Giáo án Ngữ văn 12 tiết 49 đến 65 - Trung tâm GDTX M’đrăk

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 49 đến 65 - Trung tâm GDTX M’đrăk

Tiết: 49-50

VỢ CHỒNG A PHỦ

 Tô Hoài

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

 - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Thiết kế bài học.

- Tài liệu tham khảo

 

doc 36 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 49 đến 65 - Trung tâm GDTX M’đrăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15/12/2009
Tiết: 49-50
VỢ CHỒNG A PHỦ
 Tô Hoài
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
 - Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu tham khảo
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - Gợi tìm, phân tích, so sánh, tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Tổ chức bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
1. HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày những nét cơ bản về:
- Cuộc đời, sự nghiệp văn học và phong cách sáng tác của Tô Hoài.
- Xuất xứ truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
 Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh năm 1920. Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Nội) 
Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại Dế mèn phiêu lưu kí. 
Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Một số tác phẩm tiêu biểu : Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967),
2. Xuất xứ tác phẩm
Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955
Hoạt động 2: Đọc và tóm tắt văn bản tác phẩm
1. GV đọc mẫu 1 đoạn. HS có giọng đọc tốt đọc nối tiếp một số đoạn.
II. ĐỌC VÀ TÓM TẮT TÁC PHẨM
1. Đọc
+ Đọc- hiểu trước ở nhà.
+ Đọc diễn cảm một số đoạn ở lớp.
2. Trên cơ sở đọc và chuẩn bị bài ở nhà, HS tóm tắt tác phẩm.
2. Tóm tắt
GV bổ sung.
Hoạt động 3: Tổ chức đọc- hiểu văn bản
III. ĐỌC- HIỂU
1. HS đọc đoạn đầu văn bản, nhận xét cách giới thiệu nhân vật Mị, cảnh ngộ của Mị, những đày đọa tủi cực khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
- HS thảo luận và phát biểu tự do. GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác.
1. Nhân vật Mị
a) Mị- cách giới thiệu của tác giả 
"Ai ở xa về " 
+ Mị xuất hiện không phải ở phía chân dung ngoại hình mà ở phía thân phận- một thân phận quá nghiệt ngã- - một thân phận đau khổ, éo le.
+ Mị không nói, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". 
+ "Sống lâu trong cái khổ Mị cũng đã quen rồi", "Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa", Mị chỉ "cúi mặt, không nghĩ ngợi", chỉ "nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau". Mị không còn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc sống. Mị sống như một cỗ máy, một thói quen vô thức. Mị vô cảm, không tình yêu, không khát vọng, thậm chí không còn biết đến khổ đau. 
2. GV tổ chức cho HS tìm những chi tiết cho thấy sức sống tiềm ẩn trong Mị và nhận xét.
- GV gợi ý: Hình ảnh một cô Mị khi còn ở nhà? Phản ứng của Mị khi về nhà Thống lí?
- HS làm việc cá nhân và phát biểu ý kiến.
b) Mị- một sức sống tiềm ẩn:
+ Nhưng trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm ẩn một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đóa hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung giàu đức hiếu thảo. 
+ Ở Mị, khát vọng tình yêu tự do luôn luôn mãnh liệt. (Mị đã từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ cửa của người yêu. Mị đã bước theo khát vọng của tình yêu nhưng không ngờ sớm rơi vào cạm bẫy.)
+ Bị bắt về nhà Thống lí, làm con dâu gạt nợ, Mị định tự tử. (Mị tìm đến cái chết chính là cách phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy. "Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc" Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón.) Chính khát vọng được sống một cuộc sống đúng nghĩa của nó khiến Mị không muốn chấp nhận cuộc sống hiện tại. 
3. GV tổ chức cho HS phát biểu cảm nhận về nghệ thuật miêu tả những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị, đặc biệt là tiếng sáo và diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.
- HS thảo luận và phát biểu tự do. 
- GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác.
c) Mị- sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc 
- Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy. ("Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một". Mị vừa như uống cho hả giận vừa như uống hận, nuốt hận. Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo.)
( Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", "trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo", )
+ Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Mị nhớ lại quá khứ  và niềm ham sống trở lại "Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước". Mị thấy mình còn trẻ lắm và muốn được đi chơi.
- Phản ứng đầu tiên của Mị là: "nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết". (Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài. )
- Hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách" 
- Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị "đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". 
4. GV tổ chức cho HS phân tích diễn biến tâm trạng Mị trước cảnh A Phủ bị trói.
- GV gợi ý: lúc đầu? Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ? Hành động cắt dây trói của Mị?
- HS thảo luận và phát biểu tự do. 
- GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác.
d) Mị trước cảnh A Phủ bị trói
+ Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm: "Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay". 
+ Thế rồi, Giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình,Thương người và thương mình đồng thời nhận ra sự tàn ác của nhà Thống lí, dẫn đến hành động của Mị mang tính tất yếu.
+ Sau khi cứu A Phủ, Mị cũng rất lo lắng, hoảng sợ. (Mị sợ mình bị trói thay vào cái cọc ấy, "phải chết trên cái cọc ấy". Khi đã chạy theo A Phủ, cái ý nghĩ ấy vẫn còn đuổi theo Mị: "ở đây thì chết mất".) Dẫn đến hành động chạy theo A Phủ.
5. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nhân vật A Phủ (sự xuất hiện, thân phận, tính cách,).
- HS thảo luận và phát biểu tự do. 
- GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác.
2. Nhân vật A Phủ
-A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử. Qua hành động đó thấy được tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt ở A Phủ.
- Thân phận của A Phủ
+ Cha mẹ chết cả trong trận dịch đậu mùa.
+ A Phủ là một thanh niên nghèo. 
+ Cuộc sống khổ cực đã hun đúc ở A Phủ tính cách cứng cõi. 
+ A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác.
6. HS phát biểu cảm nhận về cảnh xử kiện A Phủ quái đản, lạ lùng trong tác phẩm.
- HS phát biểu tự do. 
- GV nhận xét, định hướng vào một số ý chính
- Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng
+ Cuộc xử kiện diễn ra trong đòn roi và khói thuốc phiện mù mịt .. "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm". Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá.
+ Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà Thống lí Pá Tra.
(Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân.)
7. GV tổ chức cho HS rút ra những giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- HS thảo luận và phát biểu tự do. 
- GV định hướng, nhận xét, nhấn mạnh những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến chưa chính xác.
3. Giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm
a) Giá trị hiện thực
- Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc.
- Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác .
- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp.
- Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi.
b) Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.
- Phê phán gay gắt bọn thống trị
- Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người.
- Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người.
- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm.
8. GV tổ chức cho HS nhận xét về:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí.
+ Nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
4. Nghệ thuật :
- Xây dựng nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét 
- Miêu tả phong tục tập quán đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề,)
- Miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi.
Hoạt động 4: Tổ chức tổng kết
GV tổ chức cho HS rút ra những giá trị cơ bản của tác phẩm.
- GV định hướng. 
- HS phát biểu và tự viết phần tổng kết. 
IV. TỔNG KẾT
 HV đọc ghi nhớ SGK.
Ngày soạn 18/12/2009
Tiết: 51-52.
Lµm v¨n:
ViÕt bµi lµm v¨n sè 5: nghÞ luËn v¨n häc
 A- Môc tiªu bAi häc
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: xác định đề, lập dàn ý, diễn đạt.
- Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục. 
B- Ph­¬ng ph¸p và ph­¬ng tiÖn d¹y häc
 1. Phương pháp dạy học:
 Bài học tập trung vào nghị luận một vấn đề văn học. => Lưu ý HS ôn lại những tri thức về nghị luận, về thao tác lập luận,...để HS biết cách lập luận một cách chặt chẽ, nêu luận điểm rõ ràng, đưa dẫn chứng thuyết phục,hấp dẫn.
 2. Phương tiện dạy học:
 SGK, GA, ...
C- Néi dung, tiÕn tr×nh lªn líp
 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Ra đề làm văn cho HS: GV có thể vận dụng theo đề bài trong SGK hoặc tự ra đề cho phù với đối tượng học sinh.
 Đề 1 SGK:
 Trong một bức thư luận về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương (...) có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.
 3. Hướng dẫn HS xác định đề: Căn cứ vào SGK và SGV để hướng dẫn HS viết đúng hướng, đúng trọng tâm.
 Gîi ý mét sè ®Ò tham kh¶o.
§Ò 1: Anh (chÞ) hiÓu thÕ nµo vÒ ý kiÕn sau cña nhµ th¬ Xu©n DiÖu: "Th¬ lµ hiÖn thùc, th¬ lµ cuéc ®êi, th¬ cßn lµ th¬ n÷a".
Gîi ý:
Bµi viÕt cÇn cã nh÷ng luËn ®iÓm sau:
+ Th¬ lµ hiÖn thùc.
+ Th¬ lµ cuéc ®êi.
+ Mèi quan hÖ gi÷a th¬ víi hiÖn thùc, cuéc ®êi.
+ Th¬ cßn lµ th¬ n÷a. Tøc lµ th¬ cßn cã nh÷ng ®Æc tr­ng riªng: c¶m xóc, h×nh t­îng, ng«n ng÷, nh¹c ®iÖu,
§Ò 2: B×nh luËn ý kiÕn cña N ... n cuối)
HS làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp
2. Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên
a) Diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại:
- Ông Bằng: “nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”, "ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”, “giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “. Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.
- Chị Hoài: “gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”. Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”
- Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, ê nhức cả tim gan.
b) Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ 
- Khung cảnh tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh....”, mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần... Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 tết.
- Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ”. “Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm giác thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà... Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn....”
- Những hình ảnh sống động gieo vào lòng người đọc niềm xúc động rưng rưng, đề rồi “nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất”.
- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trước những người đã mất trong lễ cúng tất niên - chiều 30 tết, điều đó đã trở thành một nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng và tự hào của dân tộc ta. “Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung”. Dù cuộc sống hiện đại muôn sự đổi thay cùng sự thay đổi của những cách nghĩ, cách sống, những quan niệm mới, nét đẹp truyền thống văn hóa ấy vẫn đang và rất cần được gìn giữ, trân trọng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV hướng dẫn HS tự viết tổng kết.
III. TỔNG KẾT
Tổng kết giá trị đoạn trích dựa trên 2 mặt:
+ Giá trị nội dung tư tưởng.
+ Giá trị nghệ thuật.
 ĐỌC THÊM:	
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
 Nguyễn Khải
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được nét đẹp của văn hoá “kinh kì” qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho “người Hà Nội”.
- Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
II- CHUẨN BỊ
- HS đọc và tóm tắt truyện, trả lời những câu hỏi phần Hướng dẫn học bài (ở nhà).
- HS tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Khải và truyện ngắn Một người Hà Nội. 
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 - ổn định nề nếp.
- Kiểm tra : + Kiểm tra bài Mùa lá rụng trong vườn (trích)
 + Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dug cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
1. HS đọc phần Tiểu dẫn và tóm tắt tiểu sử, quá trình sáng tác cùng các đề tài chính của Nguyễn Khải.
GV gợi dẫn: chú ý các giai đoạn sáng tác, tác phẩm chính.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
+ Nguyễn Khải (1930-2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi.
+ Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, bắt đầu được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột. Trước cách mạng, sáng tác cảu Nguyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạc(1960), Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963), Chủ tịch huyện (1972).... và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu(1966), Hoà vang (1967), Đường trong mày (1970), Ra đảo (1970), Chiến sĩ (1973).... Sau năm 1975, sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội- chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống: Cha và con, và .... (1970), Gặp gỡ cuối năm (1982)...
2. Tác phẩm
Một người Hà Nội in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
1. GV tổ chức cho HS suy nghĩ, thảo luận, phát biểu nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh các vấn đề sau: 
a) Tính cách cô Hiền- nhân vật trung tâm của truyện, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước.
II. ĐỌC- HIỂU 
1. Nhân vật cô Hiền
a) Tính cách, phẩm chất
- Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền cũng như những người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái cốt cách người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
- Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước.
+ Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh: “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, theo cô “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá” .... Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và “đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ”...
+ Miền Bắc bước vào thời kì ương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó giám đi cũng là biết tự trọng”...
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 
b) Vì sao tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội?
* GV mở rộng 
b) Cô Hiền- "một hạt bụi vàng của Hà Nội"
- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Có điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quí báu. 
- Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng. Áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người Hà Nội.
* Một so sánh độc đáo nằm trong mạch trữ tình ngoại đề của người kể chuyện. Bản sắc Hà Nội, văn hoá Hà Nội là chất vàng 10 là mỏ vàng trầm tích được bồi đắp, tính tu từ biết bao hạt bụi vàng như là Hiền
2. GV tổ chức các nhóm học tập, giao việc cho mỗi nhóm tìm hiểu về một nhân vật trong tác phẩm:
- Nhân vật “tôi”.
- Nhân vật Dũng- con trai cô Hiền.
- Những thanh niên Hà Nội và cả những người đã tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật “tôi” về Hà Nội.
2. Các nhân vật khác trong truyện
+ Nhân vật "tôi" 
Thấp thoáng sau những dòng chữ là hình ảnh nhân vật “tôi” - đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Trên những chặng đường ấy, nhân vật tôi đã có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc bịêt là về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội. ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc. Nhân vật “tôi” mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu sắc.
+ Nhân vật Dũng- con trai đầu rất mực yêu quí của cô Hiền. 
Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam.
+ Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội. Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”..., là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm... Đó là những “hạt sạn của Hà Nội”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm rất nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
3. HS thảo luận về chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh.
3. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ"
+ Hình ảnh ... nói lên qui luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si. 
+ Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đất nước.
4. GV gợi ý để HS nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm.
4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật 
+ Giọng điệu trần thuật: 
Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Cái tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật “tôi”; tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào... Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác.
- Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát ...)
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
GV hướng dẫn HS tự viết tổng kết.
III. TỔNG KẾT
Trong Người Hà Nội, Nguyễn Khải đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử: 
- Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá người.
- Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước. 
- Là một người Hà Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa- tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng An”.
Chất nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Khải chính là ở đó.
“Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”. Nhận xét này của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thật xác đáng, nhất là đối với truyện ngắn Một người Hà Nội.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 12 T4965 TUYET.doc