Giáo án Sinh học 10 bài 4+ 5: Cacbohiđrat & lipit + prôtêin

Giáo án Sinh học 10 bài 4+ 5: Cacbohiđrat & lipit + prôtêin

Bài 4 + 5: CACBOHIĐRAT & LIPIT + PRÔTÊIN

I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi & đường đa (đường phức), các loại lipit có trong cơ

thể sinh vật.

- Trình bày được chức năng của từng loại đường, các loại lipit trong cơ thể sinh vật.

- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: cấu trúc bậc 1, 2, 3 và 4.

- Nêu được chức năng của một số loại prôtêin và đưa ra các ví dụ minh họa.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích được ảnh hưởng của những

yếu tố này đến chức năng của prôtêin.

2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh để phân biệt các hợp chất, tổ chức hoạt động nhóm.

3. Về thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của thế giới vật chất.

pdf 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7914Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 bài 4+ 5: Cacbohiđrat & lipit + prôtêin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-9-
Ngày soạn:05/09/2008 - Tiết 4 - 
Bài 4 + 5: CACBOHIĐRAT & LIPIT + PRÔTÊIN 
I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải: 
1. Về kiến thức: 
- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi & đường đa (đường phức), các loại lipit có trong cơ 
thể sinh vật. 
- Trình bày được chức năng của từng loại đường, các loại lipit trong cơ thể sinh vật. 
- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: cấu trúc bậc 1, 2, 3 và 4. 
- Nêu được chức năng của một số loại prôtêin và đưa ra các ví dụ minh họa. 
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích được ảnh hưởng của những 
yếu tố này đến chức năng của prôtêin. 
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh để phân biệt các hợp chất, tổ chức hoạt động nhóm. 
3. Về thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của thế giới vật chất. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Học sinh: Đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài 4 + 5/Sgk 
2. Giáo viên: Tranh phóng to theo hình 4.1, 4.2 và 5.1/Sgk 
 Tranh vẽ sơ đồ tổng quát của axit amin và sự hình thành liên kết peptit. 
 Phiếu học tập (so sánh các loại lipit, so sánh các bậc cấu trúc của prôtêin) 
III. Tiến trình tổ chức dạy học 
A. Ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số 
B. Kiểm tra bài cũ: 
1. Trình bày vai trò của các nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng trong cơ thể? 
2. Trình bày đặc tính và vai trò của nước trong cơ thể sống. 
3. Tại sao khi tìm hiểu sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà KH trước hết lại tìm xem ở đó có 
nước hay không? 
(Đáp án câu 3: Vì nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào, không có nước tế bào sẽ không tồn 
tại, do vậy không có nước sẽ không có sự sống) 
C. Các hoạt động dạy - học 
ĐVĐ: Trong cơ thể, hầu hết các đại phân tử cấu tạo nên TB đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do 
1 số loại đơn phân nhất định tạo nên. Bài học này các em sẽ được nghiên cứu 1 số đại phân tử đó. 
Nội dung giảng dạy Hoạt động của giáo viên - học sinh 
Bài 4 : CACBOHIĐRAT & LIPIT 
I. Cacbohiđrat (đường) 
1. Cấu trúc hóa học 
- Cacbohiđrat là các hợp chất hữu cơ 
chứa C, H, O được cấu tạo theo nguyên 
tắc đa phân 
- Người ta chia cacbohiđrat thành 3 nhóm 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cacbohiđrat 
- GV cho HS trả lời lệnh của Sgk: Hãy kể tên các loại đường 
mà em biết và nêu chức năng của chúng đối với tế bào? 
- HS dựa vào những hiểu biết thực tế và gợi ý của GV để 
trả lời câu hỏi. 
- CH: Cacbohiđrat có thành phần cấu tạo gồm những 
nguyên tố nào? Được cấu tạo dựa trên nguyên tắc nào? 
- CH: Căn cứ vào số lượng phân tử đường, người ta chia 
cacbohiđrat làm mấy nhóm? Kể đại diện mỗi nhóm? 
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-10-
+ Đường đơn: glucôzơ (đường nho), 
fructôzơ (đường quả), galactôzơ (đường 
sữa), → chỉ có 1 phân tử đường. 
+ Đường đôi: gồm 2 phân tử đường liên kết 
với nhau: saccarôzơ (đường mía), lactôzơ 
(đường sữa), mantôzơ (đường mạch nha) 
+ Đường đa: gồm rất nhiều phân tử đường 
đơn liên kết với nhau: xenlôluzơ (cấu tạo 
thành TBTV), glicôgen (dự trữ ở ĐV), kitin 
(cấu tạo thành TB ở nấm) .... 
→ các phân tử đường đơn liên kết với 
nhau nhờ mối liên kết glicôzit 
2. Vai trò 
- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và 
cơ thể. 
- Cấu tạo nên TB & các bộ phận của cơ thể. 
- GV bổ sung: đường glucôzơ có ở TV, ĐV, fructôzơ có 
nhiều ở TV, galactôzơ có nhiều ở sữa ĐV. 
- GV bổ sung: 
+ Saccarôzơ do 1 phân tử glucôzơ liên kết với 1 phân tử 
fructôzơ tạo thành. 
+ Mantôzơ do 2 phân tử glucôzơ tạo thành và có thể chế biến 
bằng cách lên men tinh bột. 
+ Lactôzơ cấu tạo bởi 1 phân tử glucôzơ liên kết với 1 phân 
tử galactôzơ 
- CH: Đường đa gồm những loại nào? Tính chất chung của 
chúng là gì? 
- CH: các phân tử đường trong đường đa liên kết với nhau 
nhờ mối liên kết gì? 
- GV cho HS đọc và n/c về cấu trúc của xenlôluzơ và quan 
sát hình 4.1/Sgk - tr.20 
- CH: Hãy n/c Sgk và cho biết các loại đường nói trên có 
vai trò gì với tế bào và cơ thể? Nêu một số VD minh họa 
- CH: Vì sao chúng được coi là nguồn năng lượng dự trữ? 
- CH: Em hãy kể về một số loại đường có vai trò cấu tạo 
mà em biết? 
- GV yêu cầu HS giải thích một số hiện tượng: 
+ Khi bị đói lả người ta thường cho uống đường thay vì ăn 
các thức ăn khác. 
+ Khi ăn cơm, nhai lâu ta thường có cảm giác ngọt. 
+ Người không tiêu hóa được xenlôluzơ nhưng vẫn phải 
ăn rau (có xenlôluzơ), vậy xenlôluzơ có vai trò gì? 
II. Lipit 
* Đặc điểm chung: 
- Có tính kị nước 
- Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa 
phân 
- Thành phần hóa học đa dạng 
Hoạt đông 2: Tìm hiểu về các loại lipit và vai trò của 
chúng trong cơ thể 
- CH: Lipit là gì? Chúng có tính chất chung như thế nào? 
- CH: Em hãy kể các dạng lipit thường gặp trong tự nhiên? 
 Mỗi lớp gồm 4 nhóm trình bày từng nội dung 
- GV phát phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu thảo luận 
nhóm và điền phiếu. HS trả lời các câu hỏi: 
+ Mỡ có những dạng nào? 
+ Chúng có vai trò gì với tế bào và cơ thể 
+ Mô tả cấu tạo của phôtpholipit 
+ Phôtpholipit có vai trò gì với tế bào? 
+ Kể một số loại stêrôit và cho biết vai trò của chúng với 
tế bào với cơ thể? 
+ Kể một số loại sắc tố và vitamin có bản chất là lipit và 
cho biết vai trò của chúng? 
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-11-
Bài 5 : PRÔTÊIN 
- GV cho HS nghiên cứu một số tình huống vào bài: 
+ Tại sao thịt gà và thịt bò ăn lại khác nhau? 
+ Tại sao trâu, bò cùng ăn cỏ nhưng lại có prôtêin khác nhau? 
+ Tại sao SV lại có nhóm ăn rau, nhóm ăn thịt? 
GV cho một số HS giải thích, 1 số HS khác bổ sung, sau 
đó chốt lại vấn đề chính, tiếp đó đi vào nội dung của bài 
I. Cấu trúc của prôtêin 
* Đặc điểm: 
- Là loại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất 
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn 
phân là các axit amin 
- Có 20 loại axít amin 
- Chúng có tính đa dạng và đặc thù do số 
lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các 
axít amin 
Hoạt đông 3: Tìm hiểu về cấu trúc của prôtêin 
- CH: Em hãy nêu một số đặc điểm của phân tử prôtêin nói 
chung? 
- HS quan sát tranh vẽ công thức cấu tạo của 1 axít amin 
- CH: Prôtêin có mấy bậc cấu trúc? 
HS phát biểu ý kiến, GV chia lớp thành 4 nhóm, phát 
phiếu học tập số 2 cho HS, các nhóm thảo luận, thống nhất 
ý kiến và điền phiếu HT. 
- Các nhóm nghiên cứu nội dung Sgk và H5.1, thảo luận và 
hoàn thiện PHT (mỗi nhóm thực hiện trong 5 phút). 
* Lưu ý: 
+ Prôtêin bậc 3 và bậc 4 mới thực hiện 
được chức năng sinh học. 
+ Khi thay đổi các ĐK pH, to,  làm 
thay đổi cấu trúc không gian của prôtêin 
làm prôtêin bị biến tính. 
+ Nhóm 1: Cấu trúc bậc 1 thể hiện như thế nào? Được giữ 
vững nhờ mối liên kết như thế nào? 
+ Nhóm 2: Cấu trúc bậc 2 thể hiện như thế nào? Được giữ 
vững nhờ mối liên kết nào? 
+ Nhóm 3: Cấu trúc bậc 3 được giữ vững nhờ mối liên kết 
nào? Có gì khác biệt so với cấu trúc bậc 1, 2? 
+ Nhóm 4: Cấu trúc bậc 4 có đặc điểm gì? 
 Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét, 
bổ sung. GV chuẩn kiến thức, treo thông tin phản hồi PHT để 
HS so sánh, đối chiếu với kết quả của mình. 
- CH: Các bậc cấu trúc nào của prôtêin có thể thực hiện 
chức năng? Yếu tố nào có thể làm thay đổi cấu trúc không 
gian ba chiều của prôtêin? 
II. Chức năng của prôtêin 
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. VD: 
côlagen, miôzin, ... 
- Dự trữ các axit amin 
- Vận chuyển các chất (Hêmôglôbin) 
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể, inteferon) 
- Xúc tác cho các phản ứng (enzim) 
* Hoạt đông 4: Tìm hiểu về chức năng của prôtêin. 
- CH: Prôtêin có những chức năng gì? Cho VD minh họa? 
- HS n/c Sgk và trả lời câu hỏi, GV nhận xét, bổ sung và 
nêu thêm các ví dụ. 
▼ Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm 
khác nhau? 
☺ Trong cơ thể, một số loại aa cơ thể người không tự tổng 
hợp được (aa không thể thay thế), nếu ăn nhiều loại thức ăn 
sẽ có thể nhận được nhiều loại aa không thay thế. 
D. Củng cố 
- GV cho HS đọc phần tổng kết cuối các bài (tr.22 & 25/Sgk) 
- GV cho HS trả lời một số câu hỏi vận dụng thực tiễn để củng cố kiến thức: 
+ Tại sao người già lại không nên ăn nhiều mỡ? 
+ Tại sao trẻ em ăn bánh kẹo vặt lại có thể dẫn đến suy dinh dưỡng? 
+ Tại sao trong một số suối nước nóng trên 100oC vẫn có một số vi khuẩn sống bình thường? 
 Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười  Trường THPT Nam Sách II  Năm học 2008 - 2009
-12-
E. Hướng dẫn về nhà 
- Học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập trang 22 & 25/Sgk vào vở bài tập 
- Đọc trước và nghiên cứu kĩ nội dung bài 6 
- Chuẩn bị kiểm tra 15 phút ở tiết học sau. 
PHỤ LỤC 
Phiếu học tập số 1 
Em hãy đọc kĩ mục II/Sgk - bài 4 và hoàn thành bảng sau: 
Loại lipit 
 Đặc điểm Mỡ Phôtpholipit Steroit Sắc tố và vitamin 
Cấu tạo 
Chức năng 
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 
Loại lipit 
 Đặc điểm Mỡ Phôtpholipit Steroit 
Sắc tố và 
vitamin 
Cấu tạo 
Gồm 1 phân tử glixerol 
liên kết với 3 axit béo (từ 
16-18 ngtử C) 
+ A. béo no: mỡ ĐV 
+A. béo không no: dầu 
TV, mỡ cá 
Gồm 1 phân tử 
glixerol liên kết 
với 2 axit béo và 
1 nhóm phốtphat 
Chứa các nguyên tử 
kết vòng (colesterol, 
hoocmôn giới tính 
như testosteron, 
estrogen...) 
- Vitamin là các 
phân tử hữu cơ 
nhỏ 
- Sắc tố 
Carôtenôit 
Chức năng Dự trữ năng lượng cho tế bào, cơ thể Cấu tạo màng tế bào Cấu tạo màng tế bào và một số hoocmon 
Tham gia vào 1 
số hoạt động 
sống của cơ thể 
Phiếu học tập số 2 
Cấu trúc Đặc điểm cấu tạo 
Bậc 1 
Bậc 2 
Bậc 3 
Bậc 4 
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2 
Cấu trúc Đặc điểm cấu tạo 
Bậc 1 Các aa liên kết với nhau nhờ mối liên kết peptít tạo nên chuỗi pôlipeptít mạch thẳng 
Bậc 2 Chuổi pôlipeptít được xoắn lò xo hoặc gấp nếp nhờ các LK hiđrô giữa các aa gần nhau 
Bậc 3 Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng 
Bậc 4 Do hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit bậc 3 cùng loại hoặc khác loại LK với nhau tạo nên 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSinh hoc 10(5).pdf