Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao: Luyện tập về cách sửa chữa văn bản

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao: Luyện tập về cách sửa chữa văn bản

LUYỆN TẬP VỀ CÁCH SỬA CHỮA VĂN BẢN

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

– Nhận thức được rằng, viết là một việc làm rất nghiêm túc ; để có một văn bản tốt, phải sửa chữa rất công phu.

– Biết vận dụng nhận thức đó vào việc tạo lập văn bản.

B/.CHUẨN BỊ:

*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

*HS: SGK, k/thức c/bản về Xây dựng văn bản.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G hướng dẫn H thảo luận và làm bài tập.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra qua tiết dạy

 

doc 1 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2321Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao: Luyện tập về cách sửa chữa văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 90
Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP VỀ CÁCH SỬA CHỮA VĂN BẢN
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
– Nhận thức được rằng, viết là một việc làm rất nghiêm túc ; để có một văn bản tốt, phải sửa chữa rất công phu.
– Biết vận dụng nhận thức đó vào việc tạo lập văn bản.
B/.CHUẨN BỊ:
*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
*HS: SGK, k/thức c/bản về Xây dựng văn bản.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G hướng dẫn H thảo luận và làm bài tập.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra qua tiết dạy
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- H đọc yêu cầu của bài tập 1 (SGK/69)
– GV gợi cho HS nhận xét rằng nếu không sửa thì đấy đã là một bản thảo tốt ; sửa là cốt để cho bản thảo tốt hơn, hay hơn, hoàn hảo hơn.
- H đọc yêu cầu của bài tập 2 (SGK/70)
- H đọc yêu cầu của bài tập 3 (SGK/70)
Đây là phần trích từ bài tùy bút Của nước và gió của Nguyễn Ngọc Tư (Nhân Dân, số báo Xuân Mậu Tí 2008). GV hướng dẫn HS phát hiện sự liên kết về hình thức và nội dung giữa các đoạn, từ đó xác định trật tự hợp lí nhất của các đoạn.
Bài tập 1
– Sau đây là những chỗ sửa cụ thể :
(1) "dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song" là sự bổ sung về ý, rằng thắng lợi hoàn toàn của cuộc chống Mĩ, cứu nước được khẳng định trong hoàn cảnh đã tính đến những gian khổ, hi sinh có thể nhiều hơn.
(2) Thay thăm hỏi bằng chúc mừng vừa hợp với đối tượng (đồng bào, cán bộ và chiến sĩ) vừa tránh được trùng lặp với từ thăm hỏi ở nửa sau của câu.
(3) Thêm từ anh hùng : bổ sung về ý, để ngợi ca.
Bài tập 2
Xin tham khảo ý kiến của chính Xuân Diệu :
"Hơn một có nghĩa là không phải một và không biết bao nhiêu. Nếu viết mấy loài thì limité [hạn hẹp] quá. Đáng lẽ phải viết rụng dưới cành nhưng tác giả muốn nói cái gì trực tiếp hơn, của sự rơi rụng lìa bỏ []"(Hà Minh Đức). 
Bài tập 3
Chẳng hạn, câu cuối đoạn (1) nói đến chuyện [] anh bạn chạy tới tủ sách lôi những cuốn của nhà văn Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng... ra đọc lại, cho đỡ thèm, đỡ nhớ phương Nam thì câu đầu đoạn (3) viết : Tôi không nhớ trong những cuốn sách đó có bao nhiêu trang, bao nhiêu câu chuyện liên quan đến con nước rong. Như thế, thực ra, đoạn (3) phải xuất hiện ngay sau đoạn (1). Trong nguyên bản, trật tự vốn là : (1), (3), (2), (4), (6), (5). 
Bài tập 4
GV hướng dẫn HS tự làm ở nhà.
4/. Củng cố và luyện tập:
5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: 
Chuẩn bị bài: “Một người Hà Nội”
+ Đọc kỹ VB; tiểu dẫn, chú thích và tri thức đọc – hiểu.
+ Trả lời những câu hỏi ở SGK vào vở bài soạn.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tap cach sua chua van ban 12NC.doc