Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 6 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 6 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 06

Tiết: 13

THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG

AIDS 01 - 12 – 2003 (Cô-Phi-An-Nan)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Thông điệp quan trọng nhất gởi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm AIDS/HIV.

 - Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng.

 - Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng.

 3.Thái độ: Nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 6 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06
Tiết: 13
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG 
AIDS 01 - 12 – 2003 (Cô-Phi-An-Nan)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Thông điệp quan trọng nhất gởi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm AIDS/HIV.
	- Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng.
	- Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng.
	3.Thái độ: Nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, phát vấn, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Nêu những nét cơ bản về tổng thư kí LHQ Cô-phi An-nan?
- HS phát biểu GV tổng hợp.
HĐ2
GV hướng dẫn cách đọc – hiểu.
- Pần đặt vấn đề nêu lên điều gì?
- Cho biết tình hình thực tế về đại dịch AIDS?
- HS dựa vào sgk chỉ ra những cụm từ quan trọng và bổ sung.
- Căn cứ vào đâu mà Cô-phi An-nan đưa vấn đề phòng chống AIDS lên hàng đầu?
- HS trả lời.
* Nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn- đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ Châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.
- Qua tình hình thực tế như vậy tác giả kêu gọi mọi người làm gì?
- HS trả lời và liên hệ thực tế địa phương.
- GVgợi: “Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với bệnh nhân AIDS” để HS phát hiện vấn đề. 
* Kết thúc: 
- Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS.
- Hãy cùng tôi giật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.
- Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chóng lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn.
- Nhận xét vài đặc đỉêm nghệ thuật sử dụng trong bản thông điệp?
- GV gợi cho HS trả lời.
*Những câu văn trong bản thông điệp khiếnta cảm thấy rung động.
- Ý nghĩa của văn bản?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - Cô-phi An-nan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu giữ chức vụ Tổng thư kí Liên hiệp quốc.
 - Ông được trao giả Nô-ben hoà bình 2001.
2. Tác phẩm:
 - Thể loại: văn bản nhật dụng.
 - Hoàn cảnh ra đời: tháng 12 năm 2003; gởi tới nhân dân toàn thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nộ dung:
a. Phần nêu vấn đề:
 - Khẳng định nhiệm vụ phòng chống AIDS đã được toàn thế giới quan tâm.
 - Để đánh bại căn bệnh này “phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động”.
b. Phần điểm tình hình:
- Ưu điểm:
+ Có một số dấu hiệu của chúng ta về nguồn lực, ngân sách;
+ Chiến lược quốc gia phòng chống AIDS.
- Hạn chế:
+ Hành động quá ít so với yêu cầu thực tế. 
+ Dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong trên toàn thế giới và có rất nhiều dấu hiệu suy giảm. 
+ Mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV và đại dịch này đang lan rộng. 
- Kết luận:
+ Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra trong Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS.
+ Tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.
c.Phần nêu nhiệm vụ: 
- Phải nỗ lực thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết.
- Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động.
- Phải công khai lên tiếng về AIDS.
- Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV/AIDS.
- Đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức tường rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”.
- Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Có nghĩa là phải hành động để chống lại đại dịch AIDS đang đe dọa mọi người trên hành tinh này, không trừ một ai.
2. Nghệ thuật:
 - Lập luận lôgíc, chặt chẽ cho thấy ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặt biệt của cuộc chiến chống AIDS/HIV.
 - Cùng với tâm huyết và trách nhiệm của người viết đã làm nên sức thuyết phục cao cho bức thông điệp lịch sử này.
3. Ý nghĩa:
- Văn bản ngắn gọn nhưng thuyết phục bằng dẫn chứng, số liệu cụ thể thể hiện trách nhiệm người đứng đầu Liên hợp quốc.
 - Thể hiện tư tưởng có tầm chiến lược, giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống căn bệnh thế kỉ.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Em hiểu như thế nào về câu “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chóng lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
	- Viết một văn bản về thực trạng phòng chống AIDS ở địa phương, trong đó có giải pháp cụ thể theo quan điểm của em. 
	- Đọc và làm phần luyện tập bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Tiết 18
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Mục đích yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
	- Cách thức triển khai về một bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
	2. Kỹ năng:
	- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
	- Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, xem trước phần luyện tập.
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, phát vấn,
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nghị luận về một bài thơ:
* HS đọc đề 1 trong SGK và trả lời:
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
-> những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả như thế nào?
 -> cảnh đêm trăng núi rừng về khuya rất đẹp đẽ, thơ mộng.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ có khác gì hình ảnh các ẩn sĩ trong thơ cổ?
-> ẩn sĩ; trong bài thơ: là một chiến sĩ cách mạng lo nước, thương dân.
- GV: chất cổ điển và hiện đại của bài thơ?
* GV cho HS xem bảng phụ bàn ý, về lập dàn bài.
- Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, Giáo viên dẫn dắt cho học sinh rút ra kết luận chung về các bước làm bài:
HĐ2:
- Cho học sinh đọc đề 2, thảo luận theo câu hỏi SGK:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Xuất xứ đoạn thơ?
-> Tháng 10- 1954: cuộc kháng chiến chống Pháp thành công.
- Khí thế cuộc kháng chiến được miêu tả như thế nào? 
->Nhiều lực lượng tham gia kháng chiến: bộ đội hành quân, dân công tiếp viện, đoàn xe ô tô quân sựCon đường hành quân sôi nổi, náo nức.
- Chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật?
-> Các biện pháp tu từ, so sánh, trùng điệp.Từ láy tượng hình, tượng thanh; Hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm..
* Giống như VD1 HS về nhà hoàn chỉnh thành dàn ý.
- GV gợi ý cho HS phát biểu các bước tiến hành như mục I và một số lưu ý về sự khác nhau.
HĐ3
 Hướng dẫn HS chốt lại phần ghi nhớ làm phần luyện tập:
- HS đọc phần ghi nhớ và làm bài. 
 GV gọi đại diện trình bày, nhận xét. 
- Giáo viên gợi ý học sinh về nhà làm bài luyện tập thêm
I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ:
1. Tìm hiểu đề bài:
 a. Tìm hiểu đề:
 - Hoàn cảnh ra đời.
 - Giá trị nội dung: 
 +Bức tranh thiên nhiên thơ mộng tuyệt đẹp.
 +Tâm trạng chủ thể trữ tình: một chiến sĩ cách mạng nặng lòng lo nỗi nước nhà.
 - Giá trị nghệ thuật: bài thơ vừa đậm chất cổ điển vừa mang tính hiện đại.
b. Lập dàn ý:
 *Mở bài: 
 Bài thơ ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 
 *Thân bài:
 - Bức tranh thiên nhiên:
 - Hình ảnh chủ thể trữ tình:
 - Chất cổ điển hoà quyện với chất hiện đại: 
 +Yếu tố cổ điển: thể thơ Đường luật, thi liệu.
 +Yếu tố hiện đại: Hình ảnh nhân vật trữ tình: Lo nỗi nước nhà, sự phá cách trong hai câu cuối.
 - Nhận định về giá trị nội dung và nghệ thuật : 
 *Kết bài:
 - Bài thơ thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ.
 - Là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ ca thời chống Pháp. 
 2.Các bước làm bài nghị lụân về một bài thơ:
 - Bước 1: Đọc kĩ, cảm nhận chung về tác phẩm: bài thơ nói về vấn đề gì? Tình cảm của tác giả như thế nào?
 - Bước 2: Tìm hiểu sâu tác phẩm ở 2 phương diện: nội dung và nghệ thuật ( chú ý phân tích từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu)
 - Bước 3: Lập dàn ý theo các luận điểm đã tìm được.
 - Bước 4: Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn 
II.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ:
 1.Tìm hiểu đề bài:
 a.Tìm hiểu đề:
 - Hoàn cảnh ra đời bài thơ
 - Khí thế chiến đấu hào hùng, sôi động 
 - Cách sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
 b.Lập dàn ý:
 *Mở bài:
 Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, xuất xứ đoạn thơ.
 *Thân bài;
 - 8 câu đầu: Quang cảnh chiến đấu sôi động ở Việt Bắc:
 - 4 câu sau: Nhớ lại niềm vui khi tin chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về.
 - Nghệ thuật: tác giả điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát:
 - Nhận định chung: một đoạn thơ hay, nội dung và nghệ thuật đậm chất sử thi.
 *Kết bài: 
 Đoạn thơ thể hiện không khí cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta một cách cụ thể và sinh động.
2. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ:
 - Các bước tiến hành tương tự như nghị lụân một bài thơ.
 - Lưu ý thêm :
 + Vị trí đoạn thơ.
 + Ý nghĩa đoạn thơ (chú ý đặt đoạn trong chỉnh thể cả tác phẩm)
 III. LUYỆN TẬP: 
 1.Bài tập trang 86 sgk.
 - Vị trí đoạn trích: đoạn cuói bài thơ.
 - Nội dung: 
 + Cảnh chiều đẹp nhưng buồn.
 + Tâm trạng nhớ quê của tác giả.
 - Nghệ thuật: hình ảnh đối lập, gợi cảm, âm điệu, tứ thơ
 2. Tìm hiểu đề và lập dàn ý đề bài:
 Phân tích đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
 (Tây tiến - Quang Dũng) 
4. Hướng dẫn tự học:
 - Hãy trình bày các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
 - Hãy cho biết đối tượng và nội dung của một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
 - Soạn bài: Tây Tiến
 + N 1, 2 Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời, bố cục bài thơ 
 + N 3, 4: Trả lời câu hỏi 1, 2 ở SGK
 + N 5, 6: Trả lời câu hỏi 3, 4, 5 ở SGK
NTL, ngày tháng năm 20

Tài liệu đính kèm:

  • docT6.doc