Giáo án Sinh bài 2: Phiên mã và dịch mã

Giáo án Sinh bài 2: Phiên mã và dịch mã

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần :

- Trình bày được cơ chế phiên mã ( tổng hợp mARN trên khuôn ADN).

- Mô tả được quá trình tổng hợp prôtêin.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 2.1 hình 2.2 sách giáo khoa.

- Mô hình cơ chế tổng hợp prôtêin( cơ chế dịch mã)

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 21678Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 2: Phiên mã và dịch mã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:1 TIẾT: 2
NS: ND:
	BÀI : 2
	žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần :
Trình bày được cơ chế phiên mã ( tổng hợp mARN trên khuôn ADN).
Mô tả được quá trình tổng hợp prôtêin.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 2.1 hình 2.2 sách giáo khoa.
Mô hình cơ chế tổng hợp prôtêin( cơ chế dịch mã)
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Gen là gì? Cho ví dụ. Mã di truyền có đặc điểm gì?
Em hãy trình bày quá trình nhân đôi ADN và giải thích vì sao một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn?
3. Nội dung bài mới:
mARN được tạo ra từ đâu? Có mấy loại ARN ? các aa được tạo ra từ quá trình nào cơ chế tổng hợp như thế nào? Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu :
Bài 2 phiên mã và dịch mã.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy đọc mục I sách giáo khoa và cho biết.
Hãy nêu khái niệm về phiên mã và cho biết Quá trình này xãy ra ở đâu trong tế bào? Sản phẩm tạo ra?
GV: yêu cầu học sinh đọïc mục 1. và xem hình 2.1 và hình 2.2 thảo luận nhóm ( 3 phút)
 Phát phiếu học tập số 1
Chú ý nghe học sinh trình bày lớp bổ sung.
à giáo viên hoàn thiện kiến thức
Thảo luận nhóm ( 3 phút)
Phát phiếu học tập số 2.
Chú ý nghe học sinh trình bày lớp bổ sung.
à giáo viên hoàn thiện kiến thức
Nếu ta có trình tự nuclêôtic trên mạch ADN :
3’-TAX TAG XXG XGA TTT-5’
Vậy trình tự nuclêôtit trên mạch mARN?
Vậy từ mARN làm sao để tổng hợp được chuổi polipeptit? Để giải quyết vấn đề đó ta nghiên cứu phần II dịch mã.
Thế nào là dịch mã?
Quá trình dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin được chia làm 2 giai đoạn. 
Em hãy cho biết 2 giai đoạn đó?
Trong dịch mã có những thành phần nào được tham gia?
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục II sgk và xem mô hình cơ chế tổng hợp prôtêin( cơ chế dịch mã)
Em hãy tóm tắc và diễn biến quá trình dịch mã?
à giáo viên hoàn thiện kiến thức.
Các bộ ba trên mARN gọi là các côđon
Bộ ba trên mARN vận chuyển gọi là các anticôđon
Liên kết giữa các aa được gọi là liên kết peptit được hình thành do ez xúc tác
Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều từ 3’->5’ theo từng nấc mổi nấc ứng với 1 côđon 
Các côđon kết thúc: UAG, UGA, UAA.
Trên mỗi phân tử mARN thường có một số rib thường hoạt động gọi là poliribôxôm. Như vậy mỗi phân tử mARN đựơc tổng hợp đựơc từ 1 đến nhiều chuổi polipeptit cùng loại rồi tự huỷ.
Rib có tuổi thọ lâu hơn và có thể tổng hợp được tất cả các phân tử prôtêin.
Từ vấn đề trên ta suy luận đựơc điều gì?
Giả sử ta có đoạn mARN:
AUG UAX XXG XGA UUU
Em hãy tìm các bộ ba đối mã trên tARN?
 Ta có đoạn ADN như sau:
TAX GTA XGG AAT AAG
à các côđon trên mARN? à các bộ ba đối mã (anticođon) trên tARN à các axitamin? 
à Mối liên hệ giữa ADN- mARN-tính trạng.
Là quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN.
Xãy ra trong nhân tế bào. Ơû kì trung gian giữa hai lần phân bào. Lúc nst đang giãn xoắn. Kết quả tạo ra ARN.
Học sinh thực hiện.
Học sinh thảo luận nhóm
Đại điện nhóm1 trả lời 
Các nhóm còn lại nhận xét 
Học sinh thảo luận nhóm
Đại điện nhóm 2 trả lời
Các nhóm còn lại nhận xét.
mARN:
5’-AUG AUX GGX GXU AAA-3’
Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuổi polipeptit của prôtêin.
Hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuổi polipeptit.
mARN trưởng thành, tARN, một số enzim, ATP,trình tự các aa trong chuổi polipeptit của prôtêin.
Học sinh nghiên cứu và lên bảng minh hoạ.
1. Hoạt hoá axit amin.
Nhờ enzim đặc hiệu và năng lượng ATPà các aa được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng à phức hợp aa-tARN.
2. Tổng hợp chuổi polipeptit
Mở đầu: 
Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu ( mở đầu) sau đó tARN mang aa mở đầu( Met) tiến vào vị trí cođon mở đầu bộ ba đối mã trên tARN(UAX) bổ sung chính xác với cođon mở đầu (AUG) trên mARN. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh sẳn sàng tổng hợp chuổi polipeptit.
Kéo dài chuổi polipeptit:
Tiếp theo tARN mang aa thứ nhất đến vị trí bên cạnh anticôđon của nó khớp với bổ sung của aa thứ nhất ngay sao côđon mở đầu trên mARN enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa hai aa vừa mới được tổng hợp.
Ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba đồng thời tARN đầu tiên rời khỏi ribôxôm tiếp theo phức hợp aa-tARN tiến vào ribôxôm quá trình cứ tiếp diễn như vậy đến cuối mARN .
Kết thúc:
Ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
Sự hoạt động nhanh hiệu quả tiết kiệm quá trình sinh học.
Bộ ba đối mã trên tARN
UAX AUG GGX GXU AAA
các côđon trên mARN?
AUG XAU GXX UUA UUX
Các bộ ba đối mã (anticođon) trên tARN.
UAX GUA XGG AAU AAG
Các axitamin.
Met His Ala Leu Phe.
I. PHIÊN MÃ.
1.Khái niệm: 
Là quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN.
Xãy ra trong nhân tế bào. Ơû kì trung gian giữa hai lần phân bào. Lúc nst đang giãn xoắn. Kết quả tạo ra ARN.
2.Cơ chế phiên mã:
a.Cấu trúc và chức năng của ARN.
Thông tin sách giáo khoa
b.Cơ chế phiên mã.:
* Mở Đầu:
 Enzim ARN-Pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3’-> 5’ 
* Kéo Dài:
ARN-Pôlimeraza trược dọc theo gen tổng hợp mạch ARN bổ sung với mạch khuôn ( A-U;G-X) theo chiều 5’->3’ 
* Kết thúc:
Enzim di chuyển đến gặp mã kết thúc thì dừng phiên mã, phân tử ARN được giải phóng.
II. DỊCH MÃ.
1. Khái niệm:
Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuổi polipeptit của prôtêin
2. Diễn biến.
a. Hoạt hoá axit amin:
Nhờ enzim đặc hiệu và năng lượng ATPà các aa được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng à phức hợp aa-tARN.
b. Tổng hợp chuổi polipeptit:
* Mở đầu:Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu ( mở đầu) sau đó tARN mang aa mở đầu( Met) tiến vào vị trí cođon mở đầu bộ ba đối mã trên tARN(UAX) bổ sung chính xác với cođon mở đầu (AUG) trên mARN. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh sẳn sàng tổng hợp chuổi polipeptit.
* Kéo dài chuổi polipeptit:
Tiếp theo tARN mang aa thứ nhất đến vị trí bên cạnh anticôđon của nó khớp với bổ sung của aa thứ nhất ngay sao côđon mở đầu trên mARN enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa hai aa vừa mới được tổng hợp.
Ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba đồng thời tARN đầu tiên rời khỏi ribôxôm tiếp theo phức hợp aa-tARN tiến vào ribôxôm quá trình cứ tiếp diễn như vậy đến cuối mARN .
* Kết thúc:
Ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
Nhờ ez đặc hiệu, aa mở đầu được cắt khỏi chuổi pôlipeptit vừa được tổng hợp.
3.Poliribôxôm.
Trên mỗi phân tử mARN thường có một số rib thường hoạt động gọi là poliribôxôm. Như vậy mỗi phân tử mARN đựơc tổng hợp đựơc từ 1 đến nhiều chuổi polipeptit cùng loại rồi tự huỷ.
Rib có tuổi thọ lâu hơn và đa năng hơn.
4. Mối liên hệ ADN –mARN - Tính trạng.
Cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
AND -> mARN-> prôtêin-> tính trạng.
PHIẾU HỌC TẬP: 1
cấu trúc 
Chức năng
ARN Thông tin
ARN vận chuyển
ARN ribôxôm
PHIẾU HỌC TẬP: 2
1. Enzim nào tham gia vào quá trình phiên mã? Điểm khởi đầu ở vị trí nào trên đoạn ADN mà enzim hoạt động?
2. Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN. Chiều tổng hợp và nguyên tắc bổ sung khi tổng hợp mARN?
3. Hiện tượng xãy ra khi phiên mã kết thúc? Giữa mARN sơ khai và mARN nhân thực có điểm gì khác nhau?
Đáp án 1:
Cấu trúc 
Chức năng
ARN Thông tin
Là 1 mạch thẳng, làm khuôn mẩu dịch mã ở ribôxôm. Đầu 5’ có vị trí đặc hiệu gần mã mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.
Truyền thông tin di truyền từ ADN tới prôtêin. Dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin tại ribôxôm
ARN vận chuyển
Một mạch có đầu cuộn tròn. Có liên kết bổ sung mỗi loại có một bộ ba đối mã đặc hiệu nhận ra và bổ sung với bộ ba tương ứng trên mARN. Có một đầu gắn với aa
Vận chuyển aa tới ribôxôm do biết “ nuclêôtic và aa” dịch thông tin dưới dạng trình tự nuclêôtic thành trình tự aa trong phân tử prôtêin.
ARN ribôxôm
Gồm hai tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ. Khi liên kết nhau để tổng hợp prôtêin.
Tổ hợp với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, bộ máy tổng hợp prôtêin.
Đáp án 2:
1..Enzim ARN pôlimeraza. Tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu có bộ ba mở đầu( TAX 3’à 5’ mạch khuôn của ADN ).
2..Chiều mạch khuôn tổng hợp 3’à 5’ chiều tổng hợp mARN từ 5’à 3’ theo nguyên tắc bổ sung ( A-U:G-X) 
3..Khi ez di chuyển tới cuối gen gặp tính hiệu kết thúc thì dừng phiên mã và phân tử mARN được giải phóng. Vùng nào trên gen phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại. Tế bào nhân sơ thì tạo được mARN trưởng thành. Tế bào nhân thực phải qua giai đoạn mARN sơ khai và cắt bỏ intron và nối các êxôn lại với nhau mới trở thành mARN trưởng thành, và ngắn hơn mARN sơ khai.
4.Cũng cố:
Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
3’- XGA GAA TTT XGA 5’( mạch gốc) 
5’- GXT XTT AAA GXT 3’ 
Xác định trình tự aa trong chuổi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên.
Một đoạn phân tử có trình tự aa như sau:
- Lơxin – alanin – valin – lizin - Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit trong đoạn gen mang thông tin quy định cấu trúc đoạn prôtêin đó.
Bài giải:
	a. 5’ GXT XTT AAA GXT 3’
	 3’ XGA GAA TTT XGA 5’( mạch mã gốc)
	 5’ GXU XUU AAA GXU 3’ ( m ARN)
	 Ala – Leu – Lys - Ala ( trình tự aa trong prôtêin.)
	b Leu – Ala –Val - Lys ( trình tự axitamin) Vì có nhiều bộ ba mã hóa cùng 1 aa nên có nhiều đáp án, ví dụ:
	UUA GXU GUU AAA ( mARN).
	 3’	AAT XGA XAA TTT 5’ ( ADN).
	 5’TTA GXT GTT AAA 3’ ( ADN).
5.Dặn dò:
Học bài, làm các bài tập 1,2,3,5. SGK 
Xem trước BÀI 3 ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN. Và trả lời các câu hỏi sau:
Opêron là gì ? Trình bày cấu trúc Opêron Lac ở E.coli. Cơ chế điều hòa hoạt động như thế nào?
Duyệt của Ban Giám Hiệu 	Duyệt của tổ trưởng.
Ngày.......tháng......năm 2008 	Ngày.......tháng......năm 2008
P. Hiệu trưởng	Tổ trưởng 
NGUYỄN VĂN PHIÊN	NGUYỄN VĂN MỸ

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 2.doc