Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 56: Vợ chồng A Phủ - Tô hoài

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 56: Vợ chồng A Phủ - Tô hoài

Tiết: 56 VỢ CHỒNG A PHỦ

 TÔ HOÀI

A /. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS

 - Hiểu đ¬ược cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao d¬ới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

 - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trư¬ờng của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính ng¬ời Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 21496Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 56: Vợ chồng A Phủ - Tô hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Tiết: 56 VỢ CHỒNG A PHỦ
 TÔ HOÀI
A /. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS 
 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
 - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính ngời Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
B/. Chuẩn bị:
 G: SGK, SGV, thiết kế bài học.
 H: SGK; Đọc hiểu bài “Vợ chồng A Phủ”; Bài soạn.
C/. Phương pháp dạy học:
 GV tiến hành giờ dạy theo các ph/pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, th/luận, so sánh, thuyết giảng.
D/. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
 2. Kiểm tra bài cũ: Nhân vật M được TH xây dựng như thế nào trong Vợ chồng Aphủ?
 3. Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu
Tô Hoài thuộc thế hệ nhà văn cầm bút từ trước Cách mạng. Năm 1952, ông đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Với thế mạnh của một nhà văn phong tục, Tô Hoài đã nhanh chóng nắm bắt được hiện thực cuộc sống đồng bào các dân tộc: Thái, Mường, H'mông và ông đã viết liền một hơi 3 tác phẩm gộp lại thành tập "Truyện Tây Bắc", trong đó tiêu biểu nhất là Vợ chồng A Phủ. 
HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Lúc đầu khi nhìn thấy A phủ thái độ của M ntn?
Thái độ của M cho thấy điều gì?
Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A phủ M đã nghĩ gì?
Điều gì khiến cho M có hành động?
Hành động của M ntn?
Đánh giá của em về hành động của nhân vật M?
A phủ xuất hiện ntn?
Giới thiệu như vậy nhằm mục đích gì?
Cuộc đời & số phận của A phủ có gì đáng chú ý?
Lai lịch của A phủ?
Tính cách của Aphủ?
A phủ có được sống tự do không?
Lí do A phủ bị bắt?
Cách xử kiện ra sao?
Phản ứng của a phủ ntn?
Tội ác lớn nhất của nhà Pá Tra đối với A phủ là gì?
Trạng thái của Aphủ lúc này?
Qua đó, tg muốn thể hiện điều gì?
Điểm giống nhau giữa M & Aphủ?
Sức sống của Aphủ trổi dậy mạnh mẽ nhất lúc nào?
Giá trị hiện thực & nhân đạo của tp?
Những đặc sắc về nghệ thuật của TP?
 Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí?
- Đoạn trích đã khái quát vấn đề gì trong xã hội miền núi?
Tiết số: 56
* Mị trước cảnh A Phủ bị trói:
+ Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm:
 "Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay". 
 “Nêu Aphủ là cái xác..”
-> M đã trở nên vô cảm, tê dại & mất đi sự rung cảm trước nỗi đau của người khác, vì nỗi đau của M quá lớn.
+ Thế rồi, "Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hỏm má đã xám đen lại của A Phủ".
-> Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình. Thương người và thương mình đồng thời nhận ra tất cả sự tàn ác của nhà Thống lí.
-> Mị cũng rất lo lắng, hoảng sợ. Mị sợ mình bị trói thay vào cái cọc ấy, "phải chết trên cái cọc ấy". 
-> Nỗi lo lắng của Mị cũng là một khía cạnh của lòng ham sống, nó đã tiếp thêm cho Mị sức mạnh vùng thoát khỏi số phận mình.
 => Chính giọt nước mắt của A phủ đã làm hồi sinh trái tim chai sạn của M, làm cho tâm hồn mụ mị và khổ đau của M phải suy nghĩ & hành động.
+ Hành động: táo bạo & quyết liệt, không do dự -> cởi trói cho Aphủ là cởi trói cho mình. M chạy theo Aphủ & tự giải thoát cho mình. Vì M muốn sống, M không muốn chết.
 Tóm lại:
+ Mị là cô gái trẻ đẹp, bị đẩy vào tình cảnh bi đát, triền miên trong kiếp sống nô lệ, Mị dần dần bị tê liệt. Nhưng trong Mị vẫn tiềm tàng sức sống. Sức sống ấy đã trỗi dậy, cho Mị sức mạnh dẫn tới hành động quyết liệt, táo bạo. Điều đó cho thấy Mị là cô gái có đời sống nội tâm âm thầm mà mạnh mẽ. 
+ Nhà văn đã dụng công miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị. Qua đó để thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lớn lao.
2. Hình tượng nhân vật A Phủ:
a) Sự xuất hiện của A Phủ:
+ A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử: "Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp".(10)
+ Tô Hoài đã sử dụng hàng loạt các động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, dồn dập để thể hiện tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt của A Phủ.
-> Gây sự chú ý cho người đọc.
b) Cuộc đời & số phận của A Phủ:
* Lai lịch của Aphủ:
+ Cha mẹ chết cả trong trận dịch đậu mùa, không người thân.
+ A Phủ là một thanh niên nghèo, không lấy nổi vợ.
+ Vượt qua sự sàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên & là một mầm sống khoẻ.
+ Lớn lên trở thành một chàng trai khoẻ mạnh, thông minh, giỏi lao động.
* Tính cách của A phủ: Gan góc, ngang tàng, dám đánh lại A Sử. Tính cách tiêu biểu cho người miền núi.
-> Cuộc sống hoang dã nơi nùi rừng, cùng hoàn cảnh đầy nhọc nhằn ấy đã hun đúc ở A Phủ tính cách ham chuộng tự do, một sức sống mạnh mẽ, một tài năng lao động đáng quý: "biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo". 
-> A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác.
* Aphủ là nạn nhân của chế phong kiến tàn bạo.
- Bị bắt vì đánh kẻ phá đám cuộc chơi -> HĐ táo bạo này đã biến Aphủ thành người ở gạt nợ
- Cách xử kiện: quái đản, lạ lùng:
+ Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp. "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm". Còn A Phủ lì lợm quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá.
+ Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành thằng ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà Thống lí Pá Tra.
- Aphủ làm mất bò: bị trói, bị bỏ đói, bất lực trước cái chết cận kề.
=> CS đoạ đày, sự tàn ác đã bóp chết Aphủ cường tráng, dũng mãnh yêu tự do, trở thành kẻ bất lực, chờ chết.
-> Tố cáo chế độ áp bức miền núi đã huỷ hoại con người.
* điểm giống nhau giữa M & Aphủ: đều là nạn nhân của chế độ pk miền núi. Hai con người cùng cảnh ngộ ấy đã gặp nhau trong hoàn cảnh oái oăm, tạo nên sức mạnh phi thường có thể đạp đổ mọi ách áp bức.
=> Cũng giống như M , trong đáy sâu tâm hồn M vẫn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt dù bị trói lâu ngày, chân tay tê dại nhưng Aphủ vẫn nắm tay M chay băng băng đến Phiềng Sa.
3. Giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm:
a) Giá trị hiện thực:
- Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc- một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi.
- Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian.
- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp.
- Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi.
b) Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.
- Phê phán gay gắt bọn thống trị
- Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người.
- Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người.
- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm.
4. Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật: nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét (với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn, với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc họa qua hành động, công việc, những đối thoại giản đơn)
- Nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi.
III. Chủ đề:
Đoạn trích cho thấy số phận đen tối của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn pk bóc lột và tàn ác để từ đó nổi bật lên tinh thần khao khát tự do và ý thức tự do giải phóng của họ.
IV. TỔNG KẾT
- “Vợ chồng A Phủ’’ là câu chuyện về những người lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đoạ, giam hãm trong cuộc sống tối tăm đã vùng lên phản kháng, đi tìm c/s tự do.
- Tác phẩm khắc học chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình lại vừa giàu chất thơ.
4/ Củng cố và luyện tập:
 Nhắc lại ghi nhớ SGK/15
5/ Hướng dẫn H tự học:
 - Học bài và làm BT SGK/15.
 - Chuẩn bị bài: Nhân vật giao tiếp.
 - Đọc và thử giải quyết các BT theo sự hiểu biết của bản thân.:

Tài liệu đính kèm:

  • docVo chong Aphu.doc