Giáo án ôn tập Ngữ văn khối 12

Giáo án ôn tập Ngữ văn khối 12

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8-1945 - THẾ KỈ XX

A.Giai đoạn 1945 – 1975

1.Hoàn cảnh lịch sử

-Nền văn học thống nhất vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.

-Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc.

-Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển, sự giao lưu văn háo với nước ngoài bị hạn chế chỉ với các nước XHCN.

2.Những đặc điểm cơ bản

-Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu nặng với vận mệnh chúng của đất nước

-Nền văn học hướng về đại chúng

-Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

 

doc 40 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8-1945 - THẾ KỈ XX
A.Giai đoạn 1945 – 1975
1.Hoàn cảnh lịch sử
-Nền văn học thống nhất vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc.
-Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển, sự giao lưu văn háo với nước ngoài bị hạn chế chỉ với các nước XHCN.
2.Những đặc điểm cơ bản 
-Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu nặng với vận mệnh chúng của đất nước
-Nền văn học hướng về đại chúng 
-Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
3.Quá trình phát triển và nhữnh thành tựu chủ yếu
a.Chặng 1945 – 1954:
-ND: ca ngợi tổ quốc và quần chúng nhân dân, văn học gắn bó mật thiết với cách mạng và kháng chiến. 
-Thể loại: +Truyện và kí phát triển mạnh (Một lần tới thủ đô - Trần Đăng, Đôi mắt – Nam Cao,...)
+Thơ có nhiều bước tiến mới (Dân khí miền Trung – Hoài Thanh, Vui bất tuyệt – Tố Hữu, Tây Tiến – Quang Dũng,...)
+Kịch phản ánh sinh động hiện thực cách mạng và kháng chiến (Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng, ..)
+Lí luận, ngiên cứu, phê bình văn học có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa (Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa VN-Trường Trinh,..)
b.Chặng 1955 – 1964
-ND: Phản ánh con người mới, cuộc sống mới
-Thể loại: +Văn xuôi khai thác ở 3 đề tài: Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất và những gian khổ, hi sinh của con người trong chiến tranh (Sống mãi với thủ đô- Ngưyễn Huy Tưởng, Trước giờ nổ súng-Lê Khâm,...); sự đổi đời của con người trong môi trường XH mới (Mùa lạc- Nguyễn Khải, Đi bước nửa – Nguyễn Thế Phương,...); khai thác hiện thực đời sống trước cách mạng với cái nhìn, khả năng phân tích và sức khái quát mới (Vợ nhặt – Kim Lân, Mười năm – Tô Hoài,...)
+Thơ phát triển mạnh, thắm đượm cảm hứng quê hương đất nước (Gió lộng – Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa – Chế Lan Viên, Mồ anh hoa nở - Thanh Hải, Quê hương – Giang Nam,...)
+Kịch cũng có nhiều tác phẩm được chú ý (Một đảng viên- Học Phi, Ngọn lửa – Nguyễn Vũ,...)
c.Chặng 1965 – 1975:
-ND tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Mĩ; ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 
-Thể loại: +Văn xuôi: phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hạo thành công con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất (Người mẹ cầm súng-Nguyễn Thi, Rừng Xà nu – Nguyễn Trung Thành,...)
+Thơ đạt được nhiều thành tựu, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường chất khái quát, suy tưởng, chính luận (Ra trận – Tố Hữu, Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm,...)
+Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận (Quê hương VN – Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi – Đào Hồng Cẩm,...)
+Lí luận, nghiên cứu, phê bình có những công trình đáng ghi nhận (Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu,....)
d.Văn học vùng địch tạm chiếm:
-Văn học tiến bộ, yêu nước, cách mạng và tiêu cực tồn tại đan xen nhau. Tuy văn học tích cực bị đàn áp nhưng vẫn tồn tại và có tác dụng tích cực, tồn tại các thể loại gọn nhẹ như: truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí.
-Một số sáng tác có nội dung lành mạnh và giá trị nghệ thậut cao về hiện thực Xh, về đời sống văn hóa, phong tịc, thiên nhiên, con người lao động (Hương rừng Cà Mau – Sơn Nam, Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng,...)
B.Giai đoạn 1975 - XX
1.Hoàn cảnh lịch sử
-1975, đất nước hoàn toàn độc lập. 
-1986, đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển
-Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực
Ä Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền văn học 
2.Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 - XX
a.Về đề tài và khuynh hướng sáng tác:
+Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, đi sâu vào cái tôi cá nhân với những mâu thuẫn, những mối quan hệ của đời sống xã hội.
+Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều chiều
+Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra cho hiện thực đời sống xã hội..
b.Về tác phẩm và thể loại:
+Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật
+Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới văn học
+Những tác giả trẻ đã có những bước đột phá, tìm tòi để cách tân trong nghệ thuật
3.Những đặc điểm cơ bản
-Nền văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Đa dạng về đè tài, chủ đề,
-Khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, mang tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường
-Có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.
 NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1.Tiểu sử:
-Nguyễn Ái Quốc sinh 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Mất 2/9/1969
-1911 ra đi tìm đường cứu nước
-1919 gửi Hội nghị Hòa Bình (Véc-xây) bản yêu sách của nhân dân An Nam
-1920 dự Đại hội Tau và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng CS Pháp.
-1925 sáng lập Thanh niên cách mạng đồng chí hội
-3/2/1930 thành lập Đảng CSVN
-2/1941 về nước, lãnh đạo CMVN và giành thắng lợi CMT8 – 1945
-2/9/1945 đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội
-1946 đến mất làm chủ tịch nước.
2. Quan điểm sáng tác văn học: 
-HCM coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Người quan niệm: nhà văn là chiến sĩ - văn hoá văn nghệ là một mặt trận
-Người đặc biệt chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Theo Người tính chân thật là cái gốc nảy nở nhiều vấn đề “chớ mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sinh hoạt rất ít”
-Khi viết phải xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. (Viết cho ai, viết cái già, viết như thế nào, viết để làm gì)
3.Phong cách nghệ thuật: Phong cách đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. ở mỗi loại lại có phong cách riêng, độc đáo hấp dẫn. 
-Văn chính luận: giàu tri thức văn hóa, giàu tính luận chiến, ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục. (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ td Pháp)
-Truyện và kí: giàu chất trí tuệ, rất hiện đại; lối kể chguyện linh hoạt, giọng điệu uyển chuyển, nghệ thuật trào phúng sắc bén (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành...)
-Thơ ca: hàm súc, uyên thâm, giàu tính nghệ thuật, mang đậm phong vị cổ điển và hiện đại.
 “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” (Hồ Chí Minh)
1.Hoàn cảnh sáng tác: 
 -Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc ấy đã đầu hàng Đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân vùng dậy giành chính quyền.
-Ngày 26/8/1945 Chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn d8ộc lập. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản TNĐL khai sinh ra nước VN mới
-Lúc này, các thế lực đế quốc và thực dân đang có ý định xâm lược nước ta. TD Pháp tuyên bố Đông Dương là đất bảo hộ của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền của Pháp. Bản tuyên ngôn đã bác bỏ luận điệu xảo trá đó.
2.Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập:
a.Giá trị nghệ thuật: TNĐL là một văn bản chính luận mẫu mực, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lí lẽ đanh thép, lập luận sắt bén.
b.Giá trị lịch sử: Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến; là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra một kỷ nguyên độc lập dân tộc tự do trên đất nước ta. Đồng thời, tuyên bố với thế giới về quyền độc lập tự do của nước ta.
3.Nội dung:
a.Cơ sở pháp lí:
-Trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ (1776) và Pháp (1791) có tác dụng:
+Khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, đã được mọi người công nhận (chân lí) Ä là khát vọng chân chính của các dân tộc.
+Pháp đã làm trái với di huấn tổ tiên (Chiêu gậy ông đập lưng ông)
+Ngầm đặt 3 cuộc cách mạng ngang hàng nhau
-“suy rộng ra”: Cống hiến của Bác: từ quyền của con người, tác giả đã phát triển thành quyền của dân tộc, quốc gia Ä nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.
* -Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.
-Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.
b.Cơ sở thực tiễn:
* Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp.
-Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
-Về chính trị (5 tội): tước đoạt tự do dân chủ; luật pháp dã man “lập ra 3 chế độ khác nhau ở 3 miền Trung-Nam-Bắc”; chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta “chúng lập ra nhiều nhà tù hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”; ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
 -Về kinh tế (5 tội): bóc lột tước đoạt; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng; sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta; đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta; gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.
-Về quân sự: Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”, “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”; Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
*Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
-Xóa bỏ các đặc quyền đặc lợi của Pháp trên đất nước ta. Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.
-Xóa bỏ 3 chế độ: Thực dân, phát xít, phong kiến. “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”
 -Chúng ta đã khoan hồng và nhân nhượng với TD Pháp “Việt Minh đã giúp nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”	
-Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”:“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó  ... g ý nghĩa của sự thay đổi, sự phát triển về tình trạng đất nước và cách mạng TQ trong tương lai
7. Ý nghĩa của một số chi tiết 
a.Con đường mòn ở nghĩa địa: Nó ngăn cách nghĩa địa của những người chết chém, chết tù ở bên trái và người chết nghèo, chết bệnh ở bên phải.
-Ranh giới vô hình của lòng người, của định kiến lâu đời trong XH TQ bấy giờ
-Hiện thực XH TQ đen tối tàn bạo với bao nhiêu sự thối nát xấu xa và ngu muội (chết tù hay chết chém vì làm cách mạng đều là giặc; chết nghèo hay chết tù thì cũng là chết như nhau (chết là hết vậy mà còn phân biệt))
-Sự ngăn cách giữa người làm cách mạng và quần chúng nhân dân.
b.Những ngôi mộ nơi nghĩa địa “cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”
-XH TQ thối nát, tàn bạo, số người chết vì tù tội vì nghèo đói, vì bệnh tật rất nhiều
-So sánh “như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”: không chỉ nhiều mà tạo cảm giác ghê sợ.
c.Vòng hoa trên mộ Hạ Du 
-Đã có người thấu hiểu việc làm của người cách mạng.
-Niền tin vào nhân dân TQ sẽ vượt qua căn bệnh tinh thần và tìm về với CM
-Niềm tin vào tiền đồ tươi sáng của CMTQ (Cũng như chi tiết “con quạ xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”)
SỐ PHẬN CON NGƯỜI - Sô-lô -khốp
(Trích)
1.Tác giả 
- A..Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô-viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thường Nobel về văn học năm 1965 
-Cuộc đời và sự nghiệp của Sô-lô-khốp gắn bó mật thiết với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa tại vùng đất Sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hoá người dân Côdắc.
-Xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương.
-Nội chiến xảy ra, ông sớm tham gia cách mạng, say mê làm văn nghệ.
-Năm 1923, lên thủ đô để “bắt liên lạc”, ở đây ông đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống và thực hiện giấc mơ viết văn của mình.
-Năm 1925, ông trở về sông Đông và bắt tay vào viết bộ tiểu thuyết đầu tay 4 tập “Sông Đông êm đềm”
-Năm 1939 ông được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Chiến tranh vệ quốc 1941-1945 với tư cách là phóng viên chiến trường, ông có mặt trên nhiều trận tuyến.
-Chủ nghĩa nhân đạo trong văn Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.
-Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
-Tác phẩm: Sông Đông êm đềm, Số phận con người, Đất vỡ hoang 
2.Tóm tắt tác phẩm 
Truyện kể về c/đ của Xô-cô-lôp. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, anh nhập ngũ rồi bị thương. Sau đó, anh bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít . Khi thoát khỏi nhà tù, anh nhận được tin vợ và con gái bị bom giặc sát hại, người con trai duy nhất của anh cũng đã nhập ngũ và đang cùng anh tiến về đánh Ber-lin. Nhưng đúng ngày chiến thắng, con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng cuối cùng của anh tan vỡ .
Kết thúc chiến tranh, Xô-cô-lôp giải ngũ không dám trở lại quê hương bởi nó gợi lại nhiều đau thương. Anh đến ở nhờ nhà một người bạn, làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp được bé Va-ni-a mồ côi cha mẹ. Anh nhận Va-ni-a làm con và yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và coi đó là một nguồn vui lớn nhất và cố giấu không cho biết nỗi khổ của mình. Một lần anh va phải con bò, bị tước bằng lái và mất việc. Anh dẫn Va-ni-a cuốc bộ khắp nước Nga.
3.Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp
a) Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:
-Anh đã “chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “Trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hôn” à rơi vào nỗi đau cùng cực.
-Có nguy cơ bị nghiện rượu: tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau “phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. à sự bế tắc
à Biểu dương, ngợi ca khí phách anh hùng của nhân dân, t/g cũng không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên, sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.
b) An-đrây gặp bé Va-ri-a 
-Khi nhìn thấy Va-ri-a từ xa: “Thằng bé rách bươn xơ mướp.... cặp mắt thì cứ như nhiều ngôi sao sáng sau trận mưa đêm” rồi “thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó”. Và khi hiểu rõ tình trạng của Va-ri-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh trong Xô-cô-lốp. Lòng thương xót dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Nỗi đau không thể diễn tả thành lời, chỉ có thể diễn tả bằng những giọt nước mắt.Anh quyết định nhận Va-ri-a làm con.
-Xô-cô-lốp nói anh là bố thì lập tức Va-ni-a chồm lên ôm hôn anh, ríu rít líu lo vang cả buồng lái... Còn Xô-cô-lốp “mắt mờ đi”, “hai bàn tay lẩy bẩy”- sức mạnh cảu tình yêu thương sưởi ẩm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui sống.
-Với lòng nhân hậu, Xô-cô-lốp tìm mọi cách bù đắp tình cảm cho Va-ri-a, chăm sóc nó. 
cTinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp
-Khó khăn của khi nhận con: việc nuôi dưỡng, chăm sóc..., những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ni-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức... vết thương tâm hồn vẫn đau đớn.
-Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể nào hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh. 
è Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.
4. Thái độ của người kể chuyện
- Thái độ của người trần thuật là đồng cảnh và tin tưởng
- Đoạn kết tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân (Hình ảnh “những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng”, giọt nước mắt “trong chiêm bao”)
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ - Hê-minh-uê
(Trích)
1. Tác giả: 
-O-nit Hê-minh-uê (1899- 1961), là nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
-Những tiểu thuyết nổi tiếng: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940).
-Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người".
-Năm 1954 được nhận giải Noben văn học.
* Nguyên lí “Tảng băng trôi”
Nguyên lí này có nghĩa là một phần nổi, bảy phần chìm. Ở đó nhà văn khôn gtrực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ý nghĩa. Một trong những biện pháp chủ yếu thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi” là độc thoại nội tâm kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng.
2.Tóm tắt truyện 
Ông già Xan-ti-a-gô đánh cá ở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào. Ông quyết định đi ra khơi một chuyến. Ông đã lênh đênh trên biển hai ngày hai đêm. Đêm ngủ ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu, những đàn sư tử. Thả mồi ông đối thoại với chim trời, cá biển. Đến sáng ngày thứ 3, thế rồi, một con cá lớn mắc mồi. Đây là một con cá Kiếm lớn, mà ông hằng mong ước. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, ông giết được con cá. Nhưng lúc ông quay vào bờ, đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm. Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, ông vẫn nghĩ “ không ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông mệt rả rời, thuyền vào bờ thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương
3. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm
-Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vòng lượn “vòng tròn rất lớn”, “con cá đã quay tròn”. Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng. Những vòng lượn được nhắc lại rất nhiều lần gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy.
-Ông lão ở trong hoàn cảnh hoàn toàn đơn độc, “mệt thấu xương” “hoa mắt” vẫn kiên nhẫn vừa thông cảm với con cá vừa phải khuất phục nó.
-Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Hai đối thủ đều dốc sức tấn công và dốc sức chống trả. Cảm thấy chóng mặt và choáng váng nhưng ông lão vẫn ngoan cường “Ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được” lão nói. Ông lão cảm thấy “một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây mà lão đang níu bằng cả hai tay”. Lão hiểu con cá cũng đang ngoan cường chống trả. Lão biết con cá sẽ nhảy lên, lão mong cho điều đó đừng xảy ra “đừng nhảy, cá” lão nói, “đừng nhảy”, nhưng lão cũng hiểu “những cú nhảy để nó hít thở không khí”. Ông lão nương vào giớ chò “lượt tới nó lượn ra, ta sẽ nghỉ”. “Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá”. Lão không thể tin nỗi độ dài của nó “không” lão nói, “Nó không thể lớn như thế được”. Những vòng lượn của con cá hẹp dần. Nó đã yếu đi nhưng nó vẫn không khuất phục, “lão nghĩ: “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày”. Ông lão cũng đã rất mệt có thể đổ sụp xuống bất kì lúc nào. Nhưng ông lão luôn nhủ “mình sẽ cố thêm lần nữa”. Dồn hết mọi đau đớn và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh, lão mang ra để đương đầu với cơn hấp hối của con cá. Ông lão nhấc con ngọn lao phóng xuống sườn con cá “cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu rồi dồn hết trọng lực lên cán dao”. Đây là đòn đánh quyết định cuối cùng để tiêu diệt con cá. Lão rất tiếc khi phải giết nó, nhưng vẫn phải giết nó.
-“Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó”. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối thủ của nhau. 
àNhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình.
4.Ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm:
-Ông lão đánh cá: người lao động có khát vọng đẹp
-Biển cả: Khung cảnh kì vĩ, môi trường hoạt động sáng tạo của con người
-Con cá Kiếm: ước mơ, lí tưởng của con người (thành qủa lao động hoàn mĩ mà con người mong có)
-Cuộc đi câu: hành trình theo đuổi khát vọng to lớn vượt qua giới hạn con người
-Đàn cá mập: Những thế lực phá hoại thành quả lao động của con người
-Bộ xương con cá kiếm: Thành qủa cuối cùng
5.Ý nghĩa tác phẩm: Thông qua hình ảnh ông lão đánh cá qậut cường, nhà văn muôn 1gửi gắm một thông điếp: Trong bất cứ hoàn cảnh nào con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại.
* Trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng. (Lỗ Tấn)
* Chiến thắng vẻ vang nhất là chiến thắng chính mình.
* Chúc các em thành công và đạt được chiến thắng vẻ vang nhất!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docMOI SOAN.doc