Giáo án Sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể

Giáo án Sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể

Bài 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

(Population Fluctuations)

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được VD minh họa.

-Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.

-Nêu được cách quần thể điều chỉnh số lượng

-Vận dụng kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
07/02/2009
Tiết thứ: 42
Bài 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
(Population Fluctuations)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được VD minh họa.
-Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
-Nêu được cách quần thể điều chỉnh số lượng
-Vận dụng kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
-Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa
-Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
-Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Nguyên nhân, cơ chế điều chỉnh sự biến động số lượng cá thể của quần thể
-Khái niệm khó, mới: Biến động theo chu kỳ, biến động không theo chu kỳ.
-Bản đồ khái niệm: 
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 Hình 39.1→39.3 SGK phóng to.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
a. Thế nào là kích thước của quần thể ? Nêu những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật ?
b. Thế nào là tăng trưởng quần thể ? Lấy ví dụ minh họa 2 kiểu tăng trưởng quần thể ?
 2.Đặt vấn đề:
Vì sao nhà nước khuyến khích nông dân trồng 2 vụ lúa xen 1 vụ màu ?
Kích thước quần thể có phải là một hằng số theo thời gian không ? Vì sao ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu khái niệm biến động số lượng cá thể
GV: Lấy VD về biến động số lượng cá thể trong quần thể mà em biết ?
GV: Trên cơ sở các VD trên cho biết có mấy hình thức biến động số lượng cá thể ?
GV: Trả lời lệnh trang 171 SGK ? Vậy có thể chia biến động số lượng cá thể của quần thể như thế nào ?
GV: Hoàn thành PHT sau:
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể
GV: Hoàn thành PHT:
QUẦN THỂ	NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ	Nhóm
NTST
Cáo ở đồng rêu phương Bắc	Số lượng chuột lemmus.	 
Sâu hại mùa màng	 	 
Cá cơm ở vùng biển Peru	 	 
Chim cu gáy	 	 
Muỗi	 	 
Ếch nhái	 	 
Bò sát, ếch nhái ở miền Bắc Việt Nam	 	 
Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm	 	 
Động thực vật rừng U Minh	 	 
Thỏ ở Ustralia	 	 
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu cơ chế biến động có tính chu kỳ của quần thể
GV: Tại sao số lượng thỏ lại biến đổi có tính chu kỳ như vậy ?
HOẠT ĐỘNG 4
Tìm hiểu kết quả biến động số lượng cá thể
GV: Kết quả của sự biến động như vậy qua thời gian dài là gì ?
I.KHÁI NIỆM
1.VD:
2.Định nghĩa:
Là hiện tượng tăng hay giảm số lượng các cá thể của quần thể.
3.Phân loại:
Biến động	Theo CK	Không theo CK
VD	-Biến động số lượng nhỏ Thỏ, Mèo ở rừng Canada
-Biến động số lượng Cáo ở đồng rêu phương Bắc.
-Biến động số lượng cá Cơm ở biển Peru	-Miền Bắc: số lượng bò sát và Ếch, Nhái giảm vào những năm có giá rét ( nhiệt độ<8 0 c)
- Miền Bắc và Miền Trung: số lượng bò sát, chim, thỏ.. giảm mạnh sau những trận lũ lụt
Định nghĩa	Là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường	Là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên.
II.NGUYÊN NHÂN
Đặc điểm	Sự thay đổi yếu tố vô sinh	Sự thay đổi yếu tố hữu sinh
Phụ thuộc vào mật độ quần thể	-Không 	-Có
Yếu tố ảnh hưởng chính	-Khí hậu ảnh hưởng rõ rệt nhất (toC)	-Cạnh tranh.
-Kẻ thù.
-Sinh sản, tử vong.
-Phát tán, nhập cư
Ảnh hưởng tới	Trạng thái sinh lý của các cá thể.	Nguồn thức ăn, nơi ở, con cái.
III.CƠ CHẾ: 
-Trong điều kiện môi trường thuận lợi (sinh sản tăng, tử vong giảm, nhập cư tăng) → số lượng tăng nhanh chóng.
-Số lượng cá thể tăng cao → thức ăn thiếu hụt, nơi sống chật chội → cạnh tranh → tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng cao → Số lượng cá thể giảm xuống.
→ Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể của quần thể
Do một hoặc một tập hợp các NTST đã tác động đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong và sự phát tán của quần thể.
IV.KẾT QUẢ-Ý NGHĨA: Quần thể đạt trạng thái cân bằng, ổn định theo thời gian.
Số lượng các cá thể ổn định, cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường do:
-Phát tán, nhập cư.
-Tỉ lệ tử vong.
-Tỉ lệ sinh.
 4.Củng cố
Câu 1: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi
A.có hiện tượng ăn lẫn nhau B.số lượng cá thể nhiều thì tự chết
C.số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường D.tự điều chỉnh
Câu 2: Sự biến động số lượng cá thể của quần thểdo:
A.tác động của con người B.sự phát triển quần xã
C.sự tác động nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh D.khả năng cạnh tranh cao 
Câu 3: Biến động nào sau đây là biến động theo chu kỳ
A.số lượng bò sát giảm vào những năm có mùa đông giá rét
B.số lượng chim, bò sát giảm mạnh sau những trận lũ lụt
C.nhiều sinh vật rừng bị chết do cháy rừng D.ếch nhái có nhiều vào mùa mưa
Câu 4: Trường hợp nào sau đây cho thấy sinh vật biến động không theo chu kỳ
A.chim di trú mùa đông B.động vật biến nhiệt ngủ đông
C.số lượng ruồi muỗi nhiều vào các tháng xuân hè D.số lượng thỏ ở Oxtraylia giảm vì bệnh u nhầy
Câu 5: Nhân tố sinh thái hữu sinh
A.khí hậu, thổ nhưỡng B.nhiệt độ,ánh sáng, số lượng kẻ thù ăn thịt
C.là nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể D.là nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể
1.Phân biệt biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ ?
2.Nêu nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng ?
 5.Kiểm tra đánh giá:
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
-
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Ngày 13 tháng 02 năm 2009
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-42-Lesson 39-Biến động số lượng cá thể của quần thể SV.doc