Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 39 đến 41

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 39 đến 41

ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA

 (Thanh Thảo)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: giúp HS

 - Cảm nhận được vẽ đẹp của hình tượng Gar- xi- a Lor- ca qua sự ngưỡng mộ của T/G

 - Hiểu được những nét đặc sắc về NT của bài thơ: kết cấu, nhạc tính, hình ảnh thơ giàu

 chất tượng trưng

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu cảm thụ thơ hiện đại

3. Thái độ: Có ý thức đồng cảm và yêu mến những nhân cách cao đẹp trong việc đấu tranh

 bảo vệ tự do, dân chủ cho nhân loại.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

 Vấn đáp- phân tích-thảo luận

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1099Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 39 đến 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40	Ngày soạn: 26/11/2008
	Ngày giảng: 27/11/2008
ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA
 (Thanh Thảo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Cảm nhận được vẽ đẹp của hình tượng Gar- xi- a Lor- ca qua sự ngưỡng mộ của T/G
	- Hiểu được những nét đặc sắc về NT của bài thơ: kết cấu, nhạc tính, hình ảnh thơ giàu 
 chất tượng trưng
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu cảm thụ thơ hiện đại
3. Thái độ: Có ý thức đồng cảm và yêu mến những nhân cách cao đẹp trong việc đấu tranh 
 bảo vệ tự do, dân chủ cho nhân loại.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích-thảo luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích hình tượng sóng để làm nổi bật TY của người phụ nữ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào phần tiểu dẫn sgk, hãy khái quát một vài nét về nhà thơ Thanh Thảo?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Tốt nghiệp khoa Văn trường ĐHTH Hà Nội
→ tham gia k/c chống MỸ cứu nước ở chiến trường M. Nam → sau 1975 nhà thơ hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ và báo chí.
- Nhận giải thưởng của Hội nhà văn VN 1979
GV: Nhận xét, bổ sung
- Thanh Thảo đem đến cho p/trào thơ trẻ thời đó tiếng nói riêng với ấn tượng nổi bật là tiếng nói trung thực của một thế hệ cầm súng đầy tự giác trước LS. Vẫn là cái tôi công dân nhiệt huyết nhưng thơ Thanh Thảo nghiêng về suy tư, triết luận và những tâm tình thực nên tránh được cái ồn ào, dễ dãi:
 “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
 Nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ quốc”
- Sau 1975, ông dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ VN, ông tìm kiếm “chất người” ở những nhân cách thanh cao bất khuất, tâm hồn phóng khoáng và yêu tự do như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Gar- xi- a Lor ca, hay cái đẹp vô danh, lặng thầm mà bất diệt như tự nhiên:
“Những giọt sương lặn vào lá cỏ
 Qua nắng gắt, qua bảo tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh bình thản trước vầng dương”.
- Ông không ngừng trăn trảơ và thể nghiệm trươvs những hình thức biểu đạt mới: đổi mới thi liệu, ngôn từ, đưa thơ gần với cuộc sống
- Khát vọng cách tân cấu trúc thơ được nhà thơ thể hiện qua tập thơ: “Khối vuông Ru- bích” đó là hành trình Thanh Thảo bền bỉ và can đảm vươn theo y/cầu hiện đại.
H: Em biết gì về nhà thơ Gát- xi- a Lor ca?
HS: Làm việc cá nhân, giới thiệu theo sự hiểu biết
GV: Bổ sung, nhấn mạnh một vài ý về nhà thơ Lor ca.
- Nhân cách của Lor ca thể hiện qua câu thơ nổi tiếng: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”
- Lor ca bị phe phát xít Phrăng- cô thủ tiêu trong thời gian đầu của cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (18/9/1936)
H: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của bài thơ? Cho biết giá trị của bài thơ và chia bố cục?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Nêu hoàn cảnh sáng tác
- Giá trị của bài thơ
- Bố cục: có 3 phần
+ Phần 1: 6 câu đầu → Lor ca người nghệ sĩ tự do
+ Phần 2: tiếp theo đến không ai chôn cất tiếng đàn → cái chết của Lor ca
+ Phần 3: còn lại → niềm xót thương và những suy ngẫm về cuộc giải thoat và giã từ của Lor ca.
GV: Nhận xét, bổ sung
- Khối vuông Ru- bích tiêu biểu cho tư duy thơ của Thanh Thảo: suy tư, mãnh liệt, phóng túng mang màu sắc tượng trưng và siêu thực
- Tượng trưng là hình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu, kí hiệu chứa đựng tính đa nghĩa của hình tượng
VD: Sơn Tinh- Thuỷ Tinh ngoài nghĩa trực tiếp là 2 kẻ tình địch thì còn mang một nghĩa tượng trưng khác: có nhiều cách để giải thích.
- Siêu thực: thoát ly thực tế
Hoạt động 2
GV: Đọc bài thơ- hướng dẫn cách đọc
Đọc mạnh mẽ, thể hiện cảm xúc lúc hứng khởi, lúc bi thương, có chổ cần luyến láy như cung bậc đàn ghi ta.
HS: Đọc bài thơ.
H: Những yếu tố nào tạo nên nhạc tính của bài thơ? 
HS: Cảm nhận, nêu các yếu tố tạo nên tính nhạc
GV: Bổ sung, giảng rõ
Trong thực tế thơ và nhạc luôn đi cùng nhau, nhạc là điệu hồn cảm xúc, nâng cách cho cảm xúc nhưng ý thức tạo ra tính nhạc ở mỗi bài thơ là không giống nhau. Đàn ghi ta của Lor ca dồi dào tính nhạc, được sáng tạo với ý thức khắc đậm h/ tượng Lor ca, người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giải bày nổi đau buồn và khát vọng yêu thương ND của mình.
H: Người nghệ sĩ Lor ca được miểu tả như thế nào? Em hãy phân tích để làm nổi bật?
HS: Liệt kê các chi tiết, phân tích
- Được miêu tả:
+ Áo choàng đỏ gắt: nhắc tới môn đấu bò tót, một hoạt động văn hoá khiến TBN nổi tiếng trên TG
+ Vầng trăng chếch choáng.
+ Yên ngựa mỏi mòn
→ cuộc độc hành của con người.
+ Cô gái Di- gan: gợi nét hoang dã
+ Mô phỏng nốt nhạc: gợi hình ảnh người nghệ sĩ lang thang
→ Lor ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hoá Tây Ban Nha
→ đó là một ca sĩ đơn độc lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước, cùng vầng trăng chếch choáng, trên yên ngựa mỏi mòn → làm nổi bật hình ảnh của người ca sĩ dân gian.
GV: Nhấn mạnh, kết luận
H: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “Tấm áo choàng đỏ gắt” mà nhà thơ sử dụng để miêu tả Lor ca?
HS: Cảm nhận, rút ra ý nghĩa
- Liên tưởng tới cảnh đấu trường: một nét văn hoá của TBN.(Đấu bò tót)
- Đó không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt:
+ Công dân Lor ca có khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài
+ Nền Nt già nua của TBN với NT cách tân của Lor ca.
GV: Nhận xét, kết luận
- Trong trận đấu ấy dù ở góc nhìn nào ta cũng thấy Lor ca là người đơn độc, người nghệ sĩ ấy sống mộng du với bầu trời, đồng cỏ, dòng sông và cả lá bùa sinh mệnh trên đường chỉ tay.
- Tất cả các hình ảnh x/dựng người nghệ sĩ đều mang tính biểu tượng đó là các hình ảnh thơ không hề có h/ ảnh con người nhưng bóng dáng con người con người hiện lên rõ nét qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc, trạng thái và ta thấy được một không gian đậm chất TBN.
H: Em có nhận xét về thủ pháp NT mà Thanh Thảo sử dụng trong việc miêu tả về Lor ca? Và cho biết thái độ của nhà thơ?
HS: Chuẩn bị cá nhân, nhận xét về các thủ pháp NT
- sử dụng bút pháp NT tượng trưng trong việc xây dựng hình tượng
- Thái độ: thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với người nghệ sĩ Lor ca.
GV: Bổ sung, kết luận.
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Thanh Thảo (1946)
* Quê: Mộ Đức- Quảng Ngãi 
* Là nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối của cuộc k/c chống Mỹ cứu nước.
* Thơ ông tiêu biểu cho gương mặt thơ trẻ thời chống Mỹ và có nhiều nổ lực trong đổi mới thơ VN.
* Ông được nhận giải thưởng của Hội nhà văn VN 1979 cho tập thơ: “Dấu chân qua trảng cỏ”
* Tác phẩm tiêu biểu: SGK
2. Nhà thơ Gát- xi-a Lor ca:
- Lor ca sinh năm: 1898 tại tỉnh Gra- na- đa ở miền Nam Tây Ban Nha.
- Là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng ở Tây Ban Nha (TK XX).
- Thơ của Lor ca gắn bó với nguồn mạch của văn hoá dân gian, hồn nhiên phóng khoáng và đầy nhân cách.
- Lor ca mất: 1936
3. Bài thơ: Đàn ghi ta của Lor ca
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ ra đời được nhà thơ lấy cảm hứng từ những giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor ca: nhân cách cao đẹp cùng với số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha.
b. Xuất xứ: bài thơ được rút trong tập thơ: Khối vuông Ru- bích
c. Giá trị: bài thơ như một tuyên ngôn NT của Lor ca
d. Bố cục: có 3 phần
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Nhạc tính của bài thơ:
- Vần và nhịp, láy từ, điệp từ, kết hợp ngẫu hứng từ ngữ
- Những từ mô phỏng âm thanh các nốt đàn ghi ta
- Lối diễn tấu trong hình thức văn bản.
2. Người nghệ sĩ tự do Lor ca:
- Lor ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hoá Tây Ban Nha.
- Đó là hình tượng người ca sĩ dân gian lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước trong cuộc độc hành.
- Tấm áo choàng đỏ gắt: 
 → có tính biểu tượng → nét văn hoá của Tây Ban Nha 
- Nghệ thuật:
+ Tạo dựng được không khí chính trị
+ Biện pháp điệp từ, từ láy → tính nhạc
+ Mô phỏng âm thanh
 IV. Củng cố: Nhận xét về cách miêu tả người nghệ sic Lor ca của nhà thơ Thanh Thảo?
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị phần 2
Tiết 41	Ngày soạn: 30/11/2008
	Ngày giảng: 1/12/2008
ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA
 (Thanh Thảo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Thấy được sự đồng cảm và thương tiếc sâu sắc của nhà thơ Thanh Thảo với Lor ca.
	- Hiểu được những nét đặc sắc về NT của bài thơ: kết cấu, nhạc tính, hình ảnh thơ giàu 
 chất tượng trưng
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu cảm thụ thơ hiện đại
3. Thái độ: Có ý thức đồng cảm và yêu mến những nhân cách cao đẹp trong việc đấu tranh 
 bảo vệ tự do, dân chủ cho nhân loại.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích-thảo luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hình tượng Lor ca được nhà thơ Thanh Thảo khắc hoạ như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor ca được t/giả miêu tả như thế nào? Em hãy cảm nhận và phân tích?
GV: Gợi ý: giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor ca là khi mà bọn phát xít Phrăng cô giết và ném xuống giếng để phi tang. Bởi Lor ca vừa nồng nhiệt cổ vũ đấu tranh với mọi thế lực áp chế đòi quyền sống, vừa thúc đẩy mạnh mẻ trong cách tân NT, vậy nên đã tạo được sự ảnh hưởng lớn ở TBN và khu vực Tây Á
HS: Chuẩn bị cá nhân, phân tích
* Miêu tả giây phút bi phẫn trong cuộc đời của Lor ca, t/giả sử dụng nhiều thủ pháp NT: 
- Đối lập: → tự do của người nghệ sĩ > < thế lực tàn bạo của bọn phát xít.
 → Tiếng hát yêu đời, vô tư > < hiện thực phủ phàng
 → TY, cái đẹp > < hành động tàn ác, dã man.
- Nhân cách hoá: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy → tạo sức ảm ảnh
- Hoán dụ: + Tiếng hát: chỉ Lor ca
 + Áo choàng đỏ chỉ cái chết
- So sánh: ghi ta nấu, ghi ta lá xanhlàm nổi bật về TY, cái đẹp, cái chết, nổi đau trong tư tưởng, tình cảm của Lor ca.
GV: Nhấn mạnh, giảng rõ
H: Em có nhận xét gì về thái độ của Lor ca trước cái chết của mình? Những hình ảnh: Đường chỉ tay đã đứt, dòng sông vô cùng/ Lor ca bơi sang ngangcó ý nghĩa gì?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Cảm nhận, phân tích
- Thái độ: bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết cận kề
→ thấy được dũng khí của Lor ca; một con người đã hiến dâng tuổi trẻ, cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh vì tự do.
- Những hình ảnh được s/dụng: là chỉ hành trình đến với cái chết của Lor ca, chỉ sự nghiệt ngã của định mệnh, của sự ngắn ngủi trong số phận con người.
H: Vì sao cái chết của Lor ca được miêu tả đi liền với hình ảnh “Cây đàn ghi ta”? Và em có cảm nhận như thế nào về 2 câu thơ:
 “Không ai chôn cất tiếng đàn
 Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”?
HS: Cảm nhận, thảo luận nhóm 2 em, phân tích.
- Giải thích: vì cây đàn ấy trở thành biểu tượng của cả c/s nhiều hoài bão, nhiều màu sắc, nhiều âm thanh, ông có nhiều đam mê và trong đó có cả đam mê ghi ta.
- Ý nghĩa 2 câu thơ:
+ Tiếng đàn tượng trưng cho NT của Lor ca, nó còn là TY con người, khát vọng → đó là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào huỷ diệt nổi, nó sẽ sống và lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.
+ Tiếng đàn là nỗi xót thương trước cái chết của một thiên tài → đó là sự nuối tiếc hành trình cách tân NT dở dang của Lor ca và của nền VC Tây Ban Nha. 
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Thanh Thảo cảm thông đến tận cùng với số phận phủ phàng của nhà thơ tài hoa Tây Ban Nha.
H: Em hãy cảm nhận và rút ra giá trị của câu thơ đề từ của bài thơ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?
HS: Cảm nhận, nêu ý nghĩa
- Câu thơ là nhân cách của Lor ca, là TY của Lor ca với NT, TY tha thiết với Đất nước Tây Ban cầm.
- Câu thơ bộc lộ sự sâu sắc của Lor ca: một ngày nào đó thi ca của ông sẽ án ngự ngăn cản những người đên sau trong s/tạo NT, vậy nên ông căn dặn cần phải biết chôn cất NT của ông mà đi tới.
GV: Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3
GV: Hướng dẫn HS tổng kết
HS: Rút ra giá trị NT và NT của bài thơ.
3. Cái chết của Lor ca:
* Giây phút ấy được Thanh Thảo miêu tả với nhiều biện pháp NT:
- Đối lập
- Nhân cách hoá
- Hoán dụ
- So sánh
→ tác giả khắc hoạ nhân vật giữa một không gian hoang dã đậm chất Tây Ban Nha.→ gợi nên được vẽ đẹp bi tráng của Lor ca.
* Thái độ của Lor ca trước cái chết:
 “Đi như người mộng du” 
→ thái độ bỏ quên tất cả: sự sống và cái chết.
* Ý nghĩa của những h/ảnh: là những ám dụ về cái chết
3. Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor ca:
* Nỗi niềm xót thương của Thanh Thảo được chuyển hoá thành niềm tin bất tử:
- Tiếng đàn: tượng trưng cho NT của Lor ca, TY, khát vọng của Lor ca
- Tiếng đàn: sự xót thương cho cái chết của 1 thiên tài → sự nuối tiếc vì sự dở dang trong cách tân NT.
* Câu thơ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
→ cần phải biết chôn NT của ông để đi tới và tìm ra những sáng tạo mới.
III. Tổng kết: 
* NT: 
- s/dụng thể thơ tự do, không dấu câu.
- s/dụng hình ảnh tượng trưng- siêu thực.
- kết hợp nhạc và thơ
* Nội dung: 
- Bài thơ là nỗi đau sâu sắc trước cái chết của thiên tài Lor ca.
- Là thái độ ngưỡng mộ của nhà thơ với một nhà nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân NT.
 IV. Củng cố: GV khái quát những hình ảnh tượng trưng- siêu thực trong bài thơ.
 V. Dặn dò: Học bài- đọc thêm- làm bài tập nâng cao- chuẩn bị: luyện tập các thao tác lập luận.
 VI. Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 39	Ngày soạn: 26/11/2008
	Ngày giảng: 27/11/2008
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG CÁC PTBĐ TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Hiểu thế nào là vận dụng kết hợp các p/thức biểu đạt và vận dụng tốt các p/ thức đó 
 trong quá trình làm văn.
	- Biết vận dụng các p/ thức để viết một đoạn văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận.
3. Thái độ: Tạo cho HS thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích-thảo luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở bài tập 1 sgk để ôn lại lý thuyết.
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
GV: Chốt lại vấn đề: các yếu tố kể, tả, biểu cảm được đưa vào trong văn nghị luận một cách hợp lý giống như các món ăn được thêm gia vị một cách hợp lý.
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn HS soạn các bài soạn ở sgk
HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập
GV: Hướng dẫn bài tập về nhà.
I. Lí thuyết:
1. Bài tập 1:
- Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp p/thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm vì:
+ Khắc phục hạn chế của văn nghị luận đó là sự khô khan, thiên về lí tính.
+ kết hợp các p/thức này để đem đến sự cụ thể, sống động cho văn nghị luận.
- Yêu cầu: Bài văn phải thuộc loại văn bản nghị luận.
+ Yếu tố kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp chúng không làm mờ đi đặc trưng của văn nghị luận.
+ Khi tham gia vào bài văn nghị luận các yếu tố này phải chịu sự chi phối của văn nghị luận. 
II. Luyện tập: bài tập 2, 3 sgk
III. Hướng dẫn bài tập về nhà
 IV. Củng cố: GV gọi HS đọc ghi nhớ sgk
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập còn lai- chuẩn bị: Đàn ghi ta của Lor ca
 VI. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNV12 CB(8).doc