Giáo án Sinh 12 tiết 40 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Giáo án Sinh 12 tiết 40 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Tiết 40: Bài 37: các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy được các ví dụ minh hoạ cho mỗi đặc trưng.

- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích tranh vẽ, sơ đồ, phim ảnh rút ra kiến thức

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2851Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 40 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40: Bài 37: các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 
I. mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy được các ví dụ minh hoạ cho mỗi đặc trưng.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích tranh vẽ, sơ đồ, phim ảnh rút ra kiến thức
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có niềm tin vào khoa học, vận dụng kiến thức về tỉ lệ giới tính, mật độ vào thực tế sản xuất của gia đình, trong bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
II. Chuẩn bị.
Hình 37.1, 33.2, 37.3 bảng 37.1, 37.2 SGK 
Máy chiếu, máy tính. . .
Phiếu học tập, bút dạ. . .
Phiếu học tập số 1:
Tỉ lệ giới tính
Các nhân tố ảnh hưởng
- Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60
- Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau
- Với loài kiến nâu( Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì nở ra toàn cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì nở ra hầu hết cá thể đực.
- Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi là 10 lần.
- Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái.
- ở cây thiên nam tinh ( Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn hơn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực.
Phiếu học tập số 2: 
Kiểu phân bố
Đặc điểm
ý nghĩa sinh thái
Ví dụ
Phân bố theo nhóm
Phân bố đồng đều
Phân bố ngẫu 
nhiên
III. Trọng tâm bài dạy
	- Khái niệm về 4 đặc trưng cơ bản: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể của quần thể. 
	- Phân tích được các nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng tới các đăc trưng đó.
IV. Tiến trình thực hiện
1. ổn định lớp và kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
 Quần thể sinh vật là gì ? Nêu các ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể và nêu ý nghĩa của các mối quan hệ đó ?
3. Giảng bài mới
- Giáo viên cho học sinh xem một số đoạn phim về các quần thể sinh vật yêu cầu học sinh chỉ ra các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. 
- GV: Như chúng ta vừa xem quần thể sinh vật gồm có rất nhiều đặc trưng. Hôm nay chúng ta sẽ xét 4 đặc trưng cơ bản của quần thể là: Tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể của quần thể sinh vật.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Tỉ lệ giới tính
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
GV: chiếu một số hình ảnh về một số quần thể sinh vật 
GV: hãy quan sát các quần thể sinh vật cho biết tỉ lệ giới tính là gì ?
GV: Xét về phương diện lí thuyết tỉ lệ giới tính của mỗi loài là bao nhiêu ? em có thể giải thích cơ chế ?
GV: Để nghiên cứu xem tỉ lệ giới tính bị biến đổi bởi những yếu tố nào các em hoàn thành phiếu học tập số 1: ( GV: chiếu phiếu học tập số 1 ) 
GV: cho học sinh xem một số hình ảnh về các quần thể sinh vật trong phiếu học tập. 
GV: chiếu phiếu nguồn và củng cố 
GV: Như vậy tỉ lệ giới tính chịu sự chi phối của những nhân tố nào ?
GV: Em hãy cho biết những ứng dụng thực tế về hiểu biết về tỉ lệ giới tính ?
HS: quan sát tranh, phân tích tranh và nêu khái niệm 
HS: nêu được cơ chế xác định giới tính của sinh vật tạo nên tỉ lệ giới tính là 1:1
HS: - xem các hình ảnh cũng như những đoạn phim ngắn về các sinh vật
- hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện của nhóm 1 trình bày
- Nhóm 4 nhận xét bổ sung
HS: nêu được các nhân tố:
- Tỉ lệ tử vong không đều của con đực và con cái 
- Do điều kiện môi trường sống
- Do đặc điểm sinh sản của loài
- Do đặc điểm sinh lí và tập tính của loài
- Do điều kiện dinh dưỡng của cá thể .
HS: nêu được ứng dụng
- Khái niệm: Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Thường là 1:1.
(Tờ nguồn cuối giáo án)
- Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
- Hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, báo vệ môi trường. Có thể tính toán tỉ lệ các con đực và con cái phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế.
Tờ nguồn phiếu học tập số 1: 
Tỉ lệ giới tính
Các nhân tố ảnh hưởng
- Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60
- Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau
 - Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.
- Với loài kiến nâu( Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì nở ra toàn cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì nở ra hầu hết cá thể đực.
 - Tỉ lệ giới tính thay đổi theo điều kiện môi trường sống ( cụ thể ở đây là nhiệt độ môi trường sống)
- Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi là 10 lần.
 - Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật.
- Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái.
- Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và con cái – muỗi đực không hút máu mà tập trung sống ở một chỗ, muỗi cái bay khắp nơi hút máu động vật.
- ở cây thiên nam tinh ( Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn hơn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực.
 - Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng tích luỹ trong cơ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Nhóm tuổi
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
GV: Chiếu một đoạn phim ngắn về một quần thể sinh vật có các cấu trúc tuổi khác nhau
GV: đưa ra các dạng tháp tuổi yêu cầu học sinh hoàn thành lệnh trong SGK ( Quan sát hình 37.1 kết hợp với các kiến thức đã học trong sinh học 9 hãy điền tên cho các dạng tháp tuổi: A,B,C và các nhóm tuổi trong mỗi hình tháp tuổi. Nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó)
GV: Cấu trúc tuổi của quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào ? cho ví dụ ?
GV: chiếu hình ảnh về mức độ đánh bắt và trả lời lệnh SGK ( Quan sát hình vẽ và cho biết mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C )
GV: Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể có ý nghĩa gì trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên ?
HS: xem phim và quan sát các hình vẽ trả lời các lệnh trong SGK 
( đại diện của nhóm 2 trả lời )
- Dạng A: dạng phát triển
- Dạng B: dạng ổn định
- Dạng C: dạng suy giảm
Cấu trúc tuổi:
- Màu xanh dương là tuổi trước sinh sản 
- Màu xanh lá mạ là tuổi sinh sản
- Màu vàng là tuổi sau sinh sản 
HS: nêu được sự ảnh hưởng của điều kiện sống đến cấu trúc tuổi
HS: trả lời được:
- Quần thể A: bị đánh bắt ít
- Quần thể B: bị đánh bắt vừa phải
- Quần thể C: bị đánh bắt quá mức
HS: nêu ý nghĩa trong bảo vệ khai thác tài nguyên thiên nhiên
- có 3 dạng tháp tuổi là: Dạng phát triển, dạng ổn định, dạng suy giảm
- Mỗi quần thể có một cấu trúc tuổi đặc trưng, cấu trúc tuổi luôn thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài và điều kiện sống. VD .
- Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. VD .
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Sự phân bố cá thể của quần thể
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
GV: Chiếu 1 số hình ảnh về sự phân bố cá thể trong quần thể yêu cầu học sinh quan sát và cho biết có những kiểu phân bố nào ?
GV: Để tìm hiểu về các kiểu phân bố chúng ta tìm hiểu phiếu học tập số 2 ( Chiếu phiếu học tập số 2 lên màn hình )
GV: Chiếu tờ nguồn của phiếu học tập số 2 lên 
GV: Củng cố 
HS: nêu được có 3 kiểu phân bố phổ biến là phân bố theo nhóm, phân bố ngẫu nhiên và phân bố đồng đều.
HS: nghiên cứu các tranh vẽ và hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện của nhóm 3 trình bày phiếu học tập của nhóm mình
- Nhóm 2 bổ sung
- Phân bố theo nhóm - hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả nhóm
- Phân bố đồng đều - giảm mức cạnh tranh gay gắt
- Phân bố ngẫu nhiên - tận dụng nguồn sống tiềm tàng
Tờ nguồn phiếu học tập số 2: 
Kiểu phân bố
Đặc điểm
ý nghĩa sinh thái
Ví dụ
Phân bố theo nhóm
- Là kiểu phân bố phổ biến nhất. Các cá thể của quần thể tập trung thành từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.
- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều
Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường ( cạnh tranh yếu)
Cây bụi trong rừng, đàn trâu rừng, khóm chuối rừng
Phân bố đồng đều
Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Cây thông trong rừng, chim hải âu làm tổ, 
Phân bố ngẫu
nhiên
Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
Sâu sống trên cây, cây gỗ trong rừng
Hoạt động 4: Tìm hiểu về Mật độ cá thể
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
GV: Chiếu một số hình ảnh và ví dụ về mật độ của một số quần thể
- Mật độ là gì ?
GV: Tại sao mật độ được coi là đặc trưng cơ bản của quần thể ?
GV: Mật độ cá thể của quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào? cho ví dụ ?
GV: Nghiên cứu về mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất và chăn nuôi ?
GV: Điều gì xảy ra với quần thể cá quả nuôi trong ao khi mật độ tăng quá cao ?
HS: Nghiên cứu các hình ảnh nêu khái niệm 
( Đại diện của nhóm 4 trả lời các câu hỏi )
HS: chỉ ra được mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm khác của quần thể như:
+ mức độ sử dụng nguồn sống
+ khả năng sinh sản và tử vong
HS: Nghiên cứu mật độ cá thể có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất điều khiển mật độ trong trăn nuôi trồng trọt.
HS: chỉ ra được 
- Các cá thể cạnh tranh với nhau về thức ăn, cá thể bé và yếu thiếu thức ăn chậm lớn và có thể bị chết
- Các cá thể con mới nở rất dễ bị cá lớn ăn thịt, nhiều khi cá bố mẹ ăn chính con của mình.
- Quần thể điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
- Khái niệm: Là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
- Mật độ cá thể được coi là một đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể có thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
- Nghiên cứu về mật độ giúp chăn nuôi điều chỉnh mật độ sao cho phù hợp để tận dụng nguồn thức ăn và đạt được hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi.
V. Tổng kết
- Kết luận SGK in nghiêng
- Củng cố 
1. GV: chiếu một số hình ảnh về cây dưa chuột và yêu cầu học sinh nêu những ứng dụng của bà con nông dân, để tăng tỉ lệ hoa cái trên cây.
2. GV: giới thiệu về Crepidula sống định cư ( thuộc lớp chân bụng), chúng có thói quen bám thành từng đám. Con non bao giờ cũng là con đực, lớn lên chuyển hoá thành con đực hay cái là do thành phần đực cái của các cá thể khác trong quần thể.
3. GV: chiếu một số quần thể yêu cầu nêu đặc điểm phân bố của mỗi quần thể.
VI: Bài tập về nhà
Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK
Chuẩn bị bài 38

Tài liệu đính kèm:

  • docGA sinh bai 37 cb.doc