Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 29 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 29 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 29

Tiết 82

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức văn học và kĩ năng làm văn có liên quan đến bài học - Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhỡn chiến tranh một cỏch toàn diện, chõn thực.

- Nhận ra những ưu điểm, thiếu sót, nguyên nhân sinh ra những ưu điểm, thiếu sót trong bài làm của mình.

- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót trong các bài làm sắp tới.

 2. Kỹ năng:

 Viết bài làm văn theo hướng mới (theo chuẩn của Bộ GD)

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm

 2. Học sinh: Đọc và xem bài cũ

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 29 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Tiết 82
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức văn học và kĩ năng làm văn có liên quan đến bài học - Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhỡn chiến tranh một cỏch toàn diện, chõn thực.
- Nhận ra những ưu điểm, thiếu sót, nguyên nhân sinh ra những ưu điểm, thiếu sót trong bài làm của mình. 
- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót trong các bài làm sắp tới. 
	2. Kỹ năng:
	Viết bài làm văn theo hướng mới (theo chuẩn của Bộ GD)
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm	
	2. Học sinh: Đọc và xem bài cũ
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
 - Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
1
 - Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ. 
1
2
a. Về kĩ năng: HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.
0,5
0,5
1,0
0.25
0.25
0.5
b. Về kiến thức: HS có thể đưa ra những ý kiến và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ và có sức thuyết phục với các ý sau:
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
 - Mỗi con vật đều có vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp ấy để phân biệt với các con vật khác. Trong số các con vật cùng loài, con công có vẻ đẹp rực rỡ nhất toát lên từ bộ lông của nó. 
 - Học vấn làm đẹp con người (trọng tâm của vấn đề):
 + Sự hiểu biết tri thức rất quan trọng đối với mỗi người.
 + Người có tri thức và có tri thức cao sẽ được mọi người tôn trọng, xã hội trọng dụng.
 + Thái độ học tập đúng đắn để chiếm lĩnh tri thức làm đẹp cho bản thân.
3
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự để làm sáng tỏ một vấn đề đặt ra trong tác phẩm; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: 
 - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
0.5
- Nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh (Phùng):
 + Phùng là một nghệ sĩ săn tìm cái đẹp và anh đã tìm được cái đẹp ngoại cảnh (hình ảnh con thuyền nhìn từ xa -> cái đẹp lãng mạn của cuộc đời).
 + Phùng tốt bụng, cao thượng, nhưng cũng ít thực tế, lại bị định kiến chi phối (chứng kiến cảnh bạo hành, anh đã đánh nhau với người đàn ông, anh có cái nhìn định kiến về người đàn ông).
 -> Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác.
0.5
0.5
0.5
- Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật và cuộc đời:
 + Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người.
 + Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người.
 -> Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều
1.0
1.0
1.0
* Lưu ý: câu 2, 3 chỉ cho điểm tuyệt đối khi HS đảm bảo yêu cầy về kỹ năng.
Tiết 83, (86)
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 
- Các yêu cầu diễn đạt trong bài văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
- Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. 
 - Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. 
 - Vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm	
	2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV cho HS tìm hiểu ví dụ (1) (2) trong SGK và làm rõ các nội dung:
+ Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ của hai đoạn khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm trong cách dùng từ của mỗi đoạn.
+ Cho HS chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp. Yêu cầu HS sửa lại những từ ngữ này.
- GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV hướng dẫn HS tổng hợp lại vấn đề đi đến kết luận yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận. 
HĐ2
- HS đọc ngữ liệu (II.1;II.21;II.3), trao đổi và trả lời các yêu cầu trong sgk.
- GV theo dõi, gọi HS trả lời và nhận xét, tổng hợp.
* II.2;II.3 thực hiện giống như II.1
I. CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NL: 
 - Đây là hai đoạn văn nghị luận cùng viết về một chủ đề, cùng viết về một nội dung. Tuy nhiên mỗi đoạn lại có cách dùng từ ngữ khác nhau.
 - Đ(1) dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp vói đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh. 
 - Đ(2) cũng còn mắc một số lỗi về dùng từ. Tuy nhiên, ở đoạn văn này đã biết cách trích lại các từ ngữ được dùng để nó chính xác cái thần trong con người Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh sinh động, giàu tính thuyết phục.
 - Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận; nỗi hắt hiu trong cõi trời; hơi gió nhớ thương; một tiếng địch buồn; sáo Thiên Thai; điệu ái tình; lời li tao...được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩ chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng Huy Cận trong tập Lửa thiêng.
 - Các từ ngữ giàu tính gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than van, cảm thương) cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần chức năng nêu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận. 
- Bài tập yêu cầu sửa chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn:
 + Các từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng: Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,... 
 + Dùng từ không phù hợp với phong cách văn bản chính luận: viết như nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh.
II. CÁCH SỬ DỤNG VÀ KẾT HỢP CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN:
- Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn:
+ Đ(1) câu trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn, câu dài.
+ Đ(2) câu câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu hỏi, câu cảm thán...
- Việc sử dụng kết hợp các kiểu câu trong đoạn văn khiến vệc diễn đạt hấp dẫn, linh hoạt, lập luận chặt chẽ, hài hòa giữa lí lẻ và cảm xúc, tạo nhịp điệu cho đoạn văn.
- Đ(2) sử dụng tu từ cú pháp giúp người viết thể hiện rõ thái độ, tình cảm.
- Trong bài viết nên sử dụng một số pháp tu từ cú pháp để phong phú, linh hoạt, tăng sắc thái tình cảm:
+ Lặp cú pháp.
+ Chêm xen, lệt kê,...
Tiết 86 
HĐ1
Bước 1: GV cho HS tìm hiểu ví dụ (1) (2) trong SGK và làm rõ các nội dung theo yêu cầu trong SGK.
Bước 2: GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bước 3: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tổng hợp. (Những điểm cần chú ý về giọng điệu)
HĐ2
- Nhóm 1,3 làm bài tập 1.
- Nhóm 2,4 làm bài tập 2.
- GV gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV tổng hợp.
III. XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN: 
 - Đối tượng bình luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn khác nhau;
 + Đ(1) chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự như nhau.
 + Đ(2) Nguyễn Minh Vĩ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách hành văn như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi đồng thời cũng khẳng định sự trả lời dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật (anh).
 - Sự khác biệt giọng điệu đầu tiên là do đối tượng bình luận, quan hệ giữa người viết với nội dung bình luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu... cũng tạo nên sự khác nhau đó. 
 - Đ(1) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn, câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết.
 - Đ(2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, nhiều thành phần đồng chức năng, thành phần biệt lập, tạo giọng văn giàu cảm xúc. 
 -> Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở các phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
- Đ(1): sử dụng từ chính xác với nhiều từ ngữ chính trị. Câu có sử dụng biện pháp tu từ cú pháp với những câu ngắn để nhấn mạnh những điều khẳng định
- Đ(2) sử dụng từ ngữ rất tài hoa. Sử dụng kiểu câu lặp cú pháp, song hành cú pháp
- Đ(3) sử dụng nhiều từ tương phản. Sử dụng kiểu câu song trùng
Bài tập 2:
- Đề a nên viết với giọng rắn rỏi, tràn ddaayd tâm huyết.
- Đề b nên kết hợp giọng nghiêm túc, trang nghiệm và giọng châm biếm, phê phán.
- Đề c nên viết với lối song hành để làm rõ thành công – thất bại 
4. Hướng dẫn tự học:
- Theo em cách sử dụng từ ngữ như thế nào trong bài văn nghị luận để đạt hiệu quả 
cao nhất?
- Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận?
	- Đọc và soạn bài Ông già và biển cả
Tiết 84,85
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
 (Trích – Hê – Minh - Huê)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Ý chí và nghị lực của ông lão đánh cá trong cuộc chinh phục con cá kiếm cũng như chóng chọi với sự dữ dội của biển khơi.
- Chi tiết giản dị, chân thực mang ý nghĩa hàm ẩn cao.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn tự sự, dịch).
	- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
	3. Thái độ: 
 Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.	
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk	
	2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Những nét chính về Hê-minh-uê? 
* Diễn giảng về nguyên lí “tảng băng trôi” – ba phần nổi, bảy phần chìm.
- HS trình bày hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
*GV dịch: The old man and the sea.
HĐ2
- Sức mạnh nào được vinh danh trong đoạn trích?
- HS trả lời, bổ sung.
- GV gợi ý để HS đọc dẫn chứng trong đoạn trích.
* GV con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là đại diện cho hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho vẻ đẹp , tính chất kiên hùng vĩ đại của tự nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
- Nghị lực của nhân vật?
- HS trao đổi nhanh và trình bày.
- Nghệ thuật tiêu biểu?
- HS trình bày và bổ sung.
- Gía trị của văn bản?
- HS trình bày, GV tổng hợp.
* GV Câu chuyện đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa. Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô hình, thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo rồi trình bày nó trước mắt người đời...
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Hê-minh-uê (1899 – 1961), một trong những nhà văn lớn nhất của nước Mĩ thế kỉ XX, nổi tiếng với nguyên lí “tảng băng trôi” ; 
- Hoài bão viết cho được “một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
2. Tác phẩm: 
-Đoạn trích nằm ở gần cuối truyện, thuật lại việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm.
- Qua đoạn trích người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
- Đề cao sức mạnh của con người, ông lão đánh cá, trong cuộc đấu với con cá kiếm. 
->Cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về con người.
- Thể hiện niềm tinh vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người. 
2. Nghệ thuật:
- Lối kể chuyện độc đáo kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
3. Ý nghĩa văn bản:
 Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là chứng minh cho chân lí: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
 	 4. Hướng dẫn tự học:
	- Đọc kĩ đoạn trích, phân tích hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm; kết quả và ý nghĩa của cuộc săn đuổi con cá kiếm.
	- Đọc và soạn bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Duyệt tuần 29 - 21/02/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T29KTKN.doc