Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

Tiết theo phân phối chương trình: 5 TiÕng ViÖt

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

- Nắm được những hiểu biết chủ yếu của sự trong sáng của TV và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của TV.

- Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng TV không trong sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng.

2. Kĩ năng :

- Phân biệt hiện tượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng TV, phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng.

- Cảm nhận và phân tích được cái hay, cái đẹp của những lời nói và câu văn trong sáng.

- Sử dụng Tv trong giao tiếp đúng quy tắc, chuẩn mực để đạt được sự trong sáng.

- Sử dụng Tv linh hoạt, có sáng tạo dựa trên quy tắc chung.

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 2	Ngày soạn:25/8/2010
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Tiết theo phân phối chương trình: 5 TiÕng ViÖt
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : 
- Nắm được những hiểu biết chủ yếu của sự trong sáng của TV và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của TV.
- Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng TV không trong sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng.
2. Kĩ năng :
- Phân biệt hiện tượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng TV, phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng.
- Cảm nhận và phân tích được cái hay, cái đẹp của những lời nói và câu văn trong sáng.
- Sử dụng Tv trong giao tiếp đúng quy tắc, chuẩn mực để đạt được sự trong sáng.
- Sử dụng Tv linh hoạt, có sáng tạo dựa trên quy tắc chung.
3. Tư tưởng, tình cảm : yêu mến và quý trọng di sản ngôn ngữ cha ông, tài sản của cộng đồng.
 II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: ..K:	
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)
Em hãy nêu quan điểm sáng tác của HCM. Những điểm cơ bản của p/c NT của HCM?
3. BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài mới: Khi nghe một người nào đó phát âm không chuẩn, một người quá lạm dụng từ Hán Việt hoặc tiếng nước ngoài ta thấy khó chịu. Tại sao Tiếng Việt phong phú sao không biết dùng? Để thấy được bản chất của vấn đế, ta tìm hiểu bài Gĩư gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
* Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, hướng dẫn làm BT
* Phương tiện: Tài liệu chuẩn, SGK, SGV, Bảng phụ
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu “sự trong sáng của TV”
GV lồng ghép KNS cho HS
* Giao tiếp: trao đổi, tìm hiểu về khả năng biểu đạt của tiếng Việt, yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của TV.
* Thảo luận nhóm: tìm hiểu, phân tích hiệu quả biểu đạt của TV qua các VD cụ thể.
 CH1: Em hiểu như thế nào là sự trong sáng của ngôn ngữ?
CH2: Nêu các yếu tố chung của ngôn ngữ nước ta?
- Giáo viên minh hoạ:
Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học Hán Việt, Tiếng Pháp như: Chính trị, Cách mạng, Dân chủ độc lập, Du Kích, Nhân đạo, Ô xi, Cac bon. 
-Song không vì vay mượn mà quá dụng làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt .
* Tự nhận thức về trách nhiệm của cá nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ trong giao tiếp, góp phần giữ gìn sự trong của TV.
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT
* Thực hành: nhận ra những câu văn hay trong các VB, phát hiện những câu văn chưa trong sáng, luyện tập diễn đạt trong sáng.
 HS đọc yêu cầu của BT 1
HS thảo luận và làm BT
GV nhận xét và chốt ý
 HS đọc yêu cầu của BT 2
HS thảo luận và làm BT
GV nhận xét và chốt ý
GV hướng dẫn cho HS về nhà làm BT3
I. Tìm hiểu chung: 
1. Khái niệm sự trong sáng của TV.
2. Những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của TV:
- Hệ thống chuẩn mực, quy tắc và sự tuân thủ các chuẩn mực, quy tắc TV.
- Sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở quy tắc chung.
- Không pha tạp và lạm dụng các yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Tính văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ.
II. Luyện tập :
Bài tập 1:
Gợi ý:
- Đó là những từ ngữ nói về nhân vật:
+ Kim Trọng: rất mực chung tình.
+ Thuý Vân: cô em gái ngoan.
+ Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.
+ Thúc Sinh: sợ vợ.
+ Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ...
Mỗi từ ngữ dùng ở đây nói được cái tiêu biểu của nhân vật. Qua đó, ta thấy được độ chuẩn xác của những từ đó. Chẳng hạn với Kim Trọng, việc dùng các từ "rất mực chung tình" là rất chính xác. Kim Trọng yêu say đắm Thuý Kiều, nhưng vì tai hoạ giáng xuống gia đình Thuý Kiều nên mối tình Kim- Kiều tan vỡ. Mặc dù có Thuý Vân, nhưng KT vẫn không nguôi tình cảm với Thuý Kiều, tìm tung tích của Thuý Kiều và cuối cùng tìm được nàng lưu lạc ở phương xa. Gặp lại nàng Kiều , tình cảm của Kim Trọng vẫn đằm thắm như xưa, nghĩa là "rất mực chung tình".
Bài tập 2: 
Sửa lại:
- Thay hai dấu gạch ngang ở câu 2 là 2 dấu ngoặc đơn.
- Thay cho dấu gạch ngang ở câu 3 là dấu hai chấm.
Bài tập 3:
- Từ “Microsoft” là tên công ti nên cần dùng.
- Từ “ file” : dịch thành “tệp tin”.
- Từ “hacker” : nên chuyển dịch là “kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính”.
- từ “cocoruder” :danh từ tự xưng nên có thể giữ nguyên.
4. CỦNG CỐ: Sự trong sáng của TV biểu hiện qua những phương diện nào?
5. DẶN DÒ: 
* Học bài cũ: Nắm chắc bài, học bài, sưu tầm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói, sự học hỏi trong cách nói năng hàng ngày. Xem lại những bài văn và chữa lỗi diễn đạt chưa trong sáng.
 * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Viết bài làm văn số 1”
	- Ôn tập các TTLL.
	- Xem tr­íc c¸c ®Ò ë nhµ.
	- RÌn luyÖn kÜ n¨ng ph©n tÝch ®Ò vµ lËp dµn ý cho ®Ò bµi viÕt sè 1.
	- ¤n tËp l¹i phÇn th¬ Míi ë líp 11.
6. RÚT KINH NGHIỆM:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGIU GIN SU TRONG SANG CUA TIENG VIET(1).doc