Giáo án Sinh 12 tiết 40: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

Giáo án Sinh 12 tiết 40: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

Tiết 40: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ SINH VẬT

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể

 - Nêu được các mối quan hệ: hỗ trợ,cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân và ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó.

2. Kĩ năng : Rèn luyện được kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường

3. Thái độ : Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Thiết bị dạy học

 - Hình 35.1-3, bảng 36 SGK, bảng 36 SGV và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.

 - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 40: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2010
Ngày giảng: 27/02/2010
Tiết 40: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa về quần thể
 - Nêu được các mối quan hệ: hỗ trợ,cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân và ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó.
2. Kĩ năng : Rèn luyện được kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường
3. Thái độ : Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học
 - Hình 35.1-3, bảng 36 SGK, bảng 36 SGV và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
 - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
III. Phương pháp
 - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh
- Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái? VD minh họa? Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái?
- Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HS: Mục I, hình 36.1 SGK
® Thảo luận.
- Quần thể là gì? Cách nhận biết quần thể.
- Quần thể được hình thành như thế nào?
- GV bổ sung: Thực vật không có khả năng di chuyển vậy thực vật hình thành quần thể bằng cách: Thực vật có các kiểu phát tán quả và hạt nhờ gió, sâu bọ, nước, động vật lớn. Khi phát tán tới nơi ở mới thì quá trình hình thành quần thể diễn ra như đối với các loài động vật.
- Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?
HS: Mục II.1-2, hình 36.2-4 SGK
® Thảo luận
- Hoàn thành phiếu học tập (bảng 36 SGK)
- GV nêu câu hỏi:
+ Quan hệ hỗ trợ là gì?
+ Quan hệ hỗ trợ trong quần thể có giá trị như thế nào?
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Có những hình thức cạnh tranh phổ biến nào? 
+ Nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó? (Kết quả dẫn tới những cá thể mạnh khỏe có sức sống cao hơn sẽ tồn tại, những cá thể yếu hơn sẽ bị đào thải – bị chết, bị ăn thịt hoặc phát tán đi nơi khác, mật độ cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp.)
+ Nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật?
+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? VD minh họa? (Do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành nhau con cái hoặc do tập tính của từng loài chỉ tồn tại với 1 số lượng cá thể vừa phải trong đàn. Hiệu quả của việc phát tán cá thể làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn, giảm mật độ cá thể và hạn chế ô nhiễm).
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
1. Quần thể sinh vật: Là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
VD: Quần thể cây tre, quần thể sim trên đồi, quần thể cừu,...
2. Quá trình hình thành quần thể: 
- Đầu tiên một số cá thể cùng loài phát tán đến nơi ở mới. 
- CLTN chọn lọc cá thể thích nghi với điều kiện mới của môi trường.
- Các cá thể còn lại gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1. Quan hệ hỗ trợ: 
- Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống lấy thức ăn, chống lại kẻ thù...đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
- Ý nghĩa:
 + Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định
 + Khai thác tối ưu nguồn sống
 + Tăng khả năng sống sót và sinh sản
2. Quan hệ cạnh tranh: 
* Các hình thức cạnh tranh:
- Cạnh tranh về nguồn sống: thức ăn, nơi ở, ánh sáng.
- Cạnh tranh sinh sản: Tranh giành con đực hoặc con cái trong mùa sinh sản.
* Nguyên nhân cạnh tranh:
- Mật độ cá thể trong quần thể quá cao.
- Nguồn sống trở nên thiếu, không cung cấp đủ cho các cá thể trong quần thể.
- Cạnh tranh con đực và con cái.
* Hậu quả:
- Trong quần thể số lượng cá thể và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp.
- Đảm bảo và phát triển của quần thể.
® Do các cây mọc gần nhau nên thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng,...khi đó cạnh tranh giữa các cá thể xảy ra gay gắt tranh giành nhau ánh sáng, nước và muối khoáng
+ Tự tỉa loại bỏ bớt các cây yếu hơn: Những cây có khả năng vươn lên cao và hệ rễ phát triển mạnh, lấy được nhiều ánh sáng, nước, muối khoáng,...sẽ tồn tại và chiếm cứ phần trên cao của tán rừng. Ngược lại hàng loạt cây sống dưới tán cây khác do thiếu ánh sáng và chất dinh dưỡng sẽ sớm bị chết. Mật độ cây còn lại được điều chỉnh ở mức độ phù hợp
+ Hiện tượng tỉa cành tự nhiên: Các cành phía dưới của những cây sống sót tiếp nhận ánh sáng ít nên quang hợp kém, tổng hợp được ít chất hữu cơ. Lượng chất hữu cơ mà cành cây tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp, cành cây thiếu nước nên khô héo dần và sớm rụng).
4. Củng cố
- Nêu các VD về quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể? Tại sao sự cạnh tranh và hỗ trợ trong quần thể là đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định?
5. Dặn dò
- Đọc phần in nghiêng cuối bài, đọc phần "Em có biết". Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài 37 “ Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - 1”. 
Ý kiến của tổ trưởng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt40.12.doc