Giáo án Sinh 12 tiết 32: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Giáo án Sinh 12 tiết 32: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Tiết 32: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (Tiếp theo)

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

 - Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào?

 - Biết được tại sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.

 2. Kĩ năng

 - Phân tích kênh kình, kĩ năng so sánh, khái quát tổng hợp.

 - Kĩ năng làm việc độc lập SGK.

 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 32: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 32: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
 - Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào?
 - Biết được tại sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.
 2. Kĩ năng
 - Phân tích kênh kình, kĩ năng so sánh, khái quát tổng hợp.
 - Kĩ năng làm việc độc lập SGK.
 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.
II. Phương tiện dạy học
 - Hình 30.1 SGK phóng to.
III. Phương pháp
 - Vấn đáp gợi mở.
 - SGK tìm tòi
IV- Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 1 học sinh
 - Giải thích vì sao cách li địa lí là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- GV yêu cầu HS:
+ Nghiên cứu SGK mục 1(a) trang 129.
+ Phân tích ví dụ và rút ra nhận xét.
- GV hỏi: Tại sao các cá thể của cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối?
- GV nêu yêu cầu:
+ Nghiên cứu SGK - Tr130 mục b.
+ Phân tích ví dụ về sự thay đổi điều kiện sinh thái ở khu vực khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
+ Cơ chế hình thành loài bằng cách li sinh thái.
- GV bổ sung: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển.
- GV nêu yêu cầu:
+ HS quan sát tranh hình 30 SGK trang 131.
+ Trình bầy về quá trình lai xa và đa bội hóa dẫn đến hình thành loài.
- Thế nào là lai xa?
- Lai xa gặp những trở ngại gì?
- Vì sao cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản?
- Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ và không thể tạo thành loài mới không?
- Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì?
- Tại sao sự đa bội hóa khắc phục được trở ngại đó? Người ta tiến hành như thế nào?
- Có mấy dạng đa bội hóa?
- GV nêu câu hỏi: Từ quần thể 2n chúng ta dung chất Cônsixin tạo quần thể cây tứ bội 4n. Quần thể cây tứ bội 4n này có phải là loài mới không? Làm thế nào để khẳng định là loài mới?
- Tại sao lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật, nhưng ít xảy ra ở các loài động vật?
- Liên hệ thực tế về ý nghĩa lai xa kèm đa bội hóa?
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính.
* Ví dụ: SGK
* Giải thích và kết luận:
- Các cá thể của một quần thể do đột biến có kiểu gen nhất định.
- Kiểu gen mới làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối, dẫn đến các cá thể không giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc.
- Giao phối không ngẫu nhiên và các NTTH tạo sự khác biệt về vốn gen dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái.
- VD1: Cỏ băng, cỏ sâu róm trên bãi bồi sông Vônga.
- VD2: SGK.
* Nhận xét, kết luận:
- Các cá thể sống trong cùng sinh cảnh thường giao phối với nhau, ít giao phối với các cá thể thuộc sinh cảnh khác trong cùng khu vực địa lí.
- Dần dần dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa.
- Lai xa
* Loài A x Loài B
Hệ gen AA Hệ gen BB ® Con lai; hệ gen AB (bất thụ) ® đa bội: hệ gen AABB (hữu thụ).
* Con lai x Loài A
Hệ gen AABB Hệ gen AA ® Con lai bất thụ.
- Lai xa kèm đa bội hóa đã hình thành nên loài mới trong cùng khu vực địa lí, vì sự sai khác về NST dẫn đến cách li sinh sản. 
® Quần thể cây tứ bội 4n là loài mới.
+ Cây tứ bội 4n x cây lưỡng bội 2n ® Con lai tam bội 3n bất thụ.
+ Quần thể cây tứ bội cách li sinh sản với quần thể gốc (lưỡng bội).
® Ở thực vật lai xa và đa bội hóa ít ảnh hưởng hoặc còn làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Ở động vật: Đột biến đa bội làm mất cân bằng gen, làm rối loạn cơ chế xác định giới tính dẫn đến gây chết.
4. Củng cố: GV củng cố lại kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
5. Dặn dò : Trả lời các câu hỏi SGK và đọc trước bài 31.
Ý kiến của tổ trưởng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt32.12.doc