Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 75+ 76: Vợ chồng A Phủ (trích) Tô Hoài

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 75+ 76: Vợ chồng A Phủ (trích) Tô Hoài

VỢ CHỒNG A PHỦ

(Trích)

 Tô Hoài

A/.MỤC TIÊU:

- Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động.

- Phân tích được nghệ thuật xy dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miu tả sinh hoạt, phong tục v tm lí nhn vật trong đoạn trích.

- Rèn luyên kĩ năng ph/tích tác phẩm truyện, chủ yếu là ph/tích nh/vật và chi tiết nghệ thuật quan trọng.

- Cảm thông với nỗi thống khổ của con người Tây Bắc dưới ách thống trị của Thực dân phong kiến, cảm phục sức sống ngoan cường, trân trọng khát vọng tự do ở người dân lao động.

B/.CHUẨN BỊ:

* GV:SGK, SGV, thiết kế bi học.

* HS:SGK; đọc hiểu bài “Vợ chồng A Phủ”, tiểu dẫn, phần chú thích và tri thức đọc – hiểu.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6680Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 75+ 76: Vợ chồng A Phủ (trích) Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 75,76
Ngày dạy: 
VỢ CHỒNG A PHỦ
(Trích) 
 Tô Hoài
A/.MỤC TIÊU:
- Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động.
- Phân tích được nghệ thuật xy dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miu tả sinh hoạt, phong tục v tm lí nhn vật trong đoạn trích.
- Rèn luyên kĩ năng ph/tích tác phẩm truyện, chủ yếu là ph/tích nh/vật và chi tiết nghệ thuật quan trọng.
- Cảm thông với nỗi thống khổ của con người Tây Bắc dưới ách thống trị của Thực dân phong kiến, cảm phục sức sống ngoan cường, trân trọng khát vọng tự do ở người dân lao động.
B/.CHUẨN BỊ:
* GV:SGK, SGV, thiết kế bi học.
* HS:SGK; đọc hiểu bài “Vợ chồng A Phủ”, tiểu dẫn, phần chú thích và tri thức đọc – hiểu.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: “Ôn tập về văn học”
- Các giai đoạn VHVN từ CM/8/45? (I.1.a)
- VHVN cĩ những bi kí no? Hy so snh 3 bi kí đó? (I.4)
- Đọc diễn cảm một đoạn thơ em thích và phân tích?
3/ Giảng bi mới:
* Giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H
NỘI DUNG BI HỌC
- Cho biết đôi nét về tác giả Tô Hồi?
- Đề tài sáng tác của Tô Hòai?
- Kể các tác phẩm của TH?
- Xuất xứ?
- Hãy tóm tắt tác phẩm?
- Hãy chia đoạn? Và cho biết ý của từng đoạn?
- Đoạn trích nổi bật hình ảnh nhân vật nào?
- Ngoại hình của M ntn? Với vẻ bên ngoài và tài riêng M có được sống hạnh phúc không?
- Vì sao M làm dâu cho P? Làm dâu cho nhà P giàu có, tại sao M định ăn lá ngón? M có thực hiện được K? Vì sao?
- M trở về nhà A Sử, M còn phản kháng nữa k? Chi tiết nào đã nêu được ý này? Em có nhận xét gì về M qua chi tiết này?
- Cái khổ được cảm nhận ở 2 mặt: thể xác và tinh thần. M khổ ở mặt nào?
- Nỗi khổ tinh thần, thể xác đã khiến M nghĩ và so sánh mình là con vật ntn? Sự so sánh này gợi cho em có suy nghĩ gì về số phận của M?
- Nơi M sống được miêu tả? Không gian này gợi em liên tưởng đến cái gì?
- Cuộc sống như thế có làm thay đổi bản chất M? Chứng minh?
- Theo em khát vọng hạnh phúc còn tồn tại nơi người đàn bà vô cảm này k? CM?
+ Khi con người bị đặt vào hoàn cảnh chỉ xứng với súc vật thì họ sẽ k có cách nào khác: hoặc là vùng dậy hoặc biến thành súc vật (Ăng ghen)
- Âm thanh “ tiếng sáo rập rờn” đã thôi thúc M định làm gì?
- Mị có thực hiện được ý muốn đi chơi xuân? Vì sao? Dây trói khơi gợi cho em điều gì?
- Thể xác M bị trói nhưng tâm hồn M ra sao? DC?
- Tâm hồn M đã bay theo tiếng sáo gọi bạn nhưng lí trí đã lôi M về với thực tại. Thực tại ra sao?
- Hành động và diễn biến tâm lí nơi M, muốn nói lên ý định gì của M?
- Cho biết gia cảnh của A.Phủ?
- Vì sao A Phủ bị thống lí P bắt? Việc xử kiện được diễn ra thế nào? ( Bọn xử kiện, bị cáo?)
- Kết thúc buổi xử kiện, AP lãnh bản án gì? Em có nhận xét gì về cách xử kiện này?
- Xét lại quá trình sống của AP, ta thấy AP là một con người ntn?
- Cho biết lí do AP bị trói đứng? AP bị trói ntn?
- Thấy AP bị trói mọi người có thái độ ra sao? Còn M?Tại sao họ (kể cả M) lại có thái độ ấy ?
- Nhưng vì sao trái tim nhân ái của M đã hồi sinh? Đánh thức bởi cái gì? (Nước mắt của AP, đồng cảnh à đồng cảm)
- Thương người, thương mình đã đưa M tới hành động gì? Em thấy có hợp lí? Vì sao?
- Khi cắt dây cởi trói cho AP xong, M lại rơi vào tâm trạng ra sao? Nhưng cuối cùng M đã làm gì?
- Hành động tự giải thoát cho cả hai của M đã nói lên được điều gì?
- Chủ đề?
- Cách kể chuyện? Nghệ thuật miêu tả tâm lí?
I/. GIỚI THIỆU:
1/ Tác giả: Tô Hoài 
_ Tên khai sinh: Nguyễn Sen(1920). Tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Đông(Hà Nội) 
_ Nổi tiếng trước CM/8/1945
_ 1943 gia nhập hội văn hóa cứu quốc 
_ Là nhà văn hoạt động cả 2 thời kỳ Pháp – Mỹ
* Đề tài 
1. Đời sống của người dân thành thị, vùng quê Nghĩa Đô(nhà nghèo)
2. Thiếu nhi trước CM tháng 8 (Dế mèn, o chuột, ..)
3. Người dân miền núi Tây Bắc 
* Tác phẩm trước CM tháng 8: Dế Mèn .. , Nhà nghèo .., 
* Sau CM tháng 8: Truyện Tây Bắc, Miền Tây..
* Được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn hóa nghệ thuật đợt I/1996.
2/ Tác phẩm 
a) Xuất xứ 
- “VC APhủ” viết 1953, in trong tập truyện “Tây Bắc” sau khi tác giả theo bộ đội tiến quân vào miền Tây(8 tháng)
- Đoạn trích là phần đầu của tác phẩm “VC APhủ”: Mỵ và APhủ ở Hồng Ngài. 
b) Tóm tắt 
“VCAP” là truyện kể về đôi vợ chồng H Mông (Mèo) Tây Bắc. Mỵ vốn là một cô gái đẹp, có tài thổi sáo, thổi lá nhiều người mê và đã có người yêu nhưng vì nghèo M trở thành con dâu gạt nợ nhà Thống lý Pá Tra. Từ đó, cuộc sống M bị chà đạp. Đồng hành với M là APhủ, 1 thanh niên khỏe mạnh yêu đời nhưng nghèo: Trong một ngày hội xuân APhủ đánh ASử (chồng của M là con của Pá Tra ) đã quậy phá cuộc vui của dân bản. APhủ bị bắt và phải chịu bao cực hình. Sau đó, APhủ trở thành nô lệ cho nhà ASử. Trong một đêm ngồi sưởi, cảm thông cho người cùng cảnh ngộ (APhủ bị trói đứng vì hổ tha mất một con bò) M cởi dây cứu APhủ và cả hai trốn khỏi Hồng Ngài.
c) Bố cục: 4phần 
a) “Ai ở xa về . chết thì thôi”
Hoàn cảnh và tâm trạng của Mị 
b) “Trên đầu núi . vờ đầu” 
Mị bị ASử trói 
c) “Nửa đêm qua .......... ở Hồng Ngài”
Hoàn cảnh của APhủ
d) “Khi đó .dốc núi”
Mị cởi trói cho APhủ
II/.ĐỌC – HIỂU: 
* Nhân vật Mị: 
1. Ngoại hình và biệt tài: 
Mị xinh đẹp, yêu đời, thổi sáo hay. 
Biệt tài : “Mị uốn chiếc lá .đi theo Mị” 
Nhan sắc : “Nhiều chàng trai đứng nhẳn cả chân vách đầu buồng Mị” 
à Hạnh phúc ?
2. Gia cảnh nghèo khổ: 
Gia đình nghèo khổà Mị trở thành con dâu gạt nợ ( giống như nô lệ không công). Không được sống cuộc đời như mình mơ ước, Mị uất hận định tự tử bằng nắm lá ngónà phản kháng của lòng ham sống cho ra sống. Nhưng thương cha “ Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa” àMị đành trở về nhà Pá Tra. 
3. Những ngày sống trong nhà Thống Lý: 
_ Những chi tiết “ mấy năm qua, mấy năm sau () ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” àbuông xuôi cam chịu đáng thương, không có ý định phản kháng 
_ Mị quần quật cả đêm lẫn ngày với công việc cứ lặp đi lặp lại ở mỗi tháng, mỗi mùa, mỗi năm “Tết xong.. như thế” àQuả là nô lệ không công!
_ Mị tự so sánh “Mình cũng là .. con trâu, mình cũng là con ngựa”(.) lũi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” à Điều này càng cực tả nỗi đau: kiếp người là kiếp vật 
à* “ Mỗi ngày Mị càng không nói”à Thủ thuật tạo sức nén cho nhân vật trổi dậy. 
_ Bị giam lỏng trong buồng “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay .. lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng” (ẩn dụ) à
Gây một ám ảnh ngột ngạt, bức bối về một nhà tù.
Hình tượng hóa giảm sức kh/quát về địa ngục c/sống 
_ Những chi tiết “ lúc nào () cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rười”, “không nghĩ ngợi nữa”àMị gần như thành ra vô cảm 
4. Sự trổi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc 
_ Không khí tết, âm thanh, hình ảnh và màu sắc ngày tết “Nhưng trong .. đi chơi” ở mỗi đầu làng .. nhảy” + hơi men à
+ Quay về quá khứ, quên hiện tại cay đắng.
+ Gợi nhớ tiếng sáo ngoài trời và tiếng sáo tâm tưởng (NT)
_ Rượu tan “Mị vẫn .. giữa nhà” à cô đơn, choàng tỉnh, xúi bẩy một cuộc giao đấu quyết liệt trong tâm hồn Mị :
+ Quá khứ thổi đến niềm vui đột ngột à tự ý thức “Mị .. còn trẻ” 
+ Hiện tại chặn lại, đẩy Mị tới ước muốn hãi hùng “chết ngay” 
_ Cài quá khứ trong đầu “rập rờn tiếng sáo” nâng hồn Mị bay qua rào chắn của thực tại, đẩy Mị tới hành động đi chơi à hành động đấu tranh lặng lẽ tự phát “ Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa () Mị rút thêm cái áo” 
_ Đúng lúc ngọn lửa yêu đời nơi Mị bùng lên và ASử xuất hiện, những sợi dây đay tàn bạo của hắn đã dập tắt ngọn lửa ấy, đã buộc chặt khát vọng cồn cào cháy bỏng của Mị. Y muốn đi chơi bị chặn đường 
 _ Mị vẫn mộng du trong tiếng sáo (MT) “Mị vẫn nghe ..đám chơi” + chi tiết “vùng bước đi” thật quyết liệt và lãng mạn lạ lùng. Khát vọng vẫn cứ trào ra ngoài dây trói à
+ Dây trói là hiện thân hung tợn của một kiểu áp bức đầy tính dã man, hiện thân của sự chống lại quyền sống, chống lại tự do thật đáng phỉ nhổ 
+ Sức sống mãnh liệt nơi Mị 
_ Thực tại phủ phàng “khắp người bị dây trói thít lại đau nhức () cổ tay, đầu bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mãnh thịt” à Mộng du tan biến trong ý nghĩ, cay đắng về thân phận “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” 
à + Hành động và tâm lý của Mị là biểu hiện của một sự “nổi loạn” không muốn chấp nhận cuộc sống tủi cực đau thương của hiện tại. 
+ Sự “quẫy đạp” lần thứ nhất không đủ thay đổi số phận Mị nhưng lại đầy ý nghĩa. 
* Mị là người phụ nữ có sức phản kháng mãnh liệt
 * Nhân vật APhủ 
_ Mồ côi cha mẹ từ bé, người làng Hángbla. Một mình lưu lạc đến Hồng Ngài. Lớn lên “APhủ đã biết đúc lưỡi cày .má giàu () không có bố mẹ .nối vợ” 
_ Trong cuộc đi chơi xuân, APhủ đánh ASử khi tên này cùng bọn tay chân đến phá đám hội à APhủ bị Pá Tra bắt phạt vạ 
+ Bọn xử kiện: dự tiệc, hút sách, “suốt chiều . hút” và một tiệc ăn cổ nữa.
+ Bị cáo: “APhủ quyết chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá” “Mặt APhủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập bị chảy máu” à 
♦Bị phạt 100 bạc trắng ( tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn)
♦Trở thành nô lệ không công cho Pá Tra 
è Cách xử kiện không công bằng và thật dã man.
* APhủ là một con người gan lì. 
* Mị cởi trói cho APhủ (đoạn hay nhất)
 a) Lý do và cảnh APhủ bị trói đứng 
_ Hổ vồ mất một con bò 
+ Pá Tra lấy dây mây quấn từ chân lên vai APhủ: APhủ nhay đứt vòng dây mây à Hắn quẳng thêm một vòng thòng lọng vào cổ APhủ à APhủ không cúi, không lắc được. 
+ Bị trói đứng ở góc nhà mấy ngày liền. 
b) Mị cứu APhủ 
_ Thoạt đầu, Mị thản nhiên đáng sợ “ Ngọn lửa sưởi bùng lên . Cũng thế thôi” 
+ Tâm hồn Mị đã rơi vào trạng thái vô cảm, tê dại chứng tích của tình trạng bị chai lì đau khổ. 
+ Quá quen với cảnh ngang trái tàn bạo trong nhà Pá Tra.
_ Dòng nước mắt APhủ vô tình mà hữu ý “một dòng nước .xám đen lại” à 
+ Làm hồi sinh trái tim đầy thương tích của Mị “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước ASử trói Mị”
+ Cảm giác thương thân đẩy Mị tới xúc cảm thương người “trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết” “chết đau . phải chết” “người kia việc gì mà phải chết”à đồng cảm “nó bắt mình chết .cái nhà này” 
_ Lòng thương người mạnh mẽ, lấn áp nổi sợ, thương tâm à
+ Qui luật của long nhân hậu
+ Mị chiến thắng nổi sợ “Trong hoàn cảnh này, làm sao Mị, cũng không thấy sợ” (ý thức)
+ Mị hành động “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” cứu APhủ. 
_ Cái sợ lại âp xuống “Mị cũng hốt hoảng .nghẹn lại” nhưng bản năng tự vệ tích cực của Mị thúc đẩy “Mị đứng lặng .vẫn băng đi” à Mị chạy theo APhủ (Mị giải thích gọn, chắc) “ở đây thì chết mất” 
(*) 1. Sự vận động phát triển tâm lý và tính cách nhân vật ở đây mang tính logic nội tại 
 2. Những người thấp cổ bé họng cần phải tạo sức mạnh cho mình bằng cách liên minh lại trong một trận tuyến chống kẻ thù chung.
III/. CHỦ ĐỀ:
Đoạn trích cho thấy số phận đen tối của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn pk bóc lột và tàn ácà nổi bật lên tinh thần khao khát tự do và ý thức tự giải phóng của họ.
IV/. TỔNG KẾT:
 _Cách kể chuyện khéo léo, nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc xảo, tinh tế, chặt chẽ và hợp lý. 
_ “VCAP” thể hiện tính nhân đạo tích cực 
+ Tố cáo những thế lực pk. Thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đày đọa người dân nghèo miền núi. 
+ Khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bean bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. 
* Đấu tranh là một điều kiện để tồn tại cuộc sống sẽ tàn, nếu chấm dứt đấu tranh”
	Brêlinxki 
4/. Củng cố và luyện tập:
 Chủ đề? 
5/ Hướng dẫn H tự học ở nhà:
 - Học bài và làm BT nâng cao. Chuẩn bị bài: Luyện tập về nhân vật giao tiếp.
 + Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời vào vở bài soạn.
E/.RÚT KINH NGHIỆM;

Tài liệu đính kèm:

  • docVo chong A Phu NV 12 NC.doc