Giáo án Ngữ văn 12 tiết 90: Phát biểu tự do

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 90: Phát biểu tự do

A - Mục tiêu bài học: Giúp HS

 - Có những hiểu biết đầu tiên về phát biểu tự do (khái niệm những điểm giống khác nhau so với phát biểu theo chủ đề).

- Nắm được một số nguyên tắc và yêu cầu của phát biểu tự do.

- Bước đầu vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đó vào công việc phát biểu tự do vế một chủ đề mà các em thấy hứng thú và có mong muốn được trao đổi ý kiến với người nghe. . .

B. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách GV và bản thiết kế.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5998Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 90: Phát biểu tự do", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT BIỂU TỰ DO
90-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A - Mục tiêu bài học: Giúp HS
 - Có những hiểu biết đầu tiên về phát biểu tự do (khái niệm những điểm giống khác nhau so với phát biểu theo chủ đề). 
- Nắm được một số nguyên tắc và yêu cầu của phát biểu tự do.
- Bước đầu vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đó vào công việc phát biểu tự do vế một chủ đề mà các em thấy hứng thú và có mong muốn được trao đổi ý kiến với người nghe. . .
B. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách GV và bản thiết kế.
C. Phương pháp dạy học
a) GV phải tạo nên một sự gắn kết hữu cơ giữa kiến thức nhà trường và cuộc sống. Cần phải tìm ra cách thức hữu hiệu để đặt HS trước những tình huống giống với những tình huống vốn có trong đời thật. Có thế mới mong làm cho các em tránh được cảm giác gò bó, không tự nhiên khi phải lựa chọn chủ đề phát biểu, cũng như khi phát biểu một cách thực sự tự do về chủ đề mà mình đã lựa chọn trước người nghe. 
b) GV phải cố gắng tìm và tổ chức những hình thức học tập phát huy được tính chủ động, tích cực ở đông đảo HS. Khai thác những vốn sống, vốn hiểu biết mà HS đã có, trắc nghiệm, thảo luận, gợi cho HS tưởng tượng, hình dung ra tình huống, để rồi sống như thật trong tình huống mà các em đã tưởng tượng, hình dung đấy là những biện pháp sư phạm có thể giúp GV dạy tốt bài học khó khăn này.
D. Tiến trình tổ chức dạy học .
	1. Kiểm tra bài cũ
	2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:
 Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu nêu tại câu hỏi l của SGK. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
1. Khái niệm phát biểu tự do
+ Phát biểu tự do là một dạng phát biểu mà chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống; ở đó, người phát biểu có thể hào hứng trình bày ý kiến của mình với người nghe. Và đấy là những ý kiến hoàn toàn không theo một chủ đề nào đã được quy định trước. 
+ Sự khác biệt cơ bản giữa phát biểu tự do với các dạng phát biểu khác nằm ngay trong hai chữ tự do. Chỉ được gọi là phát biểu tự do khi người nói tự tìm cho mình chủ đề cũng như nội dung phát biểu. Chủ đề và nội dung ấy, trong phát biểu tự do, rất nhiều khi nảy sinh một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài dự tính.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xem xét ví dụ nêu ở câu hỏi 2 của SGK và trong phần Đọc thêm ở cuối bài, rỏi trả lời câu hỏi ghi trong đó.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
2. Những nhu cầu thôi thúc con người phát biểu tự do
Nhu cầu được phát biểu tự do của con người luôn luôn sinh ra từ những tình huống trong đời sống. Đó là khi có ai chạm phải, để làm xôn xao lên một kỉ niệm, một nỗi niềm mà lòng người muốn phát biểu vẫn hằng ấp ủ. Có khi đó lại là một điều tâm niệm, một bài học, một trăn trở về đới sống mà một người nào đó, hoặc một điều gì đó vô tình hay cố ý gợi ra. Do đó, phải sống hết mình mới mong tự ra chủ đề và nội dung phát biểu tự do. Và để đạt được thành công trong phát biểu tự do, HS không thể có cách nào khác là chịu tích luỹ để làm giầu vốn sống, vốn hiểu biết, với những ý kiến thật và riêng.
*Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS tiếp tục thảo luận câu hỏi ghi trong câu hỏi 3 của SGK
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
3. Những yếu tố giúp bài phát biểu tự do đạt được thành công
- Không thể phát biểu, càng không thể phát biểu tự do vế một chủ đề mà người nói không am hiểu, không hứng thú và không hễ có nguyện vọng được nói với người nghe. Bởi một lẽ giản đơn: khi đó, người phát biểu sẽ không có ý kiến gì, hoặc không có hào hứng gì để trình bày ý kiến của mình. Càng là phát biểu tự do thì người phát biểu càng cần phải nói những gì mình thật sự hiểu biết và tâm đắc.
- Dù tự do đến đâu thì người phát biểu cũng không được xa đề, lạc đề. Nếu không, người phát biểu sẽ không thể thuyết phục và hấp dẫn người nghe. Cần chú ý điều này, bởi khi phát biểu tự do, người nói thường thiếu thời gian chuẩn bị, do đó, dễ không làm chủ được lời nói của mình. Lời phát biểu tự do, vì thế, luôn tiềm ẩn nguy cơ trở nên dài dòng, lộn xộn, lan man. - Muốn khắc phục nguy cơ đó, người phát biểu tự do không thể không tự rèn luyện để có năng lực tìm ý và sắp xếp nhanh chóng. 
- Người phát biểu tự do không được quyền chỉ nghĩ đến mình mà bỏ quên thính giả. Phải làm sao để hứng thú của người nói bắt gặp và cộng hưởng với hứng thú trong lòng người nghe. Mà không người nghe nào hứng thú với những gì đã làm cho họ từ lâu nhàm chán. Do đó, người phát biểu tự do chỉ nên tập trung vào những nội dung có thể làm cho người nghe thấy mới mẻ và truyền được cho họ niềm thích thú. 
- Chính vì lẽ đó mà người phát biểu tự do có thể diễn đạt ý kiến của mình thành một số câu đoạn, chứ không bắt buộc phải làm một bài văn hoàn chỉnh. 
Do vậy, có thể tán thành tất cả những phương án được nêu ra trong câu hỏi 3 của SGK, trừ phương án d. 
Ghi nhớ: SGK
*Hoạt động 4:
GV nên tranh thủ hướng dẫn HS luyện tập theo các gợi ý ghi trong câu hỏi 4 của SGK
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
4. Luyện tập
Bài tập 1
Có thể sưu tầm, chẳng hạn, những lời phát biểu tự do ngắn, nhưng rất có giá trị sau đây của V.I. Lênin về văn hào vĩ đại người Nga L. Tônxtôi, qua lời kể lại của M. Gorơki:
 “Một lần, tôi đến gặp Vlađimia (l) và tôi thấy trên bàn của Người một cuốn sách: Chiến tranh và hoà bình. 
- Phải rồi, đó là của Tônxtôi, Tôi vừa định đọc các đoạn nói về cuộc đi săn []. Thật là một bậc vĩ nhân, phải không? Một con người vĩ đại! Này bạn, đó mới thật là một nghệ sĩ. Và bạn có biết còn điểm nào kì lạ nữa không việc kì lại là trước thời bá tước (2) này, ta chưa từng thấy, có một người nông phu chính cống nào được đưa vào trong văn chương cả.
Rồi, nhìn tôi với cặp mắt lim dim, Người hỏi tôi:
- Có thể lấy ai ở Châu Âu đặt ngang hàng với Tônxtôi được nhỉ?
Người tự trả lời cho mình: 
- Không có ai cả. 
Thế rồi, xoa xoa bàn tay, Người liền cười, sung sướng như một con mèo sưởi nắng.
 (Theo: C. Mác Ph.Ang-ghen - V.I. Lênin, Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, hà nội, 1977, tr. 594)
Bài tập 2
Tham khảo phần Đọc thêm trong SGK 
	3. Củng cố - Dặn dò: Soạn bài "Phong cách ngôn ngữ hành chính"
	4. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc90 Phat bieu tu do.doc