Giáo án Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Giáo án Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp.

 - Mô tả sự phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2 . Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp.

 - Trình bày ảnh hưởng của nhiết độ đến quang hợp. Lấy ví dụ về vai trò của ion khoáng đối với quang hợp

 2. Kỹ năng: Tư duy phân tích, so sánh và tổng hợp

 3. Thái độ: vận dụng hiểu biết của mình vào trồng trọt để nâng cao năng suất cây trồng.

II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, giảng giải

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Hình vẽ 10.1,2,3 SGK.

 2. Học sinh: Xem các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 24072Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn : 11. Tieát :11
NS:
Bài 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ 	 NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp.
 - Mô tả sự phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2 . Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp.
 - Trình bày ảnh hưởng của nhiết độ đến quang hợp. Lấy ví dụ về vai trò của ion khoáng đối với quang hợp
 2. Kỹ năng: Tư duy phân tích, so sánh và tổng hợp
 3. Thái độ: vận dụng hiểu biết của mình vào trồng trọt để nâng cao năng suất cây trồng.
II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, giảng giải
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Hình vẽ 10.1,2,3 SGK. 
 2. Học sinh: Xem các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp
IV. TIÊN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định: báo cáo sĩ số. Phân nhóm	1’
 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các pha của quang hợp. So sánh QH ở cây C3 và C4? 5’
 3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
I. Ánh áng: (10)
1. Cường độ ánh sáng.
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng, thì cường độ quang hợp cũng tăng.
2. Quang phổ ánh sáng.
- QH diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
- Tia lục thực vật không quang hợp.
- Tia xanh tím tổng hợp các aa, protein.
- Tia đỏ tổng hợp cacbohydrat.
II. Nồng độ CO2: (6)
- Nồng độ CO2 tăng thì CĐQH tăng.
- Điểm bù CO2 : nồng độ CO2 tối thiểu để QH=HH.
- Điểm bão hòa CO2: khi nồng độ CO2 tối đa để CĐQH đạt cao nhất .
III. Nước: (3)
là yếu tố rất quang trọng với QH:
IV. Nhiệt độ: (5)
- Nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng.
- Nhiệt độ tối ưu: 25-350C.
- QH ngừng ở 45-500C.
V. Muối khoáng: (5)
- Tham gia cấu tạo enzym QH(N,P,S) và diệp lục(Mg,N).
- Điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá (K),..
VI. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo: (3)
Quan sát H10.1.Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Khi nồng độ CO2 là 0,04% với cường độ ánh sáng 667lux hoặc 18000lux thì có cường độ quang hợp như thế nào?
- Khi nồng độ CO2 là 0,32% với cường độ ánh sáng 667lux hoặc 18000lux thì có cường độ quang hợp như thế nào?
- Nêu ảnh hưởng của cường độ áng sáng và nồng độ CO2 tới cường độ quang hợp. 
GV giảng giải: 
 - Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng tối thiểu để CĐQH=CĐHH.
- Điểm bão hòa ánh sáng: là trị số ánh sáng mà cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.
- Điểm no ánh sáng: Cđas tối đa để Cđqh đạt cực đại.
Cho HS quan sát TN của Enghenman. Mô tả thí nghiệm. Qua thực nghiệm này ta rút ra được kết luận gì?
- Vi khuẩn tập trung nhiều trên sợi tảo tương ứng với miền ánh sáng nào? Tại sao?
- Nêu ảnh hưởng quang phổ của ánh sáng tới cường độ quang hợp.
Cho HS quan sát H10.2. Phân tích đồ thị trên hình 10.3 cho biết nồng độ CO2 tối thiểu để cây bí đỏ và cây đậu quang hợp khác nhau như thế nào? Cường độ quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2 ở các loài khác nhau thì có giống nhau hay không? 
Em có nhận xét gì về quan hệ giữa nồng độ CO2 và CĐQH?
Phân biệt điểm bù CO2 và điểm bão hòa CO2.
Bằng kiến thức đã học hãy nêu vai trò của nước đối với QH?
Quan sát H10.3. Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ lên QH của: khoai tây, cà chua, dưa chuột.
Muối khoáng có ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp? Cho ví dụ.
GG: QH ở TV có thể diễn ra trong điều kiện ánh sáng nhân tạo. từ đó con người ứng dụng trống cây để tạo ra nhiều dản phẩm phục vụ đời sống.
HS quan sát hình vẽ. thảo luận nhón trả lời câu hỏi.
- Khi nồng độ CO2 là 0,04% với cường độ ánh sáng 667luxhoặc 18000lux thì cường độ QH yếu.
- Khi nồng độ CO2 là 0,32% với cường độ ánh sáng 667lux thì c đqh không tăng
hoặc 18000lux thì có cường độ quang hợp tăng mạnh
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng, thì cường độ quang hợp cũng tăng. 
Quan sát thí nghiệm và mô tả: TN dùng VK hiếu khí để phát hiện sự thải ôxi của tảolục.
- VK tập trung ở miền sáng tím và đỏ. Do vùng đó tảo lục quang hợp mạnh tạo ra nhiều ôxi.
Nêu ảnh hưởng quang phổ của ánh sáng tới cường độ quang hợp.
- Nồng độ CO2 tối thiểu để cây bí đỏ và cây đậu quang hợp khác nhau (0,008-0,01)
- Cường độ quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2 ở các loài khác nhau thì không giống nhau
Quan sát sơ đồ và HS rút ra được: Nồng độ CO2 tăng thì CĐQH tăng.
HS nêu được: 
- Nguyên liệu trực tiếp trong QH.
- Điều tiết đóng mở khí khổng và nhiệt độ của lá.
- Môi trường cho các phản ứng.
HS quan sát hình vẽ và phân tích:
- Nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng.
- Nhiệt độ tối ưu: 25-350C.
- QH ngừng ở 45-500C.
Nêu được vai trò của các nguyên tố khoáng
- tham gia cấu tạo enzym QH(N,P,S) và diệp lục(Mg,N).
- Điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá (K),..
4. Củng cố:	5’
	Câu hỏi trắc nghiệm:
1.Quang hợp của cây xanh diễn ra mạnh nhất ở vùng:
A. Tia đỏ và tia lục.	 B. Tia đỏ và tia xanh tím	 C. Tia xanh tím và tia đỏ. D. Tia lục và da cam.
2. Nguyên tố tham gia điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá là
A. Ni tơ	B. Phốt pho	C. Kali	D. Magiê.
3. Nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo diệp lục là
A. Mg.	B. Mg, N.	C. N, P, S.	D. K, Mg, N.
5. Dặn dò:	2
	- Làm BT: 1,2,3,4 SGK.
	- Xem vai trò của quang hợp trong việc tăng năng suất cây trồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 10SH11 HAY.doc