Giáo án Sinh 12 tiết 19: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Giáo án Sinh 12 tiết 19: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Tiết 19: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần

 - Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai

 - Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau

 2. Kỹ năng

 - Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát tổng hợp

 - Kỹ năng làm việc độc lập với SGK

 3. Thái dộ

 - Hình thành niềm tin vào khoa học, vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai

II. Thiết bị dạy học

 - Hình 18.1, 18.2, 18.3, tranh ảnh minh hoạ giống vật nuôi cây trồng năng suất cao ở việt nam

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 19: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2009
Ngày giảng: 04/11/2009
Tiết 19: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. Mục tiêu	
 1. Kiến thức
 - Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần
 - Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai
 - Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau
 2. Kỹ năng
 - Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát tổng hợp
 - Kỹ năng làm việc độc lập với SGK
 3. Thái dộ
 - Hình thành niềm tin vào khoa học, vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai
II. Thiết bị dạy học
 - Hình 18.1, 18.2, 18.3, tranh ảnh minh hoạ giống vật nuôi cây trồng năng suất cao ở việt nam
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh
- Khi nào quần thể được cho là đang ở trạng thái cân bằng di truyền? VD minh họa?
- Các gen di truyền liên kết giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng di truyền theo Hardi - Valberg hay không khi tần số alen ở 2 giới khác nhau?
 3. Bài mới: Từ xa xưa loài người đã biết cải tạo thiên nhiên, săn bắt các động vật hoang dại về nuôi, sưu tầm các thực vật hoang dại về trồng trọt, phát triển sản xuất. Tuy nhiên, các vật liệu tự nhiên thu thập về ban đầu chưa thể trở thành giống cây trồng, vật nuôi ngay được mà phải qua chọn lọc, lai tạo  Một trong những dạng biến dị quan trọng trong chọn giống là biến dị tổ hợp. 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
GV: Vậy tại sao tại sao biến dị tổ hợp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo giống mới.
HS: Mục I, hình 18.1 - 2 SGK
® Thảo luận.
- Những tổ hợp gen qua các thế hệ?
- Quan hệ di truyền giữa các tổ hợp gen?
- Muốn có các tổ hợp gen mong muốn người ta dùng phương pháp nào?
- Cơ chế phát sinh các biến dị tổ hợp trong quá trình tạo dòng thuần?
- Ưu nhược điểm của phương pháp tạo giống thuần dựa vào nguồn biến dị tổ hợp?
HS: Mục II SGK, sơ đồ lai kinh tế giữa lợn ♀ Móng Cái và lợn ♂ Landrat ® F1.
- Ưu thế lai là gì?
- Giải thích cơ sở của ưu thế lai, hãy nhắc lại các giả thuyết đã học ở lớp 9. ® giả thuyết siêu trội. 
HS: Phân tích Sơ đồ hình 18.3 SGK và lấy thêm 1 số ví dụ thực tế ở địa phương.
GV-HS: Phân tích vai trò của nhân, tế bào chất trong việc tạo ưu thế lai thông qua phép lai thuận nghịch?
- Nguyên liệu để tạo ưu thế lai?
- Trong các phép lai đã học ở lớp 9 thì phép lai nào cho ưu thế lai cao nhất?
- Làm thế nào để tạo ra dòng thuần?
- Ưu và nhược điểm của tạo giống bằng ưu thế lai?
- Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, vậy làm thế nào để duy trì ưu thế lai? 
(Lai luân chuyển ở vật nuôi, sinh sản sinh dưỡng ở cây trồng)
- Hãy kể các thành tựu tạo giống vật nuôi, cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam?
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn BDTH
* Cách tạo giống thuần dựa trên nguồn BDTH
Kết luận:
- Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.
- Lai giống và chọn lọc ra tổ hợp gen mong muốn.
- Tiến hành giao phối gần hay tự thụ phấn để tạo ra các giống thuần chủng.
* Ưu điểm của cách tạo giống thuần dựa trên nguồn BDTH
- Dễ tìm ra tổ hợp gen mong muốn.
- Không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp.
* Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian và công sức để đánh giá từng tổ hợp gen.
- Khó duy trì giống 1 cách thuần chủng.
II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
1. Khái niệm
- Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần ở các thế hệ sau.
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
* Giả thuyết siêu trội: 
+ Con lai ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau có kiểu hình vượt trội nhiều mặt so các dạng bố mẹ chứa nhiều gen ở trạng thái đồng hợp.
+ Kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, AAbbCC, AABBcc, aabbcc 
- Biểu diễn sơ đồ: AA aa
- Ví dụ: Ở cây thuốc lá
+ Cặp gen aa quy định khả năng chịu lạnh tới 100C.
+ Cặp gen AA quy định khả năng chịu nóng tới 350C.
+ Cây có cặp gen Aa chịu được nhiệt độ từ 10 – 350C.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
- Tạo dòng thuần: cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua 5-7 thế hệ.
- Lai khác dòng:
+ Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.
+ Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai cho ưu thế cao.
VD: A B → C
- Lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn để dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.
* Ưu điểm:
- Con lai cho năng suất cao, vậy có thể dung F1 vào mục đích kinh tế (làm thương phẩm).
* Nhược điểm:
- Việc tìm kiếm tổ hợp gen cho ưu thế lai tốn nhiêu công sức .
- Việc tạo dòng thuần và duy trì gặp khó khăn và tốn kém.
- Khó duy trì ưu thế lai vì chúng giảm dần qua các thế hệ.
4. Một vài thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
* Trong chăn nuôi:
- Tìm hiểu kĩ về các giống địa phương có giá trị như gà ri, gà Đông Cảo, gà Mía, vịt cỏ...để lai giống, tạo giống có năng suất cao. 
- Tìm được công thức lai có ưu thế cao.
* Trong trồng trọt:
- Giống lúa CH 103 có khả năng chịu hạn và cho năng suất cao.
- Giống ngô P3011 là giống lai đơn của công ty Pionner có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao 80 tạ/ ha.
- Giống cà chua lai số 2 được tạo ra từ phép lai giữa p HL1 và 16 số 7, năng suất 500 tạ/ha
 4. Củng cố
- Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng cách nào?
 5. Dặn dò
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Tìm hiểu công tác tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.
Ý kiến của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt19.12.doc