Giáo án Sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gene

Giáo án Sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gene

Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GENE

(Modification)

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Giải thích được mối quan hệ giữa KG và môi trường trong việc hình thành kiểu hình.

-Giải thích được thế nào là mức phản ứng và cách xác định mức phản ứng.

2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.

-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.

-Năng lực làm việc theo nhóm.

-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học: Quan sát, thu thập số liệu, đưa ra giả thuyết, làm thí nghiệm chứng minh để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết đó.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2371Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gene", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25/09/2008
Tiết thứ: 13
Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GENE
(Modification)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Giải thích được mối quan hệ giữa KG và môi trường trong việc hình thành kiểu hình.
-Giải thích được thế nào là mức phản ứng và cách xác định mức phản ứng.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học: Quan sát, thu thập số liệu, đưa ra giả thuyết, làm thí nghiệm chứng minh để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết đó.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Xây dựng một thái độ học tập tích cực.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Mối quan hệ giữa KG, môi trường và KH.
-Khái niệm khó, mới: Thường biến, mức phản ứng.
KG
MT1
MT2
MTn
KH1
KH2
KHn
MTm+n
Giảm sức sống. gây chết
-Bản đồ khái niệm: 
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
-
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
-Nêu đặc điểm di truyền của tính trạng do gene nằm trên NST X quy định ?
-Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gene lặn trên NST giới tính X hay do gene trên NST thường quy định ?
 2.Đặt vấn đề:
-Có phải cứ có sự biến đổi về một tính trạng nào đó là đột biến không ? 
 VD: Sau mỗi đợt đi nghỉ mát và tắm biển, da chúng ta lại sạm đen. Vì sao vậy ? Sự biến đổi đó có phải là do gen quy định sắc tố da của chúng ta bị ĐB không ? Dấu hiệu nào đã chứng tỏ điều này ?
-Ta có thể nuôi một con lợn để nó lớn bằng con voi không ?Vì sao ?
-Có phải ở bất cứ môi trường nào thì KG cũng biểu hiện ra kiểu hình tương ứng thích nghi với môi trường đó không ? Cho VD ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu mối quan hệ KG-MT-KH
GV: (Nêu ví dụ)
GV: Như vậy KG ở trong mỗi loại môi trường trên có biến đổi không ? 
GV: Hiện tượng trên gọi là thường biến. Vậy thế nào là thường biến ?
GV: Vậy có thể khái quát như thế nào để thể hiện rõ bản chất của thường biến ?
GV: Nguyên nhân xuất hiện thường biến là gì ?
GV: Bố mẹ truyền lại cho con KG hay KH ?
GV: Có phải cứ môi trường biến đổi như thế nào thì cơ thể sinh vật lại biến đổi thích nghi với điều kiện môi trường tương ứng không ?
GV: Vậy KG quy định mức phản ứng ntn, giờ sau chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2:
Xây dựng khái niệm mức phản ứng
GV: Có phải ở bất cứ môi trường nào thì KG cũng biểu hiện ra kiểu hình tương ứng thích nghi với môi trường đó không ? Cho VD ?
GV:Trong sinh giới, SV nào là có mức phản ứng rộng nhất với nhiệt độ ?
GV: Các VD trên nói đến mức phản ứng của KG. Vậy hãy khái quát thế nào là Mức phản ứng ?
HOẠT ĐỘNG 3:
Tìm hiểu ý nghĩa của hiện tượng thường biến
GV: Ta có thể vận dụng hiện tượng thường biến, mức phản ứng ntn trong chăn nuôi, trồng trọt ?
GV: Hãy lấy VD về hiện tượng thường biến xảy ra ở vật nuôi hoặc cây trồng, chỉ rõ đâu là biểu hiện của KG, KH và MT ?
GV: Vậy với một giống(KG) vật nuôi, cây trồng mới ta phải tác động ntn(MT) để thu được năng suất(KH) cao nhất ?
GV: Vậy còn cách nào để nâng cao năng suất(Mở rộng mức phản ứng) của vật nuôi, cây trồng hơn nữa không ?
GV: Trong tiến hoá của các loài sinh vật, thường biến có ý nghĩa gì ?
GV: Vì sao các tỉnh Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương trong một thời gian ngắn (thời gian gần đây) lại xuất hiện nhiều HS được đi thi học sinh giỏi Quốc tế và đạt giải cao như vậy ?
I.THƯỜNG BIẾN-MỐI QUAN HỆ GIỮA KG-MT-KH
1.VD: 
*Cây rau mác:
MÔI TRƯỜNG
HÌNH THÁI LÁ
Không khí
Lá bản dài nhỏ, giống mũi mác.
Mặt nước
Lá hình bản rộng
Trong nước
Lá hình bản dài.
*Thỏ Himalaya:
VỊ TRÍ
MÀU SẮC LÔNG
Đầu mút cơ thể
Lông đen
Phần còn lại của cơ thể
Lông trắng
2.Định nghĩa: Là những biến đổi về kiểu hình 
Của: cùng một KG 
Phát sinh: trong quá trình phát triển cá thể 
Dưới ảnh hưởng: của môi trường.
3.Bản chất: Đó là mối quan hệ giữa KG, môi trường và kiểu hình.
 MT1 + KG = KH1
 MT2 + KG = KH2 
 MTn + KG = KHn
 MTj + KG = KHj ( j є (1: n) )
4.Hệ quả:
-Bố mẹ truyền cho con KG mà không phải những tính trạng đã hình thành sẵn.
-KG quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
II.MỨC PHẢN ỨNG:
1.VD: 
-Về số lợn con sinh ra ở lợn nái, được thể hiện bằng sơ đồ Hình 10 SGK trang 20.
-Vi khuẩn là nhóm sinh vật có mức phản ứng rộng nhất với môi trường.
2.Định nghĩa: Là giới hạn biểu hiện (thường biến) của một KG trước các điều kiện môi trường khác nhau.
III.Ý NGHĨA: Khi xét trên mối quan hệ giữa 3 yếu tố: KG, MT và KH.
1.Trong chọn giống:
KG:(Giống): Quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi cây trồng.
MT (chủ yếu là tác động của con người): Kĩ thuật SX " tạo điều kiện tối ưu.
KH (năng suất, phẩm chất, thẩm mỹ): Là kết quả tác động của cả giống và yếu tố kĩ thuật.
ÊCần nuôi, trồng đúng kĩ thuật " mới phát huy hết phẩm chất của giống.
ÊCần phải không ngừng cải tiến giống.
2.Trong tiến hoá:
-Loài nào có mức phản ứng càng rộng thì phân bố càng rộng, tức là càng thích nghi với môi trường sống.
3.Trong học tập:
-Mỗi tập thể, mỗi cá nhân cần xây dựng một môi trường học tập tốt để phát huy hết được khả năng.
 4.Củng cố
 -Em đã và sẽ vận dụng hiện tượng thường biến này ntn để phục vụ cho việc học tập của mình ?
 (Cường độ học tập cao tương ứng với một loại môi trường, cường độ học tập thấp tương ứng với một loại môi trường)
 -Tại sao lại phải có trường chuyên, lớp chọn ?
 -Vậy bản thân mỗi chúng ta có thể xây dựng một môi trường học tập được không ? (Học tiếng anh, học tốt làm gương cho em, học tốt từ đó tạo áp lực để em phải duy trì)
 -Vì sao lại phải chú trọng việc xây dựng môi trường học tập tốt ? Vì sao đầu tư cho nguồn lực con người chính là đầu tư cho sự phát triển ?
 -Em có biết nguyên nhân nào làm cho con người Nhật Bản thông minh, cao lớn, và đất nước Nhật Bản phát triển nhanh chóng như vậy không ?
 5.Kiểm tra đánh giá
- Sơ đồ hoá mối quan hệ giữa KG, môi trường và KH ?
 6.Bài tập về nhà:
-Học bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
Ngày 26 tháng 09 năm 2008
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh
-Đọc kĩ Bài 14: Thực hành.
V.Tài liệu tham khảo:
-SGK cũ, SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-13-Lesson 13-Effect of invironment on gene express.doc