc quần xã bị suy thoái.
III.NGUYÊN NHÂN:
1.Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
2.Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã.
IV.Ý NGHĨA: Giúp hiểu biết các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai, từ đó:
-Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
-Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. 
 4.Củng cố
-Tại sao lại nói: Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” ? 
 5.Kiểm tra đánh giá:
-Phân biệt diễn thế sinh thái nguyên sinh, diễn thế sinh thái thứ sinh?
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
Ecological succession: Diễn thế sinh thái.
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
-Diễn thế nguyên sinh:
*Trên cạn: Hòn đảo Krakatau ở Indonesia bị núi lửa phun tàn phá từ năm 1883, phủ lên một lớp đá bọt, tro dày 30m.
Sau vài năm → Tảo, địa y, quyết → Thực vật có hoa thân cỏ → Thực vật thân gỗ, động vật phổ biến ở địa phương.
Sau 50 năm đã hình thành nên quần xã gần như trước khi núi lửa phun.
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Ngày 27 tháng 02 năm 2009
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-44-Lesson 41-Ecological succession.doc