Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 121: Luyện tập về cách tránh một số loại lối lôgíc

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 121: Luyện tập về cách tránh một số loại lối lôgíc

LUYỆN TẬP VỀ CÁCH TRÁNH MỘT SỐ LOẠI LỐI LÔGÍC

A.Mục tiêu:

Giúp H:

- Nhận biết được một số loại lỗi lô gích.

- Biết cách tránh và sửa chữa những lỗi ấy khi nói và viết.

B/ Chuẩn bị:

* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học

* HS: SGK; đọc hiểu bài “ Luyện tập về cách tránh một số loại lỗi lôgíc”

C/ Phương pháp

 Hướng dẫn H thảo luận và thực hành luyệntập.

D/ Tiến trình dạy học

1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS

2/ Bài cũ:

 Kiểm tra BT về nhà

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2974Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 121: Luyện tập về cách tránh một số loại lối lôgíc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 
Tiết: 121
LUYỆN TẬP VỀ CÁCH TRÁNH MỘT SỐ LOẠI LỐI LÔGÍC
A.Mục tiêu: 
Giúp H:
- Nhận biết được một số loại lỗi lô gích.
- Biết cách tránh và sửa chữa những lỗi ấy khi nói và viết.
B/ Chuẩn bị:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học
* HS: SGK; đọc hiểu bài “ Luyện tập về cách tránh một số loại lỗi lôgíc” 
C/ Phương pháp
 Hướng dẫn H thảo luận và thực hành luyệntập. 
D/ Tiến trình dạy học
1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
2/ Bài cũ: 
 Kiểm tra BT về nhà
3/ Bài mới: 
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA G & H
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- H đọc BT1/SGK176.
+ Yêu cầu ?
* H thảo luận và trình bày.
* G nhận xét, sửa chữa.
- H đọc BT2/SGK177.
+ Yêu cầu ?
* H thảo luận và trình bày.
* G nhận xét, sửa chữa.
- H đọc BT3/SGK177.
+ Yêu cầu ?
* H thảo luận và trình bày.
* G nhận xét, sửa chữa.
- H đọc BT4/SGK177,178.
+ Yêu cầu ?
* H thảo luận và trình bày.
* G nhận xét, sửa chữa.
1. Bài tập1/176:
a) Những câu (1), (4), (6), (8) là đúng. Câu (1) trích từ Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù ; câu (4) : Anh Đức – Đất ; câu (6) : Vũ Hạnh – Bút máu ; câu (8) : Nguyên Hồng – Mợ Du.
b) Những câu còn lại là câu sai.
– ở câu (2), chính Dít, chứ không phải hai chân Dít, "ngồi sụp xuống trước mặt anh, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân". Nguyên văn của Nguyễn Trung Thành (Rừng xà nu) : Dít đã ngồi sụp xuống trước mặt anh, hai chân xếp về một bên, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân.
– ở câu (3), chính chị, chứ không phải hai tay chị, "thế chân ông cụ". Nguyên văn của Ma Văn Kháng (Mùa lá rụng trong vờn) : Chị liền thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực.
– ở câu (5), chính hắn, chứ không phải tay áo hắn, "cười rồi lại ăn". Nguyên văn của Nam Cao (Chí Phèo) : Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn.
– ở câu (7), chính thằng bé, chứ không phải mắt thằng bé, "ôm chặt lấy bố". Nguyên văn của Nguyễn Công Hoan (Tinh thần thể dục) : Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố.
=> Những câu sai ở bài tập này đều có một điểm chung : câu viết buộc người ta phải hiểu bộ phận của một người lại thực hiện một hành động, mà lẽ ra chính chủ thể của bộ phận ấy mới có khả năng làm điều đó.
2. Bài tập2/176,177:
a) Những câu (2), (5), (8) là đúng.
b) Những câu còn lại là câu sai.
– Câu (1) : Tay là của con mãng xà, chứ không phải của chàng hiệp sĩ ! Cách chữa đề nghị : Chàng hiệp sĩ tay vẫn cố ghìm ngọn lao cắm vào con mãng xà ; ác thú quẫy mạnh thân mình, đập đuôi vào chàng. Hoặc : Con mãng xà quẫy mạnh, đập đuôi vào chàng hiệp sĩ trong khi tay chàng vẫn cố ghìm ngọn lao đang cắm vào thân nó.
– Câu (3) : Vó đây là của chàng hiệp sĩ, chứ không phải của con ngựa ! Cách chữa đề nghị : Trong khi vó ngựa phi nhanh trên quãng đường đá, chàng hiệp sĩ ngoái nhìn về phía quê nhà. Hoặc Chàng hiệp sĩ phi nhanh trên quãng đường đá, mắt ngoái nhìn về phía quê nhà.
– Câu (4) : Đuôi là của nó, chứ không phải của con lợn ! Cách chữa đề nghị : Đuôi vung vẩy, miệng kêu ủn ỉn, con lợn bị nó đẩy vào chuồng. 
– Câu (6) : Ông lão có đuôi ! Cách chữa đề nghị : Ông lão nhìn con chó đang vẫy đuôi lia lịa. Hoặc : Ông lão nhìn con chó, đuôi nó vẫy lia lịa. 
– Câu (7) : Chân và mặt ở đây là của ông bố ! Cách chữa đề nghị : Bàn chân đã long ra, mặt đã nứt nẻ ; ông bố cố chữa lại cho con có cái bàn học lành lặn. Hoặc : Ông bố cố chữa lại cho con cái bàn học chân đã long, mặt đã nứt nẻ.
Những câu sai ở bài tập này đều có một điểm chung : câu viết buộc người ta phải hiểu, bộ phận của một chủ thể lại thuộc về một chủ thể khác, trong khi lẽ ra không phải như vậy. 
3. Bài tập 3/ 177
a) Những câu (2), (3), (7) là đúng.
b) Những câu còn lại là sai.
– Câu (1) : Nói các loại động cơ nổ khác tức là cho rằng động cơ gió là một loại động cơ nổ, một điều phi lí. Cách chữa đề nghị : Động cơ gió không tốn nhiên liệu như các loại động cơ nổ. Hoặc : Động cơ gió không tốn nhiên liệu như các loại động cơ khác. Xét về mặt lô gích, cả hai cách chữa đều chấp nhận được, nhưng ý của người viết là muốn so sánh động cơ gió với động cơ nổ, chứ không phải với động cơ nói chung, do đó nên chọn cách chữa thứ nhất.
– Câu (4) : Nói một con dao mới khác tức là cho con dao trước cũng là một con dao mới. Điều này mâu thuẫn với điều khẳng định của 
người viết : Con dao này cũ và mẻ nhiều quá. Cách chữa đề nghị : bỏ từ khác.
– Câu (5) : Nói nhiều loại gia cầm khác tức là cho cá là một loại gia cầm ! Cách chữa đề nghị : bỏ từ khác.
– Câu (6) : Viết như vậy tức là ngầm cho rằng hê-rô-in không phải là một loại ma tuý. Cách chữa đề nghị : Chúng ta cần có kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể để chống nạn hê-rô-in và các loại ma tuý khác. Hoặc : Chúng ta cần có kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể để chống ma tuý, đặc biệt là nạn hê-rô-in. Hay : Chúng ta cần có kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể để chống ma tuý nói chung và hê-rô-in nói riêng. 
– Câu (8) : Viết như thế tức là ngầm cho rằng nhẫn, vòng đeo tay, dây chuyền, không phải là đồ trang sức ! Cách chữa đề nghị : Nhẫn, vòng đeo tay, dây chuyền và các đồ trang sức khác lấp lánh trong chiếc hộp gỗ chạm trổ cầu kì.
Khi x biểu thị một vật bị bao hàm trong y, thì ta có thể nói : x là một loại y. Trong các câu (1), (4), (5), từ khác là thừa, hơn nữa, không thể dùng được, vì về mặt lô gích, nó buộc người ta hiểu rằng khái niệm hữu quan này bao hàm khái niệm hữu quan kia (chẳng hạn, hiểu rằng động cơ gió là một loại động cơ nổ !), trong khi thực ra không phải như thế. Trái lại, trong các câu (6), (8) lại thiếu từ khác hay những từ ngữ khác để phân cấp các khái niệm vốn có quan hệ bao hàm song lại bị đối xử như những khái niệm ngang hàng (chẳng hạn, tội phạm bao hàm trộm cắp, ma tuý, chứ không phải ngang hàng với những khái niệm này).
4. Bài tập 4/178
Những câu (3), (7), (8) là đúng. 
Những câu còn lại là câu sai.
– Câu (1) : Gơng là cái đợc coi là mẫu mực để noi theo. Do đó, có thể có gơng về đạo đức, chứ không thể có gơng về tài năng, một phẩm chất có phần bẩm sinh. Cách chữa đề nghị : bỏ và tài năng. Hoặc : nếu muốn giữ ý "tài năng" thì phải viết lại, chẳng hạn : Bác ấy đã rất có tài, lại còn là tấm gơng về đạo đức. 
– Câu (2) : Chỉ có thể nói Quách Hoè tàn bạo, giảo hoạt không kém khi thừa nhận Bao Công cũng tàn bạo, giảo hoạt, một điều trái với ý người viết. Thật ra, người viết chỉ muốn so sánh về mức độ. Do đó, có thể chữa : Bao Công dũng cảm, thông minh bao nhiêu, thì Quách Hoè tàn bạo, giảo hoạt bấy nhiêu.
– Câu (4) : Viết như thế nghĩa là sự kiện "úp cái mũ lên mặt" xảy ra trước sự kiện "nằm xuống đánh một giấc". Điều đó là phi lí trên thực tế. Cách chữa đề nghị : Hắn nằm xuống, úp cái mũ lên mặt, đánh một giấc.
– Câu (5) : Chí Phèo là con người, chứ hình ảnh không thể là con 
người. Cách chữa đề nghị : bỏ hình ảnh.
– Câu (6) : Lượng thì có thể nhiều hay ít, chứ không thể kéo dài. Cách chữa đề nghị : bỏ từ lượng. 
4/. Củng cố và luyện tập:
 Quá trình hành văn, người viết không chỉ đặt câu đúng ngữ pháp mà còn phải đúng ngữ nghĩa – đúng với trình tự lô-gíc.
5/.Hướng dẫn H tự học ở nhà: 
 Chuẩn bị bài: Hình thức trình bày bài văn.
+ Đọc kỷ VB, tóm gọn ND các mục và thực hiện phần luyện tập.
E/ Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TAP VE CACH TRANHLOI LOGIC NV 12NC.doc