Giáo án Sinh bài 28: Loài

Giáo án Sinh bài 28: Loài

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần:

- Nêu giải thích được khái niệm loài sinh học.

- Nêu và giải thích được các cơ chế cách li sau hợp tử.

- Giải thích được vai trò của cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình các loài: chó, mèo.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 28: Loài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:16 TIẾT:31
NS:17/11 ND:3/12
BÀI : 28
žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần:
Nêu giải thích được khái niệm loài sinh học.
Nêu và giải thích được các cơ chế cách li sau hợp tử.
Giải thích được vai trò của cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình các loài: chó, mèo.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy nêu đặc điểm thích nghi. Tại sao các loài nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ.
Giải thích sự hợp lí tương đổi của các đặc điểm thích nghi.
3. Nội dung bài mới:
Đơn vị tổ chức cơ bản của sinh giới là gì? Loài. Vậy loài là gì? Để phân biệt được các loài với nhau người ta đựa vào đặc điểm nào? Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta tiếp tục nguyên cứu Bài 28 Loài.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Đọc mục I sách giáo khoa. Em hãy nêu khái niệm về loài?
Cho học sinh quan sát hình ảnh chó mèo. Và cho biết chúng có phải cùng 1 loài không? 
Dựa vào đặc điểm nào để em nhận biết?
Theo Mayơ nhấn mạnh vấn đề gì?
Em hãy lấy ví dụ về loài không phân biệt được bằng khái niệm của May??
Vậy nhược điểm của khái niệm loài theo mayơ là gì?
Phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận (7 phút )
Giáo viên kết luận.
Đáp án phiếu học tập
loài là một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống có khả năng sinh sản và cách li sinh sinh sản với các nhóm quần thể khác.
Không phải là 1 loài
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Nhấn mạnh tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất.
Các loài sinh sản vô tính, tự phối , tự phối hoặc đơn tính sinh.
Chỉ áp dụng được cho các loài sinh sản hữu tính mà không áp dụng được cho các loài sinh sản vô tính
Học sinh thảo luận nhóm
Đại diện nhóm 1 trình bày
Các nhóm khác bổ sung
Học sinh lắng nghe theo dõi 
I. KHÁI NIỆM VỀ LOÀI SINH HỌC.
Khái niệm: loài là một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống có khả năng sinh sản và cách li sinh sinh sản với các nhóm quần thể khác.
Ưu điểm: là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt được 2 quần thể nào đó đã được tiến hóa thành 2 loài khác nhau hay vẫn thuộc cùng 1 loài.
Nhược điểm: chỉ áp dụng được cho các loài sinh sản hữu tính mà không áp dụng được cho các loài sinh sản vô tính. Ngoài ra quan niệm về loài như vậy không giúp các nhà khoa học xác định được các hóa thạch khác nhau có cùng 1 loài hay không.
II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI.
1.Cách li trước hợp tử.
Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử. Đây thực chất là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Thuộc loài này có:
Cách li nơi ở ( sinh cảnh): Mặc dù sống trong cùng 1 khu vực địa lí như những cá thể của các loài có họ hàng gần giũ và sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
Cách li tập tính: Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau.
Cách li thời gian (mùa vụ): Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.
2.Cách li sau hợp tử.
Những trở ngại sau giao phối có thể ngăn cản khả năng sinh sản của con lai kiến cho các con lai không có khả năng sinh sản hoặc giảm khả năng sinh sản.
Phiếu học tập.
Mức độ cách li
Các kiểu 
Đặc điểm
Ví dụ
Cách li trước hợp tử.
Cách li nơi ở
Cách li tập tính 
Cách li thời gian
Cách li cơ học
Giao tử bị chết
Cách li sau hợp tử.
Hợp tử bị chết
Con lai giảm khả năng sống 
Con lai sống được như không có khả năng sinh sản
Đáp án phiếu học tập
Mức độ cách li
Các kiểu 
Đặc điểm
Ví dụ
Cách li trước hợp tử.
Cách li nơi ở
Sống cùng khu vực địa lí , sinh cảnh khác nhau nên không giao phối.
Một số loài cá sống quen sông trong bùn, hạn chế giao phối với loài khác.
Cách li tập tính 
Mỗi loài có tập tính giao phối riêng nên không giao phối với nhau. 
Ví dụ : em có biết.
Cách li thời gian
Thời gian sinh sản vào mùa khác nhau nên không có điều kiện giao phối với nhau 
Mao lương
Cách li cơ học
Cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.
VD: SGK
Giao tử bị chết
Tinh trùng không có khả năng sống trong âm đạo của con khác loài
Tinh trùng ngỗng không sống được trong âm đạo vịt
Cách li sau hợp tử.
Hợp tử bị chết
Tạo được hợp tử như hợp tử biej chết
Lai cừu với dê
Con lai giảm khả năng sống 
Con lai chết ngay sau khi lọt lòng hoặc chết trước tuổi trưởng thành.
Con lai sống được như không có khả năng sinh sản
Con lai khác loài quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại do không tương hợp hai bộ NST của bố mẹ
Lai lừa và ngựa
4. Củng cố: 
Khi nào thì người ta kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó là thuộc hai loài khác nhau?
Hai cá thể đó sống chung cùng 1 sinh cảnh.
Hai cá thể đó có cùng đặc điểm hình thái giống nhau.
Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hóa giống nhau
Hai cá thể đó không giao phối với nhau.
Đáp Aùn : D.
5. Dặn dò:
Về nhà học bài làm bài tập 1,2,3,4 SGK trang 125. Đọc trước bài 29 Quá trình hình thành Loài.
Trả lời câu hỏi : Tại sao trên các đảo đại dương còn tồn tại các loài đặc hữu?
Thí nghiệm của Dodd nói về vấn đề gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 28.doc