Giáo án Sinh 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống

Giáo án Sinh 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống

I. Mục tiêu:

- Trình bày được thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã có thể được hình thành như thế nào khi trái đất mới được hình thành,

- Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân.

- Giải thích được các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã có thể được hình thành như thế nào.

- Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên.

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 20749Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:17 CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
Tiết: 32 SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
Ngày soạn: 30.11.09
Ngày dạy: 01.12.09 BÀI: 32 
I. Mục tiêu:
- Trình bày được thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản đã có thể được hình thành như thế nào khi trái đất mới được hình thành,
- Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân.
- Giải thích được các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã có thể được hình thành như thế nào.
- Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. 
II. Trọng tâm:
 - Tiến hóa hóa học.
II. Phương tiện:
 - Hình 32 sách giáo khoa.
IV. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định lớp.
 - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
 CH1: Giải thích quá trình tiến hóa lớn hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài bằng sơ đồ tiến phân nhánh?
 CH2: Trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về tiến hóa lớn.
3. Bài mới:
 * GV dẫn dắt khái quát các giai đoạn của quá trình tiến hóa của sự sống và giới hạn nội dung bài học
 KL: Quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất được chia thành 3 giai đoạn chính.......... Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 2 giai đoạn đầu tiên: tiến hóa hoá học và tiến hoá tiền sinh học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- Các phân tử hữu cơ có nguồn gốc từ đâu? 
- Quan sát tranh hình, và thông tin SGK à tóm tắt qúa trình hình thành hợp chất hữu cơ đơn giản từ sơ đồ thí nghiệm của Milơ và Urây:
 + Nguyên liệu, nguyên nhân hình thành, những hợp chất hữu cơ đầu tiên tạo thành?
+ Có những nguồn năng lượng nào tác động trong qúa trình này và thể hiện vai trò gì ?
- Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử và tế bào là gi?
- Thế nào là trùng phân?
- Các đại phân tử hữu cơ được hình thành như thế nào? 
- Trong điều kiện của trái đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ các chất vô cơ nữa không?
- Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử gốm các qúa trình nào?
 - Cơ chế nhân đôi, sao mã, dịch mã được thực hiện như thế nào ?
- Thế nào là tiến hóa tiền sinh học?
- Điều gì xảy ra nếu các đại phân tử hữu cơ thực hện cơ chế phiên mã nhưng không có ngăn cách với môi trường?
- Tế bào sơ khai được hình thành như thế nào?
- Màng bao bọc tế bào sơ khai có tác dụng gì?
 Vai trò của CLTN trong qúa trình hình thành tế bào sơ khai như thế nào?
- Tiếp tục nghiên cứu SGK , tóm tắt sự hình thành tế bào sơ khai bằng con đường thực nghiệm.
- Sau khi tế bào sơ khai hình thành thì sự sống tiến hóa như thế nào?
→ Vô cơ.
- HS quan sát hình và nội dung SGKà sơ đồ tóm tắt qúa trình hình thành các HCHC đơn giản:
* (H2O, CH4, NH3 CO, C2H2). Bức xạ nhiệt, núi lửa
HCHC 2 nguyên tố à 3 nguyên tố à 4 nguyên tố à aamin, nuclêôtit
- Tia tử ngoại: 1500 - 2000Å, núi lửa: 30000, nguyên tố phóng xạ: Ur238, K10, va chạm các thiên thạch: 200000 → Xúc tác.
- HS tái hiện kiến thức: AND, NST.
- Tái hiện kiến thức hóa học.
Nghiên cứu SGKtrang 137,138 mục 2, cần nêu được: 
+ Kết qủa thực nghiệm của của nhà KH Fox năm 1950 thu được chuỗi peptit ngắn. 
+ Trùng phân thu được prôtêin, axit nuclêic.
→ Không. Nếu các chất hữu cơ có được tạo ra bằng con đường hóa học ở đâu đó trên trái đất sẽ nhanh chóng bị ôxi hóa và bị các VSV phân hủy mà không thể lặp lại quá trình tiến hóa hóa học như trước đây.
- Nhân đôi, sao mã, dịch mã.
- HS đọc SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời:
+ tạo AND, ARN có khả năng nhân đôi.
+ AND có cấu trúc bến vững phiên mã chính xác hơn ARN.
+ Kết hợp hoạt động của các axitamin, ARN taọ chuỗi pôlipeptit.
- HS đọc SGK trả lời KN.
- HS suy nghĩ à cần có màng bảo vệ tránh tác động từ môi trường.
- Nghiên cứu thông tin SGK mục II trang 138 và vận dung các kiên thức đã học trả lời:
 + Hình thành màng có thành phần lipit.
+ CLTN tác động tổp hợp.
+ các tế bào sơ khai được hình thành , được chọn lọc và nhân rộng.
- Tóm tắt được:
-Tạo giọt lipôxôm, giọt coaxecva , ccả hai giọt này đều có khả năng trao đổi chất à dấu hiệu cơ bản của sự s.ống
* Sự sống trên trái đất được phát sinh và phát triển qua các giai đoạn tiến hóa hóa họcà tiến hóa tiền sinh học à tiến hóa sinh học.
I. Tiến hóa hóa học
1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
* Theo Oparin: Hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên xuất hiện bằng con đường tổp hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng mặt trời, sấm sét, hoạt động núi lửa.
* Thí nghiệm của Milơ và Urây:
- Tạo môi trường có thành phần hóa học giống giống khí quiyển ttrái đất thời nguyên thủy.
- Phóng điện liên tụcvào hỗn hỡp khí ( CH4, NH3, H2) và hơi nước.
- Kết qủa thu được hợp chất hữu cơ đơn giản có các aamin.
2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
a) Hình thành các đại phân tử hữu cơ:
- Trong điều kiện bầu khí quyển nguyên thuỷ không có ôxi (hoặc rất ít), nguồn năng lượng là các tia chớp, núi lửa, tia tử ngoại. Một số chất vô cơ kết hợp với chát hữu cơ đơn giản như a.a, nuclêôtit, đường đơn, axit béo. Trong điều kiện nhất định, các đơn phân kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử.
- (A amin)n à pôlipeptit đơn giản.
- Các nuclêôtit (trùng phân) à axit nuclêic.
- Vật chất di truyền đầu tiên là ARN.
b) Hình thành cơ chế di truyền:
* Hình thành cơ chế nhân đôi:
- Các Nu kết hợp với nhau tạo ARN ngắn.
- ARN có khả năng bắt đôi bổ sung tổng hợp ARN mới không cần enzim.
* Hình thành cơ chế phiên mã:
- ARN + một số enzim à tổng hợp nên AND.
- AND có cấu trúc bền vững có khả năng phiên mã.
- AND thay thế ARN để lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.
* Cơ chế dịch mã:
- Các aa liên kết yếu với các nu trên ARN, ARN giống như khuôn, là chỗ bám của các aa.
- Liên kết peptit được hình thành tạo chuỗi pôlipeptit.
- CLTN chọn các phức chất hữu cơ phối hợp với nhau tạo cơ chế nhân đôi và dịch mã.
II. Tiến hóa tiền sinh học.
- Khái niệm: Là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên.
* Hình thành tế bào sơ khai bằng con đường tự nhiên: 
- Các đại phân tử như lipit, prôtêin, axit nuclêic..xuất hiện trong nước và tập trung với nhau.
- Phân tử lipit có tính kị nước hình thành nên lớp màng bao bọc tập hợp đại phân tử hữu cơ -> giọt nhỏ li ti khác nhau.
- Dưới tác động của CLTN giọt nhò nào có khả năng trao đổi chất với môi trường ngoài, phân chia và duy trì thành phần hoá học được giữ lại và nhân rộng tạo thành tế bào sơ khai.
* Thực nghiệm chứng minh.
- Tạo giọt lipôxôm.
+ Cho lipit vào nước với các chất hữu cơ khác. 
+ Lipitt tạo màng bao bọc lấy các hợp chất hữu cơà có khả năng phân đôi, trao đổi chất.
- Tạo giọt coaxecva từ các hạt keo có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc ổn định..
 4. Củng cố : 
 - Dựa vào câu hỏi 3 sách giáo khoa để củng cố nội dung bài học.
 C3: Không, vì điều kiện hiện nay trên trái đất khác với trước rất nhiều. Ngay cả khi các chất hữu có thể được hình thành bằng con đường hoá học ở một nơi nào đó trên trái đất như hiện nay thì các chất này cũng bị các sinh vật phân giải.
 C4: Màng lipit có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành sự sống vì nhờ có màng mà các tập hợp của các chất hữu cơ khác nhau bên trong màng được cách li với MT bên ngoài. Những tập hợp nào có được các thành phần hoá học đặc biệt giúp chúng có khả năng nhân đôi và lớn lên thì tập hợp đó được CLTN duy trì.
 C5: Tập hợp các đại phân tử trong các tế bào sơ khai có thể rất khác nhau. Những tế bào sơ khai nào có được tập hợp các đại phân tử giúp chúng có khả năng sinh trưởng, trao đổi chất, nhân đôi tốt hơn thì sẽ được CLTN duy trì, ngược lại sẽ bị CLTN đào thải
5. Dặn dò : 
 Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
 Soạn bài 33 “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT ”
- Chú ý lịch thi tập trung của trường váo tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 32.doc