Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 23+30: Luật thơ

Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 23+30: Luật thơ

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

1. Kiến thức: Hệ thống hoá và nắm được những vấn đề chủ yếu liên quan đến luật thơ VN: Vai trò của tiếng và các bộ phận của tiếng đối với luật thơ, các thể thơ phổ biến thuộc truyền thống và hiện đại, biểu hiện cụ thể của luật thơ các thể thơ thường gặp

2. Kĩ năng: Có kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ, kĩ năng phân tích nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ, vận dụng được vào việc học văn bản thơ trong chương trình.

3. Thái độ: Nâng cao thêm năng lực cảm thụ văn bản thơ.

4. Những năng lực hình thành:

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình xác định luật thơ

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân về luật thơ.

II.CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: - Giáo án, phiếu học tập, các văn bản thơ đã học

 - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp và ở nhà

2/ Học sinh: - Đọc trước các ngữ liệu trong SGK

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

2. Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới

TIẾT 23 Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Phương pháp: Nêu vấn đề, Thảo luận

Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tạo tình huống, trình bày 1 phút .

 

doc 4 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 23+30: Luật thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23.30 	 LUẬT THƠ /101
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Hệ thống hoá và nắm được những vấn đề chủ yếu liên quan đến luật thơ VN: Vai trò của tiếng và các bộ phận của tiếng đối với luật thơ, các thể thơ phổ biến thuộc truyền thống và hiện đại, biểu hiện cụ thể của luật thơ các thể thơ thường gặp
2. Kĩ năng: Có kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ, kĩ năng phân tích nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ, vận dụng được vào việc học văn bản thơ trong chương trình. 
3. Thái độ: Nâng cao thêm năng lực cảm thụ văn bản thơ. 
4. Những năng lực hình thành: 
-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình xác định luật thơ
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân về luật thơ.
II.CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: - Giáo án, phiếu học tập, các văn bản thơ đã học
 - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp và ở nhà
2/ Học sinh: - Đọc trước các ngữ liệu trong SGK
III. Tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới
TIẾT 23	Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Phương pháp: Nêu vấn đề, Thảo luận 
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tạo tình huống, trình bày 1 phút ...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV nêu vấn đề: Em hãy nêu một số bài thơ mà em đã học, và cho biết mỗi bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- GV nhận xét, cho điểm, và dẫn vào bìa mới.
- HS làm việc cá nhân, trả lời nhanh.
- Trả lời đúng thể loại thơ đã nêu (Hướng HS nhắc lại đa dạng thể thơ)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, nghiên cứu tình huống...
Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, trình bày một phút, đặt câu hỏi, động não
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động I: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức khái quát về luật thơ:
-Gọi HS đọc mục I SGK, chú ý tìm hiểu khái niệm, phân loại, vai trò của tiếng trong việc hình thành luật thơ ( Thế nào là luật thơ? Theo em tiếng trong tiếng Việt có vai trò như thế nào?...)
- HS đọc SGK
- Nêu ngắn gọn lí thuyết dựa theo SGK
I. Khái quát về luật thơ:
 1.Khái niệm: Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp...trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
- Ví dụ: Luật thơ lục bát, thơ song thất lục bát...
2.Phân nhóm các thể thơ Việt Nam
- Nhóm 1: Các thể thơ dân tộc gồm Thể thơ lục bát, song thất lục bát, thơ hát nói.
- Nhóm2 : Các thể thơ Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú
- Nhóm 3: Các thể thơ hiện đại: Thơ 5 tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do, hỗn hợp, thơ văn xuôi
- Đưa ví dụ một đoạn thơ cho HS quan sát , nhận xét về vai trò của Tiếng trong thơ (“Đưa người ta không đưa qua sông...mắt trong”)
- GV lưu ý tính chất đơn lập của tiếng Việt, nhấn mạnh vai trò của tiếng trong tiếng Việt, từ đó hiểu vai trò của tiếng trong việc hình thành luật thơ
Hs quan sát đoạn thơ của Thâm Tâm, nhận xét : Thanh điệu, vần, ngắt nhịp...
3. Vai trò của Tiếng trong việc hình thành luật thơ:
* Tiếng trong Tiếng Viêt: 
-Xét về ngữ âm: Mỗi tiếng là một âm tiết.
-Xét về ngữ nghĩa: Nhìn chung tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
-Xét về ngữ pháp: Tiếng thường là một từ.
* Tiếng trong hình thành luật thơ::
-Tiếng là căn cứ để xác định các thể thơ. ( Thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn...)
-Tiếng là căn cứ đẻ xác định cách hiệp vần của bài thơ ( Vần chân, vần lưng, vần ôm, gián cách...vần bằng vần trắc...)
-Thanh của tiếng tạo nên nhạc điệu thơ, nhịp thơ ( Phối thanh, ngắt nhịp)
=>Vậy số tiếng và đặc điểm của tiếng là những nhân tố cấu thành luật thơ.
Hoạt động II: 
1.HD HS tìm hiểu một số thể thơ tr thống.
- Đưa ngữ liệu: về thơ lục bát, yêu cầu HS quan sát và nhận xét các phương diện: Số tiếng, vần, ngắt nhịp, hài thanh... căn cứ vào tiếng
- Theo dõi Hs trả lời, nhận xét, hoàn thiện nội dung và lưu ý thêm một số trường hợp đặc biệt về ngắt nhịp, hiệp vần trong thơ lục bát
Trăm năm/ trong cõi người ta
Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là ghét nhau
Trải qua/ một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy/ mà đau đớn lòng
II. Một số thể thơ truyền thống:
 1. Thơ lục bát:
- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát có 2 dòng : Dòng lục(6 tiếng) và dòng bát( 8 tiếng)
- Hiệp vần: Vần chân và vần lưng.
- Ngắt nhịp: Chủ yếu là Nhịp chẵn; 
- Hài thanh:Có sự đối xứng luân phiên B-T-B ở các tiếng thư 2,4,6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bỗng ở tiếng thư 6 và thư 8 dòng bát
2. HD HS tìm hiểu luật thơ song thất lục bát.
- Yêu cầu HS quan sát ngữ liệu SGK, đối chiếu phần nhận xét, hình thành kiến thức về thơ song thất lục bát, sau đó đưa một ngữ liệu khác cho HS phân tích khắc sâu kiến thức ( Một đoạn trong Cung oán ngâm khúc của NGT
Đông đã đến bao mùa ngao ngán
Nhớ thương người bao tháng năm qua
Phổ cầm khúc tuyệt tình ca
Nhỏ dòng máu nóng xót xa đoạn trường.
2.Thơ song thất lục bát
- Số tiếng: Cặp song thất ( 7 tiếng) và cặp lục bát (6,8 Tiếng) luân phiên kế tiếp trong bài 
- Hiệp vần: ( lọc- mọc, buồn- khôn)
 . Cặp song thất có vần trắc
 . Cặp lục bát có vần bằng.
 . Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền ( non- buồn )
- Hài thanh: Cặp song thất có thể lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát có sự đối xứng B-T chặt chẽ như ở thể lục bát
- Ngắt nhịp: Nhịp ¾ ở câu thất và nhịp 2/2/2 ở câu lục bát.
3. HD HS tìm hiểu luật thơ các thể thơ ngũ ngôn Đường luật.
- Yêu cầu quan sát ngữ liệu , nêu nhận xét hình thành kiến thức.
3. Các thể thơ ngũ ngôn Đường luật:
- Có 2 thể chính: Ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú
- Số tiếng 5 hoặc 8, có 4 hoặc 8 dòng 
- Gieo vần : Vần chân, độc vận.
- Ngắt nhịp : Lẻ 2/3
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và 4
4. HD HS quan sát ngữ liệu SGK và ngữ liệu khác (một bài thơ tứ tuyệt), nhận ra các nguyên tắc của luật thơ
- Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ của thể thơ TNBCĐL 
- Đưa ngữ liệu : Bài thơ Thương vợ của Tú Xương
4. Các thể thơ thất ngôn Đường luật: 
- Có 2 thể chính: Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú Đường luật.
a/ Thất ngôn tứ tuyệt: 
-Số tiếng: 7 tiếng/ 4 dòng
-Vần: Vần chân, độc vận, vần cách
- Nhịp 4/3
-Hài thanh: Mô hình SGK
b/ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
-Số tiếng: 7 tiếng/ 8 dòng ( 4 phần: Đề, thực, luận, kết)
-Vần: Vần chân, độc vận
-nhịp 4/3
-Hài thanh: Mô hình SGK
-Niêm luật chặt chẽ:
 + Luật : Luật B vần B
 Luật T vần B ( Căn cú tiếng thư 2 câu phá đề)
 + Niêm ( dính) Ở các dòng thơ: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 
( Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh)
Hoạt đông III: HD HS tìm hiểu thi luật các thể thơ hiện đai
- GV giới thiệu đôi nét về Phong trào Thơ mới và những cách tân của thơ hiện đại
- Chọn 1 ngữ liệu trong các bài thơ hiện đại ở phần đọc hiểu trong chương trình văn 11
HẾT TIẾT 23
III. Các thể thơ hiện đại: 
 1. Khái niệm: Thơ mới được khởi xướng từ năm 1932, là thơ không theo luật lệ của thơ cũ => Không hạn chế số tiếng, số câu, không theo niêm luật. Thơ mới coi trọng vần và điệu
 2. Đặc điểm:
- Thể thơ : Không nhất định. Thường là 5 tiếng, 6, 7, 8 tiếng
- Vần: Vần B vần T ( Vần chính, vần thông) . Cách hiệp theo nhiều kiểu: vần liên tiếp , vần gián cách, vần ôm.
- Nhịp điệu : Các âm và thanh được lựa chọn tự do, ngắt nhịp tuỳ tình ý trong câu trong bài
TIẾT 30 (Luật thơ (tt))
Hoạt động IV: Hướng dẫn HS luyện tập khắc sâu kiến thức cũng như kĩ năng vận dụng kiến thức 
IV. Luyên tập: 
1. Bài tập: ( Trang 107) 
a. Gieo vần: - Nguyệt- mịt ( Vần T)
 - Tay- ngày ( Vần B) 
 - Mây – Tay
 Ngắt nhịp: 
- Hai câu thất: Nhip ¾
- Hai câu lục bát : Nhịp chẵn 2/2/2
Hài thanh: Tiếng thứ 3 ở cặp thất thanh B. Cặp lục bát các tiếng 2,4 6 : B-T-B ...
b. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt : Các yếu tố số tiếng , vần, ngắt nhịp theo đúng luật thơ
1. Bài tập 1: ( Trang 127)
- Bài thơ : Sóng của Xuân Quỳnh viết theo luật thơ hiện đại.
 + Số tiếng: 5 tiếng
 + Gieo vần: Vần T, vần B, gián cách
 + Hài thanh: 
2. Bài tập 2/ 107
 - Số tiếng : & tiếng
 -Ngắt nhịp : Linh hoạt
 - Hài thanh : Câu 2 Hầu hết thanh T
 Câu 4 Hầu hết thanh B
 - Gieo vần : B, liên tiếp , gián cách
3. Bài tập 3: Bài Mời trầu ( HXH) 
(Về nhà)
 Giao bài về nhà: Qua bài học, vận dụng sự hiểu biết cảu mình về luật thơ, anh chị hãy sáng tác một bài thơ (đúng với luật một thể thơ nào đó-đã họ), chủ đề tự chọn.
4. Bài tập 4: Khổ thơ trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
 - Số tiếng : 7 tiếng ( Thất ngôn)
 - Ngắt nhịp 4/3
 - Vần : Chân gieo ở câu 2,4, hiệp vần cách
 - Hài thanh: Các tiếng 2,4 6, có thanh đối xứng luân phiên 
DẶN DÒ: Chuẩn bị bài Thực hành một só phép tu từ ngữ âm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_12_tiet_2330_luat_tho.doc