Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 81: Trả bài viết số 6 (bài viết ở nhà)

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 81: Trả bài viết số 6 (bài viết ở nhà)

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6

(Bài viết ở nhà)

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ trả bài, giúp HS:

 Củng cố những kiến thức văn học và kĩ năng làm văn có liên quan đến bài học

 Nhận ra những ưu điểm, thiếu sót, nguyên nhân những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của học sinh

 Có định hướng và quyết tâm phấn đấu phát huy ưu điểm và khắc phục những thiếu sót chuẩn bị cho bài viết tổng kết cuối năm

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Giáo án

 - Bài viết của học sinh

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 81: Trả bài viết số 6 (bài viết ở nhà)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81.
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
(Bài viết ở nhà)
	Ngày soạn: 1.3.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ trả bài, giúp HS:
 Củng cố những kiến thức văn học và kĩ năng làm văn có liên quan đến bài học
 Nhận ra những ưu điểm, thiếu sót, nguyên nhân những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của học sinh
 Có định hướng và quyết tâm phấn đấu phát huy ưu điểm và khắc phục những thiếu sót chuẩn bị cho bài viết tổng kết cuối năm
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giáo án
	- Bài viết của học sinh
C. Phương pháp dạy học
	- Thảo luận, rút kinh nghiệm
	- Thuyết giảng
	- Đàm thoại phát vấn
D. Tiến trình giờ trả bài
	1. Ổn định
	2. KTBC (không kiểm tra)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV yêu cầu HS đọc lại đề, Gv ghi bảng
GV: yêu cầu HS tìm hiểu đề: nội dung của đề, phạm vi yêu cầu của đề và phương pháp nghị luận để phục vụ đề
GV: phần mở bài cần đảm bảo lượng kiến thức nào?
HS trả lời GV chốt lại
GV: chưa xác định được tình huống truyện có ý nghĩa như thế nào. Ví dụ: Trang (12A1), Hùng, Phấn, Sự...(12A2), Nam, Mão, Hoài, Thuyên (12A3)
GV: 
- 12A1: Thanh, Trường, Tuấn. 
- 12A2: Bích, May, Mừng, Hằng. 
- 12A3: Bé, Mạnh, Tuân, Nhuận, Lăng Đạt 
GV:
- 12A1: Tiện
- 12A2: Phấn, Nam, Thu, Thoa
- 12A3: Tuấn, Hải, Hiện
GV: 
- 12A1: Trường, Cường, Thắng
- 12A2: Hoàng Sự, Vĩnh, Tươi, Hiếu
- 12A3: Hà, Điệp, Đức
GV: không có giá trị nhân đạo của tác phẩm
- 12A1: Trường, Tít
- 12A2: Nghiệp, Phấn, Quyền
- 12A3: Lan, Lơ, Thịnh, Hoài
GV: chưa có lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thiếu
- 12A1: Sinh, Chuyền
- 12A2: Thoa, Thông, Thu
- 12A3: Hướng, Hùng, Hoàn
I. Phân tích đề và lập dàn ý
1. Phân tích đề
Đề: Cảm nhận của anh (chị) về tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, từ đó rút ra ý nghĩa hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Nội dung: tình huống truyện rút ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
- PPNL: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận...
- PVTL: tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân
2. Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, nạn đói 1945.
- Giới thiệu tình huống truyện độc đáo, kì lạ, éo le - Tràng có vợ
- Từ tình huống truyện đó, người đọc đã nhận ra được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
b. Thân bài
- Bối cảnh cụ thể của truyện -> không khí ảm đạm, thê lương, con người luôn bị cái chết đe doạ
- Trong bối cảnh ấy Tràng nhặt được vợ -> đó là tình huống truyện độc đáo
+ Ở Tràng, hội tụ đầy đủ điều kiện để ế vợ: ngoại hình xấu, thô, tính tình không bình thường, ăn nói thô lỗ, nhà nghèo, dân ngụ cư...
- Trong bối cảnh ấy, Tràng nhặt được vợ là thêm tai hoạ -> việc Tràng có vợ là một tình huống bất ngờ:
+ Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên
+ Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên
+ Bản thân Tràng cũng "ngờ ngợ"
- Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí:
+ Nếu không có nạn đói người ta không thèm lấy một người như Tràng
+ Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được
- Giá trị hiện thực:
+ Tình cảnh thê lương của con người trong nạn đói
+ Cái đói khiến hạnh phúc thật mong manh và tội nghiệp
+ Tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân phát xít
- Giá trị nhân đạo:
+ Tình người cao đẹp được các nhân vật thể hiện qua cách đối xử với nhau: Tràng trân trọng người vợ nhặt của mình, thiên chức làm vợ làm dâu được đánh thức trong "thị"; tình yêu thương con của bà cụ Tứ
+ Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng vào tương lai: Tràng lấy vợ để duy trì sự sống; bà cụ Tứ chỉ nói toàn chuyện vui và tương lai; đoạn kết tác phẩm là hình ảnh người nông dân theo cách mạng.
c. Kết bài
Khẳng định giá trị của tình huống truyện -> đóng góp của truyện ngắn đối với nền văn học Việt Nam
II. Nhận xét của giáo viên
1. Ưu điểm
- Đa số các em nắm được vấn đề cần nghị luận, xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề
- Đã biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận
- Hề thống luận điểm rõ ràng, sắp xếp có lô gích
- Các luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu
- Diễn đạt, lập luận chắc chắn, có ý đồ
2. Nhược điểm
- Một số chưa xác định rõ trọng tâm yêu cầu của đề bài
- Mở bài chưa giới thiệu được ván đề cần nghị luận
- Cách trình bày văn bản chưa tốt, cả bài viết chỉ gồm 3 đoạn, các luận điểm không phân tách rõ ràng
- Các thao tác nghị luận vận dụng còn cứng nhắc, không cho thấy được sự lô gích và kiên hệ của các thao tác nghị luận
- Thiếu luận điểm
- Luận cứ chưa sâu sắc
III. Thang điểm
- Điểm 9 - 10: đảm bảo đủ nội dung kiến thức, bố cục đầy đủ, văn viết lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo
- Điểm 7 - 8: đảm bảo 2/3 nội dung kiến thức, bố cục rõ ràng văn viết có cảm xúc, có thể mắc 1 số lỗi diễn đạt
- Điểm 5 - 6: Đảm bảo 1/2 nội dung kiến thức, bài viết có bố cục rõ ràng, có một số nội dung giải quyết tốt
- Điểm 3 - 4: Chưa xác định các luận điểm chính, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, thiên về kể tóm tắt chi tiết.
- Điểm 1 - 2: bài viết không xác định được yêu cầu nội dung kiến thức, viết lan man, lạc đề 
- Điểm 0: không viết được gì
IV. Trả bài và giải đáp thắc mắc nếu có
	5. Củng cố và dặn dò
	- Chuẩn bị bài: Ông già và biển cả - Hê - min - guê

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet81trabaiso6.doc