Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 129: Văn bản tổng kết

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 129: Văn bản tổng kết

VĂN BẢN TỔNG KẾT

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

- Nắm đ¬ược đặc điểm và yêu cầu của văn bản tổng kết.

- Biết nhận xét và phân tích một văn bản tổng kết.

B/.CHUẨN BỊ:

 *GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

 *HS: SGK, k/thức c/bản về “Văn bản tổng kết”

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 Gợi tìm, thảo luận.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

-

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1462Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 129: Văn bản tổng kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Tiết : 129
VĂN BẢN TỔNG KẾT
®
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
- Nắm được đặc điểm và yêu cầu của văn bản tổng kết.
- Biết nhận xét và phân tích một văn bản tổng kết.
B/.CHUẨN BỊ:
 *GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
 *HS: SGK, k/thức c/bản về “Văn bản tổng kết”
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Gợi tìm, thảo luận.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc mục 1
- Từ thực tế và qua tìm hiểu SGK, anh (chị) hiểu thế nào là văn bản tổng kết ?
- Có những loại văn bản tổng kết nào ? Đặc điểm của mỗi loại ? Cho TD?
- Văn bản tổng kết có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và tập thể ?
* H đọc mục 2
- Để viết văn bản tổng kết cần chú ý những yêu cầu nào ? Theo anh (chị) yêu cầu nào cần chú ý hơn ? Vì sao ?
* Luyện tập
- H đọc BT và nêu yêu cầu?
+ Thảo luận và cử đại diện trình bày
+ G đúc kết và sửa chữa.
I/. Khái quát về văn bản tổng kết:
1/. Văn bản tổng kết:
Văn bản tổng kết là loại VB được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Đó là VB nhằm nhìn lại toàn bộ những hiểu biết có được qua học tập, nghiên cứu hoặc những công việc đã thực hiện trong lao động, trong công tác vào một khoảng thời gian nhất định; từ đó phân tích, đánh giá, rút ra những kết luận, bài học và nêu phương hướng cho những hoạt động tiếp theo.
2/. Những loại văn bản tổng kết:
Có rất nhiều loại hình tổng kết. Tronh phạm vi nhà trường, tổng kết gồm 2 loại chính:
a/. Tổng kết tri thức:
Là nhìn lại toàn bộ những kiến thức, kĩ năng đã tiếp nhận và rèn luyện trong một giai đoạn học tập nhất định, hoặc kiến thức kĩ năng một chương, một phần của một môn học nào đó.
TD: Tổng kết một giai đoạn VH,tổng kết phần TV trong SGK ngữ văn 12 nâng cao, tập 2.
b/. Tổng kết hoạt động thực tiễn:
Là nhìn lại toàn bộ những công việc đã thực hiện và kết quả, xem xét, đánh giá, rút ra những kết luận, bài học và nêu phương hướng hoạt động cho thời gian tới
TD: Tổng kết công tác Đoàn trong năm qua, tổng kết thành tích trong phong trào thi đua, tổng kết những kinh nghiệm học tập của cá nhân....
3/. Vai trò của văn bản tổng kết:
Tổng kết có ý nghĩa quan trọng trong học tập và hoạt động thực tiễn, giúp nhìn lại một chặng đường đã qua với những gì đã thu được, những gì chưa đạt, từ đó tìm cách khắc phục và có kế hoạch tiếp theo một cách phù hợp.
II/. Các yêu cầu cơ bản của văn bản tổng kết:
1/. Nội dung tổng kết cần xác thực, khách quan:
Những nội dung tổng kết phải bám sát thực tế và đối tượng, phản ánh trung thực những gì đã diễn ra, không thêm thắt, bịa đặt nội dung, chi tiết, số liệu 
2/. Xác định đúng phương hướng biểu đạt:
Văn bản tổng kết chủ yếu dùng phương tứcthuyết minh và nghị luận. Cần trình bày, giới thiệu nội dung, quá trình diễn biến, kết quả hoạt động, phân tích nguyên nhân, rút ra kết luận, bài học ...
3/. Lựa chọn hình thứctrình bày phù hợp:
Căn cứ vào yêu cầu và nội dung tổng kết mà lựa chọn một hình thức trình bày cho phù hợp độ ngắn, dài của VB, mức độ chi tiết hay khái quát, trình bày theo bảng, biểu hay các chương, mục, các phần khác nhau.
4/. Thực hiện đúng trình tự xây dựng một văn bản tổng kết:
- Xác định mục đích và yêu cầu.
- Lựa chọn các nội dung, phương diện cần tổng kết.
- Thu nhập tư liệu, sắp xếp theo hệ thống.
- Xây dựng đề cương văn bản tổng kết.
III/. Luyện tập:
1/ Mục đích bài tổng kết:
- Củng cố và hệ thống toàn bộ kiến thức văn học trong SGK ngữ văn nâng cao (lớp 10,11,12) trên phương diện lịch sử và thể loại.
- Vận dụng các kiến thức về lí luận VH vào việc phân tích đánh giá các TP, tác giả, các thời kì, trào lưu, giai đoạn VH trong SGK.
2/ Các nội dung tổng kết:
Bài tổng kết này bao quát và hệ thống toàn bộ kiến thức VH trong sách GK ngữ văn nâng cao (lớp 10,11,12), gồm 3 phần: VHVN, VHNN và lí luận VH. Trong đó VHVN là trọng tâm.
3/ Phương thức biểu đạt được dùng trong bài tổng kết:
Bài tổng kết này chủ yếu dùng p/thức thuyết minh, mô tả, giới thiệu các nội dung chính cần chú ý khi học phần văn học.
4/ Hình thức trình bày tổng kết:
Bài tổng kết gồm 12 trang sách GK, nêu một số nội dung khái quát theo các phần VHVN (chủ yếu) , VHNN và LLVH. Cuối bài có phần hướng dẫn học bài. Trong mỗi phần có các mục lớn nhỏ, khác nhau, chẳng hạn phần VHVN có cấu trúc như sau:
A/. VHVN
I/ Các bộ phận VH
1/ Bộ phận VHDG.
2/ Bộ phận VHV
II/ VHV qua các thời kì lịch sư
1/ Thời kì từ TK X đến hết TK XIX:
2/ TK từ đầu TK XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945
3 Thời kì từ CM Tháng Tám 1945 đến hết TK XX.
III/. Đặc điểm cơ bản của nền VHVN:
B/. VH nước ngoài
C/. Lí luận VH:
4/. Củng cố và luyện tập:
 Văn bản tổng kết là dạng văn bản được xếp vào kiểu văn bản hành chính - công vụ (văn bản điều hành). Dạng văn bản này rất quen thuộc trong đời sống học tập và công tác (trong nhiều trường hợp văn bản này còn gọi là Báo cáo tổng kết).
5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: 
♦ Học bài, làm BT còn lại. Chuẩn bị bài: Luyện viết văn bản tổng kết.
 + Thử trả lời câu hỏi luyện tập SGK/193.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN BAN TONG KET(1).doc