Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 22 đến 24

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 22 đến 24

VIỆT BẮC

 (Tố Hữu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Hiểu được Tố Hữu là nhà thơ CM, thơ ông là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong

 VHVN hiện đại.

 - Nắm được những thành tựu của thơ Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác, những nét

 chủ yếu trong phong cách thơ ông.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đoc- hiểu khái quát về một tác gia văn học

3.Thái độ: Bồi dưỡng lý tưởng CM, Ty quê hương, đất nước, trân trọng những giá trị thơ ca

 của Tố Hữu.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về tác gia Tố Hữu.

 Trò: Vở bài soạn- SGK

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích- khái quát

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 22 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22	Ngày soạn: 15/ 10/08
	Ngày giảng: 16/ 10/08
VIỆT BẮC
 (Tố Hữu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Hiểu được Tố Hữu là nhà thơ CM, thơ ông là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong 
	VHVN hiện đại.
	- Nắm được những thành tựu của thơ Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác, những nét
 chủ yếu trong phong cách thơ ông.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đoc- hiểu khái quát về một tác gia văn học
3.Thái độ: Bồi dưỡng lý tưởng CM, Ty quê hương, đất nước, trân trọng những giá trị thơ ca 
 của Tố Hữu.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về tác gia Tố Hữu.
 	Trò: Vở bài soạn- SGK
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- khái quát
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Bức tranh rừng núi Tây Bắc được Quang Dũng miêu tả như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Hãy nêu những nét chính về tiểu sử của nhà thơ? Và cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ của Tố Hữu?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Khái quát những nét cơ bản
- Nêu những ảnh hưởng:
+ Ảnh hưởng từ quê hương: xứ Huế thơ mộng, trầm mặc, có những điệu hò, câu hát quyến rũ lòng người, nền văn hóa phong phú, độc đáo.
+ Ảnh hưởng từ gia đình: giàu truyền thống thơ ca: Bố là 1 nhà Nho nghèo nhưng say mê thơ văn, thích sưu tầm ca dao- tục ngữ " dạy Tố Hữu làm thơ. Mẹ con của 1 nhà Nho, thuộc nhiều ca dao và tục ngữ, rất mực yêu thương con, bà đã truyền lại những cái gì tinh túy nhất của thể loại văn hóa dân gian mà bà học được.
GV: Nhận xét, bổ sung
* Tuy nhiên nét đặc sắc nhất trong thơ Tố Hữu chính là sự gặp gỡ giữa chàng trai Kim Thành và lý tưởng cộng sản.
* 1936, Tố Hữu mới 16 tuổi đã đến với lý tưởng CM, tích cực hoạt động trong phong trào Mặt trận dân chủ ở Huế
* 1938, được kết nạp vào Đảng, từ đó ông dâng hiến hoàn toàn cuộc đời mình cho sự nghiệp CM.
Hoạt động 2
H: Con đường thơ của Tố Hữu phát triển như thế nào? Hãy khái quát một vài đặc điểm về các tập thơ của Tố Hữu?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát những đặc điểm cơ bản của các tập thơ.
* Máu lữa: tiếng réo náo nức của tâm hồn khi bắt gặp lí tưởng CM " cảm thông, thấu hiểu những cảnh đời cơ cực như: lão đầy tớ, chị vú em, cô gái giang hồ, em be lang thang cù bơ cù bất... " giọng điệu tha thiết, sôi nổi, chân thành.
* Xiềng xích: cuộc đấu tranh gay go của người chiến sĩ CM trong nhà tù thực dân " sự trưởng thành vững vàng.
* Gió lộng: ca ngợi thắng lợi của CM, chứa đựng cảm hứng lãng mạn.
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Hãy nêu nội dung của tập thơ Việt Bắc? Cho VD minh họa?
GV: Gợi ý, định hướng
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
VD: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới...
H: Nguồn cảm hứng lớn của tập thơ: Gió lộng? Nêu đặc điểm của tập thơ?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
GV: Giảng rõ bằng các VD: Tiếng chổi tre, Tiếng ru, mẹ Tơm, bài ca Xuân 61.
Tuy nhiên, thơ của ông không tránh được cái nhìn đơn giản về XHCN, ca ngợi một chiều c/s mới, con người mới ở miền Bắc.
H: Nêu đặc điểm nổi bật của hai tập thơ này? Cho VD minh họa?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Đây là chặng đường thơ của TH trong những năm k/c chống Mỹ cứu nước cho tới ngày toàn thắng.
- TH đã đưa vào thơ của mình những hình ảnh bình dị về con người VN, đất nước VN
+ Bài thớ Bức ảnh, TH viết
“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
" thể hiện tư thế, dáng dứng của d/tộc VN nhỏ bé nhưng rất đỗi hào hùng.
Và cả những hình ảnh vừa LM, vừa hào hùng
“Chuyện em gái nhỏ xóm Lai Vu
Rắn quấn ngang chân vẫn bắn thù
Mỹ hại trăm nhà lo diệt trước
Rắn mình em chịu có sao đâu”
GV: Bổ sung và minh họa 1 số tác phẩm
VD: Mẹ Suốt, Kính gửi cụ Nguyễn Du
H: Đặc điểm của hai tập thơ?
HS: Khái quát
GV: Nhận xét, giảng rõ bằng VD
“ Tròn năm mươi tuổi Đảng và thơ
 Từ ấy đường vui suốt đến giờ
 Mái tóc pha sương chưa cạn ý
 Con tằm rút ruột vẫn nhã tơ”
Hoạt động 3
H: Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu gồm những nét lớn nào? Hãy phân tích từng đặc điểm?
HS: làm việc cá nhân, khái quát, phân tích
* Khuynh hướng trữ tình chính trị:
- Làm thơ phục vụ CM, đề tài, nội dung nhất quán ở: lý tưởng CM soi sáng cách nhìn nhận và cảm xúc.
- Sự kiện chính trị trở thành đề tài và cảm hứng NT
- Nói lên những tình cảm lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn của d/tộc.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Chất sử thi: Từ cái tôi chiến sĩ " cái tôi nhân danh cộng đồng, dân tộc, nhân vật trữ tình là con người mang phẩm chất dân tộc, mang tầm vóc thời đại.
- Cảm hứng lãng mạn: niềm vui phấn khởi, hướng đến tương lai, say mê với lý tưởng CM. 
* Giọng ân tình ngọt ngào: 
- Giàu nhạc điệu
- Hình thức đối thoại trong thơ " chất tâm tình.
Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình CM " giải bày, tâm sự, trò chuyện, nhắn nhủ
* Đậm đà tính dân tộc:
- ND: thể hiện những tình cảm truyền thống: con người VN, đất nước VN
- NT: sử dụng đa dạng thể thơ d/tộc, giàu nhạc điệu, sử dụng những từ ngữ dân gian, h/ảnh thiên về biểu cảm
GV: Bổ sung, kết luận
I. Vài nét về tiểu sử:
* Sinh: 4/ 10/ 1920
* Quê: Thừa Thiên Huế
" nuôi dưỡng hồn thơ Tố Hữu
* Gia đình:
" có tài năng thơ ca
Æ Quê hương và gia đình góp phần q/trọng vào sự hình thành hồn thơ của Tố Hữu.
* Tham gia phong trào CM từ sớm " suốt đời đi theo CM " có sự thống nhất giữa con người chính trị và con người nhà thơ.
* Được trao tặng giải thưởng HCM về VHNT " nhà thơ lớn của dân tộc.
II. Con đường thơ của Tố Hữu:
* Con đường thơ của Tố Hữu phát triển theo các giai đoạn CM, phản ánh các chặng đường của CM.
1. Từ ấy (1937- 1946):
- Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng
- Say mê đón nhận lý tưởng của Đảng, chia sẽ với con người bất hạnh, kiên quyến đấu tranh với chính mình, giữ vững ý chí chiến đấu, ca ngợi chiến thắng.
2. Việt Bắc (1946- 1954):
- Sáng tác ở những năm k/c chống Pháp.
- Thể hiện con người quần chúng k/c: tầng lớp Công- Nông- Binh ( cụ thể: anh vệ quốc quân, bà Mẹ, em bé...)
- Là bản anh hùng ca về cuộc k/c chống P, thể hiện tình cảm lớn của con người VN k/c: yêu nước
- Đặc điểm NT: cảm hứng sử thi- trữ tình.
3. Gió lộng (1955- 1961):
- Khai thác niềm cảm hứng lớn: niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng vào công cuộc x/dựng XHCN " cảm hứng lãng mạn phơi phới " cảm nhận đất nước như một mùa xuân lớn, như một ngày hội lớn.
- Cảm hứng về ân tình CM.
4. Ra trận (1962- 1971), Máu và Hoa (1972- 1977):
- Là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tấn công, lời kêu gọi, lời cổ vũ chiến đấu.
- Suy nghĩ, phát hiện về dân tộc và con người VN.
- Hai tập thơ này mang đậm chất sử thi, tính chính luận, âm hưởng anh hùng ca.
5. Hai tập thơ :Một tiếng đờn(1992) và Ta với Ta (1999):
- Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư.
- Kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường CM.
III. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
1. Khuynh hướng trữ tình chính trị.
2. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
3. Giọng thơ ân tình ngọt ngào.
4. Đậm đà tính dân tộc.
 IV. Củng cố: - Nắm những nét cơ bản của tiểu sử
 - Nắm được những nét chính trong sự nghiệp s/tác, phong cách thơ.
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập- chuẩn bị: Luật thơ.
Tiết 23	Ngày soạn: 19/10/2008
	Ngày giảng: 20/10/2008
LUẬT THƠ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ Tiếng Việt
	- Vận dụng kiến thức luật thơ vào việc đo- hiểu tác phẩm thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thơ dựa trên những kiến thức về luật thơ.
3. Thái độ: Có ý thức cảm thụ- phân tích thơ chính xác và đúng luật
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài soạn- các VD
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích-luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Gọi HS đọc sgk, gợi ý
Thơ là cách tổ chức ngữ âm (tính nhạc), nó là kết quả của việc vận dụng tổng hợp các yếu tố ngữ âm như: thanh điệu, vần, độ cao, độ dài, độ mạnh của tiếng để tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho lời thơ.
H: Thế nào là luật thơ? Trong luật thơ nhân tố nào đóng vai trò quan trọng? Vì sao?
HS: Dựa vào sgk, khái quát
- Khái niệm: luật thơ
- Nêu các nhân tố quan trọng và giải thích.
GV: Bổ sung, giảng rõ
* Vần: là sự hiệp vần thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo ra tính hài hoà và liên kết của dòng thơ, giữa dòng thơ.
VD: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
 Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
 Đây mùa thu tới- mùa thu tới
 với áo mơ phai dệt lá vàng
- Vần được phân biệt theo vị trí gieo vần: vần chân, vần lưng, phân biệt theo mức độ hoà âm: vần chính, vần thông
- Trong thơ vần thực hiện 3 chức năng: tách dòng, tạo liên kết, tạo âm hưởng, tạo tâm thế chờ đợi cho vần kế tiếp
* Tiết tấu: nhịp điệu
GV: Giới thiệu về giá trị của tiếng và đặc điểm của tiếng.
* Các p.diện giá trị của Tiếng:
- Xét về ngữ âm: mỗi tiếng là 1 âm tiết
- Xét về ngữ nghĩa: tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
- Xét về ngữ pháp: mỗi tiếng thường là một từ.
* Các đặc điểm của Tiếng:
- có cấu trúc chặt không biến hình trong câu theo quy tắc ngữ pháp.
VD: Tôi yêu con chó của Tôi.(Tiếng Việt)
 Love me love my dog
- Gồm 2 phần: Phụ âm đầu và Vần
VD: Toàn
- Mỗi tiếng luôn mang 1 trong 6 dấu thanh.
VD: Tôi- Nhà- sắc- đẹp- ngỏ- nhã
H: Vì sao lấy tiếng làm căn cứ để xác lập thể thơ? Và căn cứ vào đâu để ngắt nhịp thơ?
HS: Làm việc cá nhân, trình bày
GV: Bổ sung, lấy VD giảng rõ
* VD: + Thơ Lục bát : 6/8
 + Thơ Thất ngôn: 7 tiếng (Thất ngôn bát cú: 7 tiếng 8 câu, thất ngôn tứ tuyệt: 7 tiếng 4 câu)
 + Song thất lục bát: 2 câu 7, 1câu 6, 1 câu 8)
* VD: 
- Thơ Lục bát thường có nhịp đôi
 “Yêu nhau/ cởi áo/ cho nhau
 Về nhà/ mẹ hỏi/ qua cầu/ gió bay”
- Thơ song thất lục bát: ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2
 “Trời thăm thẳm /xa vời khôn thấu
 Nỗi nhớ chàng/ đau đáu/ nào xong”
H: Trong Tiếng Việt có bao nhiêu loại dấu thanh? Các dấu thanh có vai trò như thế nào trong luật thơ?
HS: Đọc sgk, trình bày
GV: Nhận xét, cho VD minh hoạ
VD: - Thơ lục bát: tiếng 2/ 4/ 6 phải theo luật
 2 B- 4 T- 6 B
Kiều càng sắc sảo mặn mà
 B T B
So bề tài sắc lại là phần hơn
 B T B
 - Thơ thất ngôn: Tiếng 2/ 4/ 6 phải theo luật: B- T- B hoặc T- B- T
 Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
 B T B
 Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
 T B T
* Trong thơ Đường luật còn có Liên (niêm)
VD: Thơ lục bát
 Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.
* Trong thơ Đường luật còn chia ra:
- Thơ luật bằng vần bằng
Tương tư không biết cái làm sao
- Thơ luật trắc vần bằng
VD: Một chiếc thuyền câo bé tẻo teo
 T B
H: Thế nào là cách hiệp vần trong thơ? Có mấy loại vần? Đặc điểm của từng loại?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
* Hiệp vần: là cách liên kết các câu thơ bằng sự trùng hợp hay gần trùng hợp phần vần của một tiếng
* Có 4 loại: vần chân, vần lưng, vần thông, vần chính
GV: Bổ sung, cho VD giảng rõ
Hoạt động 2
H: Trong thơ Tiếng Việt chúng ta thường thấy xuất hiện những thể thơ nào?
HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu ý kiến.
GV: Cho VD, giảng rõ
Hoạt động 3
H: Hãy xác định thể thơ cho 4 câu thơ trên và tìm một số đoạn thơ, xác định thể loại?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Xác định thể thơ và tìm VD
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, vì có 4 câu và 3 vần.
I. Khái quát về Luật thơ:
* Luật thơ: là toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong sáng tạo thơ như: phân dòng, số tiếng, ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh
* Yếu tố quan trọng: Vần và Tiết tấu.
1. Tiếng là căn cứ để xác lập thể thơ và là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ:
* Vì: 
- Các thể thơ đều lấy số lượng tiếng trong một câu để xác định.
- Tiếng là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ.
2. Thanh của Tiếng là căn cứ để xác định luật bằng trắc:
- Tiếng Việt có tất cả 6 thanh: chia thành 2 nhóm
+ Huyền, không dấu → thanh bằng
+ Sắc, nặng, hỏi, ngã → thanh trắc.
- Các dấu thanh tạo ra luật B- T riêng cho mỗi thể thơ
- Thơ luật bằng vần bằng:
 B B T T T B B (v)
 T T B B T T B (v)
 T T B B B T T
 B B T T T B B (v)
 B B T T B B T
 T T B B T T B (v)
 T T B B B T T
 B B T T T B B (v)
- Thơ luật trắc vần bằng:
TTBBTTB (v)
BBTTTBB (v)
BBTTBBT
TTBBTTB (v)
TTBBBTT
BBTTTBB (v)
BBTTBBT
TTBBTTB (v)
3. Vần của Tiếng là căn cứ để hiệp vần thơ:
- Vần chính: vần của 2 tiếng hoàn toàn trùng hợp
VD: Các vị La Hán chùa Tây Phương 
 Tôi đến thăm về lòng vấn vương
 Há chẳng phải đây là xứ Phật
 Mà sao ai nấy mặt đau thương
- Vần thông: vần của 2 tiếng không hoàn toàn trùng hợp.
 VD: Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
- Vần chân: (cước vận) vần ở cuối câu.
VD: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Vần lưng: (Yêu vận) vần được gieo vào giữa dòng thơ
VD: Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
 Một buổi trưa nắng dài bãi cát
II. Những thể thơ thường gặp trong Tiếng Việt:
* Thể thơ truyền thống: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
* Thể thơ bắt nguồn từ TQ: tứ tuyệt, bát cú, ngũ ngôn
* Ngoài ra còn có thơ tự do, thơ văn xuôi
III. Luyện tập:
Xác định thể thơ của bốn câu thơ sau:
“Ai mang xuân đến bưởi đưa hương
 Xao xuyến lòng ai dạ vấn vương
 Chợt nhớ tới người bên xóm núi
 Ước sao có cánh vượt đường trường”
 IV. Củng cố: Tiếng có vai trò như thế nào trong luật thơ Tiếng Việt?
 V. Dặn dò: Học bài chuẩn bị: Trả bài viết số 2
Tiết 24	Ngày soạn: 22/10/2008
	Ngày giảng: 23/10/2008
TRẢ BÀI SỐ 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Nhận thức rõ những ưu điểm, nhược điểm về kiến thức và kĩ năng qua bài làm.
	- Rút kinh nghiệm chung về cách làm bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý
3. Thái độ: Có ý thức rút kinh nghiệm về những ưu và khuyết điểm để phát huy và sữa chữa
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Thầy: Thiết kế bài soạn- dàn ý đề ra
 Trò: lập dàn ý cho đề bài
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Lập dàn ý- đánh giá- nhận xét
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: không
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Ghi đề bài lên bảng
* Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập của HCM, qua đó em biết gì thêm về tác phẩm?
* Câu 2: Phân tích những nội dung sâu sắc và mới mẻ, vẽ đẹp hình thức của bài văn nghị luận: “Nguyễn Đình Chiểu”?
GV: Hướng dẫn
HS: Phân tích đề
Hoạt động 2
HS: Trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước ở nhà
* Mở bài: giới thiệu, khái quát
- PVĐ vừa là 1 nhà hoạt động CM, vừa là 1 nhà văn hoá lớn
- Bài viết: “NĐC ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc” chứa đựng những ND sâu sắc, mới mẽ và vẽ đẹp hình thức, cách nêu v/đề độc đáo, hùng hồn và giàu màu sắc biểu cảm.
* Thân bài:
- Phân tích hoàn cảnh ra đời:
Bài viết ra đời trong hoàn cảnh:
+ 1954- 1959: Mỹ phản bội hiệp định, đây là giai đoạn đen tối của CM miền Nam
+ Từ những năm 60, Mỹ đưa quân ồ ạt vào chiến trường NM
+ Phong trào đấu tranh của ND chống Mỹ nổi lên.
+ 1965, Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc.
- Phân tích bố cục và lập luận
+ Đặt vấn đề
+ Giải quyết vấn đề
+ Kết thúc vấn đề
- Phân tích những nội dung, tư tưởng sâu sắc, mới mẽ của bài viết
+ Luận điểm: NĐC, một nhà thơ lớn của nước ta đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc, nhất là trong lúc này.
+ Nội dung: vẽ đẹp đáng trân trọng, kính phục của con người và quan điểm thơ văn uẩn mực của NĐC
+ Tác giả đánh giá cao về tác phẩm: “Văn tế”, bác bỏ 1 số ý kiến chưa đúng về LVT.
- Phân tích những nét đặc sắc về NT:
+ Đạt đến chuẩn mực của 1 bài văn nghị luận
+ Mang màu sắc biểu cảm cụ thể
* Kết bài: Đánh giá chung về giá trị của bài viết: ND- NT.
Hoạt động 3
HS: Tự nhận xét
GV: Nhận xét
Hoạt động 4
I. Tìm hiểu đề:
- Thao tác: Phân tích
- Nội dung: 
- Phạm vi tư liệu:
II. Lập dàn ý:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
III. Nhận xét bài làm của HS:
- Nội dung kiến thức
- Hình thức diễn đạt
- Dùng từ đặt câu
- Sự sáng tạo trong bài làm.
IV. Đọc bài của HS: 
- Chọn 1 bài hay
- Chọn 1 bài nhiều lỗi.
 IV. Củng cố: Phát bài- vô điểm
 V. Dặn dò: Học bài- soạn bài: Việt Bắc

Tài liệu đính kèm:

  • docNV12 CB(5).doc