Giáo án Sinh 12 tiết 9: Các phương pháp chọn lọc

Giáo án Sinh 12 tiết 9: Các phương pháp chọn lọc

Đ9. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC

I.Mục đích yêu cầu

 Học sinh nắm được hai phương pháp chọn lọc cơ bản là chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể, cách tiến hành , phạm vi ứng dụng và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp đó.

Học sinh thấy rõ chọn giống là một quá trình rất công phu, việc tạo ra biến dị chỉ là khâu khởi đầu. Từ đó học sinh có ý thức quý trọng, bảo tồn và phát huy tác dụng của các giống mới tốt đã được đưa và sản xuất.

II. Đồ dùng dạy học.

Tranh phóng to hình 6 SGV, sơ đồ chọn lọc hàng loạt, chọn lọc cá thể .

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 9: Các phương pháp chọn lọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ9. các phương pháp chọn lọc
I.Mục đích yêu cầu 
 Học sinh nắm được hai phương pháp chọn lọc cơ bản là chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể, cách tiến hành , phạm vi ứng dụng và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp đó. 
Học sinh thấy rõ chọn giống là một quá trình rất công phu, việc tạo ra biến dị chỉ là khâu khởi đầu. Từ đó học sinh có ý thức quý trọng, bảo tồn và phát huy tác dụng của các giống mới tốt đã được đưa và sản xuất. 
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh phóng to hình 6 SGV, sơ đồ chọn lọc hàng loạt, chọn lọc cá thể . 
III.Tiến trình bài giảng 
 1) ổn định và kiểm diện lớp.
 2) Kiểm ttra bài cũ : 
- Phương pháp tạo ưu thế lai? vì sao hiện tượng ưu thể lai giảm dần qua các thế hệ.
- Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ ? Cách khắc phục ? 
 - Phương pháp lai TB sinh dưỡng? Triển vọng và ứng dụng của phương pháp này
 3) Nội dung bài mới :
 Chọn lọc là bước tiếp theo lai hoặc tạo ĐB để tạo giống mới. Chọn lọc rất công phu. Có hai phương pháp:
I. Chọn lọc hàng loạt
 1. Cách tiến hành
- Để chọn lọc hàng loạt, cần tiến hành chọn lọc như thế nào?
-Dựa vào kiểu hình, chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
 + ở TV: hạt của những cây đã chọn được thu hoạch chung, trộn lẫn với nhau để trồng trong vụ sau.
 + ở ĐV: Những cá thể đủ tiêu chuẩn được chọn ra để nhân giống .
- Tuỳ theo vật liệu khởi đầu, yêu cầu và hiệu quả chọn lọc, có thể tiến hành chọn lọc hàng loạt một lần hay phải lặp lại nhiều lần
 Giải thích: 
 Năm I : Chọn cây tốt
 Trộn lẫn 
 hạt cây tốt
 1 2 3
 Năm II : So sánh 
 1: giống khởi đầu
 2: giống chọn lọc
 3: Giống đối chứng
 1 2 3
 ( I ) (II)
 (I) : Sơ đồ PP lai hàng loạt một lần.
 (II) : Sơ đồ PP lai hàng loạt hai lần 
- VD? 
Chọn lúa : khóm tốt , bông tốt, hạt tốt.
Chọn cải củ thời gian sinh trưỏng 40-45 ngày , khối lượng củ trung bình 230g, NS 35-40 tạ/ha. 
ĐV: Chọn NS sữa,thịt,trứng, len cao
- Phạm vi ứng dụng phương pháp này ra sao?
 2. Phạm vi ứng dụng:
- Cây tự thụ phấn: Chọn lọc một lần.
- Cây giao phối: Chọn lọc nhiều lần
- Vật nuôi: Chọn lọc hàng loạt nhiều lần
- Vì sao cây giao phấn cần chọn lọc nhiều lần? (quần thể có kiểu gen không đồng nhất, các thế hệ sau có sự phân tính)
Là phương pháp hữu hiệu để duy trì chất lượng và NS của giống.
3. Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm của chọn lọc hàng loạt ?
a) Ưu điểm:
Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.
- Nhược điểm của chọn lọc hàng loạt là gì?
b) Nhược điểm.
Không kết hợp được chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nên việc củng cố, tích luỹ các biến dị tốt chậm đưa đến kết quả.
Thường chỉ có hiệu quả đối với những tính trạng có HS DT cao
Hệ số DT : 
 Mỗi tính trạng trên cơ thể đều phụ thuộc hai yếu tố: gen và MT. Tuy nhiên tỷ trọng của mỗi yếu tố này là khác nhau, tuỳ từng tính trạng, biểu thị ở hệ số DT. Hệ số DT là tỷ số giữa BD kiểu gen và BD kiểu hình, được tính bằng%(0-100%) hoặc bằng số thập phân (0-1).
VD : Hệ số DT của số lượng trứng trung bình của một gà Lơgo là 9-22%, có nghĩa là tính trạng này chịu ảnh hưỏng của điều kiện nuôi dưõng tớí 80-90%, hệ số DT khối klượng trung bình một quả trứng của gà Lơgo là 36-93%, có nghĩa là ảnh hưởng của Đ/K nuôi dưõng chỉ từ 10-40%
 Chọn lọc hàng loạt thực chất là chọn lọc các cá thể dưạ trên kiểu hình mà không kiểm tra kiểu gen, thừơng chỉ dễ có hiệu quả đối với những tính trạng có hệ số DT khá cao.
Chẳng hạn chọn lọc hàng loạt đối với số lượng quả trứng gà thì không đem lại hiệu quả rõ như đối với khối lượng quả trứng. Chọn lọc cá thể thực chất là chọn lọc theo kiểu gen của từng cá thể. Khi mục tiêu chọn lọc là loại tính trạng có hệ số DT thấp thì phải áp dụng chọn lọc cá thể .
II.Chọn lọc cá thể
- Để chọn lọc hàng loạt, cần tiến hành chọn lọc như thế nào?
 1. Cách tiến hành
 - Chọn lọc những cá thể tốt nhất 
 - Con cháu của mỗi cá thể đó được nhân thành từng dòng
 - So sánh các dòng và chọn ra dòng tốt nhất.
 Có thể tiến hành chọn lọc một lần hoặc nhiều lần
(CL lần1)
đối chứng 
 Khởi đầu đối chứng
( CL lần 2)
Chọn lọc cá thể hai lần
VD: SGK
- Phạm vi ứng dụng phương pháp này ra sao?
2. Phạm vi ứng dụng
Cây tự thụ phấn : Kiểu gen khá đồng nhất và ổn định.
- Cây tự thụ phấn chặt chẽ hoặc cây nhân giống vô tính: chọn lọc cá thể 1lần
Cây giao phấn: P và cọn cháu thưòng không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình đ chọn lọc cá thể một lần không đủ để đánh giá.
- Cây giao phấn : chọn lọc cá thể nhiều lần.
Con đực không cho trứng, sữa nhưng ảnh hưởng lớn đến một số lượng lớn con cháu.
- Vật nuôi: kiểm tra đực giống qua đời con hoặc kiểm tra kiểu gen của 1 cá thể qua chị em ruột của nó hoặc trực tiếp kiểm tra kiểu gen cá thể bằng các chỉ tiêu DT TB, DT hoá sinh, DT miễn dịch
3. Ưu, nhựơc điểm.
- Ưu điểm của chọn lọc hàng loạt ?
a) Ưu điểm:
Kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen --> nhanh chóng đạt hiệu quả.
- Nhược điểm của chọn lọc hàng loạt là gì?
b) Nhược điểm:
- Đòi hỏi công phu theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi.
 - Đối với tính trạng có HS DT thấp phải dùng chọn lọc cá thể.
4. Củng cố kiến thức:
- Phân biệt thực chất chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể.
5. Hướng dẫn học tập
Đọc bài: "Một số thành tựu chọn giống ở VN''
Thu tài liệu sưu tầm đựợc về chọn giống.
Trả lời câu hỏi trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doc9 Cac phuong phap chon loc.doc