Giáo án Sinh 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)

Giáo án Sinh 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)

I. Mục tiêu

- Hiểu được thế nào là quần thể ngẫu phối

- Giải thích đựoc thế nào là trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể

- Nêu được các điều kiện cần thiếtđể một quần thể sinh vật đạt được t rạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen đốivới một gen nào đó.

- Nêu được ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec.

II Trọng tâm:

 - Hiểu rõ trạng thái cân bằng di truyền quần thể.

III. Chuẩn bị

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

- Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8493Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10 BÀI 17. 
CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tiếp theo)
Tiết: 18
Ngày soạn: 12.10 .09
Ngày dạy: 13.10.09
I. Mục tiêu
Hiểu được thế nào là quần thể ngẫu phối
Giải thích đựoc thế nào là trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể
Nêu được các điều kiện cần thiếtđể một quần thể sinh vật đạt được t rạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen đốivới một gen nào đó.
Nêu được ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec.
II Trọng tâm:
 - Hiểu rõ trạng thái cân bằng di truyền quần thể.
III. Chuẩn bị
IV. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
- Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài
Kiểm tra bài cũ
CH1: Giả sử số lượng cá thể của quần thể là 2000 thì số cá thể ở mỗi kiểu gen là bao nhiêu với các quần thể có tỉ lệ các KG nbư sau: p1: 45%AA: 40% Aa: 15%aa Đáp án: A = 0.65, a = 0.35
 P2: 39%AA: 52% Aa: 9%aa KG: AA = 845,
 P3: 65%AA: 0% Aa: 35%aa Aa = 910, aa = 245
Nội dung bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
- Quần thể ngẫu phối là gì? Cho ví dụ?
- Quần thể người có được gọi là quần thể ngẫu phối không? Tại sao?
- Sự khác nhau quần thể ngẫu phối ở người và động vật?
- Quần thể ngẫu phối khác quần thể giao phối gần như thế nào?
- Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền gì nổi bật?
+ Tại sao quần thể ngẫu phối có nhiều biến dị tổ hợp? và duy trì được sự đa dạng di truyền?
- Nêu ví dụ thể hiện sự đa dạng di truyền của quần thể giao phối.
Một quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi nào?
- Mối quan hệ giữa p và q?
VD: Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền: à
- Hãy phát biểu định luật hacđi – van bec?
- Định luật đúng khi nào?
- Thực hiện lệnh trong sgk.
Người BT A- trội, người bị bạch tạng aa lặnàDo quần thể đã đạt cân bằng di truyền nên q2 = 1/10000 => q = 0,01
P = 1-q = 1 – 0,01 = 0,99
- Tỉ lệ KG đồng hợp AA và dị hợp Aa?
 - Xác suất để người vợ bình thường mang gen bệnh là: 2pq/(p2 + 2pq)
Xác suất để người chồng bình thường mang gen a: 2pq/(p2+ 2pq)
Xác suất để hai người có kiểu gen Aa sinh ra người có kiểu gen aa là ¼.
Từ ví dụ trên, nêu ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec.
- Hs nghiên cứu SGK trang 71, mục 1à Nêu KN QTNP
- Quần thể người tùy tính trạng xét mà ngẫu phối hay không. Ngẫu phối ở người mang tính nhân văn, ở động vật mang tính bản năng.
-Quần thể ngẫu phối có nhiều tổ hợp gen mới hơn 
- Vận dụng kiến thức đã học về cơ chế tạo biến dị tổ hợp để giải thích: phân kli độc lập, tổ hợp tư do của NST, trao đổi chéo và tổ hợp tự do các giao tử trong thụ tinh.
- tổ hợp gen được phán tán trong quần thể và truyền cho con cháu thông qua ngẫu phối.
- VD về gen nhóm máu ở người: có 4 nhóm máu, và có 3 alen -> 6 loại KG.
p: là tần số alentrội (p2tần số KG đồng hợp trội), q lá tấn số alen lặn ( q2 là tấn số KG đồng hợp lặn), 2pq là tần số KG dị hợp.
P1:0.1AA + 0.8Aa+0.1aa = 1
P2: 0.81AA + 0.18Aa + 0.01aa =1
P3: 25AA+0.5Aa+0.25aa=1
_ HS nghiên cứu SGK , thao luận, nêu các điều kiện nghiệm đúng.
=> tỉ lệ KG đồng hợp AA = p2 = (0,99)2 = 0, 98.
Tần số kiểu gen Aa = 2pq = 0,0198
=> Xác suất để hai người bình thường sinh ra con bị bạch tạng là: 
[0.0198/ (0.980 +0.0198)]2 x ¼ = (0.198/ 0.9998) x 0.25 = 0.00495
I. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
1. Quần thể ngẫu phối
- Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
 - VD: giao phối giữa lợn ỉ Móng Cái với lợn Đại bạch
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối: 
+ Trong quần thể ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết hợp một cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền (biến dị tổ hợp) rất lớn -> làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
+ Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
2. Trạng thái cân băng di truyền của quần thể
- Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân băng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen) của quần thể thoả mãn công thức:
- Định luật hacđi – Van bec: Trong một quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức: p2 + 2pq + q2 = 1
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật:
+ Quần thể phải có kích thước lớn
+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối một cách ngẫu nhiên
+ Các cá thế có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên)
+ Đột biến không xảy ra, hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch
+ Quần thể phải được cách li với các quần thể khác (không có sự di nhâp gen giữa các quần thể)
Ý nghĩa của định luật:
+ Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng thì từ số cá thể có kiểu hình lặn, chúng ta có thể tính được tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số các loại kiểu gen trong quần thể
Củng cố:
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối.
- Làm bài tập 2 SGK trang 73.
5. Dặn dò.
- Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Soạn bài18 “Chọn Giống Vật Nuôi Và Cây Trồng Dựa Trên Nguồn Biến Dị Tổ Hợp”.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 17 - cau truc di truyen cua quan the(tieptheo).doc