Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn kiến thức kỹ năng

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG

 THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A. Mức độ cần đạt:

 - Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước.

 - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng VN;

 - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học với đời sống.

B – Trọng tâm hiến thức kĩ năng:

 1) Kiến thức:

- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học VN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.

- Những đổi mới bước đầu của văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

2) Kĩ năng: Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

 

doc 157 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2068Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1, 2 Ngày soạn : 26 - 08 - 2011
 Văn học sử
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
 THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. Mức độ cần đạt:
 - Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước.
 - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng VN;
 - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học với đời sống.
B – Trọng tâm hiến thức kĩ năng:
 1) Kiến thức:
- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học VN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. 
- Những đổi mới bước đầu của văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
2) Kĩ năng: Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
C - Tiến trình lên lớp:
 1 - Ổn định :
 - Kiểm tra số hs.
 - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
 2 - Kiểm tra bài cũ :Em hãy kể tên một số tác phẩm thơ và văn xuôi giai đoạn 1945 đến 1975 mà em biết ?
 3- Tổ chức giờ dạy:
Phương pháp
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu vh VN Từ cm tháng Tám đến năm 1975.
 Bước 1: Vài nét về bối cảnh lịch sử :
 - Em hãy tái hiện lại những nét chính về tình hình lịch sử xã hội - văn hoá có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến 1975.
 - Gv cho hs thảo luận và trả lời bài.
 Bước 2 : Tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học 45 - 75
 Giai đoạn 1945 → 1954
- Chủ đề cơ bản của vh giai đoạn này ?
- Từ năm 1946 văn học phản ánh hiện thực nào ?
- Những đặc điểm của văn học thời kì này ?
- Em hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn học chặng đường 1945 đến 1954.
Giai đoạn 1955 đến 1964
- Chủ đề của văn học giai đoạn này ?
- Những thành tựu cơ bản:
 + Văn xuôi ?
 + Thơ ca ?
 + Kịch ?
Giai đoạn 1965 đến 1975
- Hiện thực được phản ánh trong văn học thời kì này ?
- Em hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn học giai đoạn này ?
TIẾT 02
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
-Gv cho hs tái hiện và tìm những đặc điểm về lịch sử, văn hoá xã hội VN giai đoạn 1975 đến hết XX
-Với hoàn cảnh trên thì văn học VN có chuyển biến gì?
Biểu hiện của sự chuyển biến đó?
-Hãy tìm và trình bày những thành tựu của văn học VN giai đoạn này ? 
GV cho hs tìm và kể lại một số tác phẩm mà các em đã đọc va có thể so sánh với những tác phẩm thời kì 1945 - 1975
I - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
 1 - Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội :
 - Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thông nhất :
 + khuynh hướng tư tưởng
 + tổ chức 
 + quan niệm nhà văn : nhà văn - chiến sĩ.
 - Cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc → một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
 - Nền kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. Còn nhiều hạn chế về giao lưu văn hoá.
2 - Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu :
a- Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 :
- Chủ đề : ca ngợi tổ quốc, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến, biểu gương những tấm gương vì nước quên thân.
- Từ cuối năm 1946 vh tập trung phản ánh cuộc kc chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
-Những thành tựu : 
 + Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến : Một lần tới thủ đô; Đôi mắt; Nhật kí ở rừng; Làng ...
 + Thơ ca : đạt nhiều thành tựu xuất sắc, tiêu biểu những tác phẩm của HCM, HC, QD, TH ...
 + Kịch : Học phi , Nguyễn Huy Tưởng ...
b- Chặng đường từ 1955 đến 1964 :
 - Văn học phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, tiếp tục viết về đề tài kc chống Pháp, ca ngợi cuộc sống mới, con người mới.
 - Thành tựu : 
 + Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, phạm vi của hiện thực đời sống .
 Vd : Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Huy Tưởng
 Vỡ bờ - Nguyễn Đình Thi 
 + Thơ ca phát triển mạnh mẽ
 + Kich cũng phát triển
 Vd : Ngọn lửa - Nguyễn Vũ
 Nổi gió - Đào Hồng Cẩm
c - Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975 :
- Viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ : đề cao tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Thành tựu : 
 + Văn xuôi : tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu lao động, khắc hoạ hình ảnh con người VN anh dũng.
 Vd : Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi
 Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
 * Kí cũng phát triển mạnh : kí của Nguyễn Tuân
 * Truyện ngắn : Đỗ Chu; Vũ Thị Thường
 * Nhiều tác giả nổi lên nhờ những cuốn tiểu thuyết 
 + Thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc, là một bước tiến của thơ VN hiện đại với những tên tuổi : Tố Hữu ; Chế Lan Viên; Phạm Tién Duật ....
 + Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận 
d- Văn học vùng địch tạm chiếm:(sgk )
3 Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 :
- Nền văn học chủ yếu vận đông theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng .
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II - Vài nét khái quát văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
 1 - Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hoá :
- Với chiến thắng mùa xuân năm 1975 : đất nước mở ra một thời kì mới: độc lập tự do và thống nhất đất nước.
- Từ năm 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng, nước ta có những bước chuyển mới → nền văn học đổi mới như môt quy luật.
 2 - Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu :
- Từ năm 1975 thơ không tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý :
 + Chế Lan Viên với Di cảo thơ.
 + Những cây bút của văn học thời kì chống Mĩ : XQ, TT , HT ...
 + Những cây bút sau 75 : Phùng khắc Bắc, Trần anh Thái ...
- Sau 1975 văn xuôi có nhiều khởi sắc,nhất là từ đại hội lần VI văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới :
 + Phóng sự
 + Truyện ngắn
 + Tiểu thuyết
 + Kí
- Kịch sau 1975 phát triển mạnh mẽ với Lưu Quang Vũ, Xuân Trình.
- Lí luận văn học, nghiên cứu phê bình cũng có sự đổi mới.
* Từ 1975 nhất là từ 1986 văn học VN từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
III - Kết luận : ( sgk ) 
 Gv hướng dẫn hs kết luận lại một số nét cơ bản của văn học VN từ 1945 đến hết thế kỉ XX
D - Củng cố - dặn dò :
 1) Hướng dẫn tự học:
- Cho học sinh nêu lại một số đặc điểm cơ bản của văn học VN giai đoạn 1945 → 1975 cũng như từ 1975 đến hết thế kỉ XX
- Kể tên một số tác phẩm theo thể loại của từng giai đoạn.
- Suy nghĩ của em về những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
 2) Dặn dò:Soạn “ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí”
 -------------------------------------------------------------------
 Tiết 03 Ngày soạn : 30 - 8 - 2011
 Làm văn 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
A – Mức độ cần đạt:
 Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
B – Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 1) Kiến thức:
- Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 2) Kĩ năng:
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.
- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 C - Tiến trình lên lớp :
 1 - Ổn định : 
 - Kiểm tra số học sinh.
 - Kiểm tra vệ sinh nề nếp.
 2- Kiểm tra bài cũ : Những đặc điểm cơ bản của văn học VN giai đoạn 1945 đến 1975 ? Một số thành tựu cơ bản ?
 3 - Tổ chức giờ dạy : 
Phương pháp
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý. 
 Bước 1: tìm hiểu đề.
- Cho hs đọc kĩ đề bài.
- Đặt câu hỏi thảo luận tìm hiểu đề:
 + Câu thơ trên của Tố Hữu bàn về vấn đề gì?
 + Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?
 + Những thao tác cần vận dụng trong bài viết?
 + Phạm vi tư liệu dẫn chứng? 
 Bước 2: tìm ý
- Giáo viên cho hs tự đặt những câu hỏi xoay quanh vấn đề cần nghị luận để tìm ý.
- Gọi hs nêu những câu hỏi và cho hs chọn những câu hỏi có thể dùng để tìm ý.
 Bước 3: Hướng dẫn hs lập dàn ý.
- Giới thiệu vấn đề theo cách nào? Cần nêu luận đề ra sao?
- Thân bài cần nêu những ý nào?
- Kết bài theo cách nào?
 Bước 4: Gv hướng dẫn cho hs sơ kết, nêu những hiểu biết về nghị luận xã hội nói chung. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập.
 Bước 1: Giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm. Tập trung lần lượt hai bài tập trong sgk.
 Bước 2: Cho học sinh thảo luận và cử đại diện thực hiện các yêu của bài tập. ( giáo viên chỉ gợi ý)
I- Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
 1- Tìm hiểu đề:
- Nội dung trọng tâm: Vấn đề “sống đẹp” trong đời sống của mỗi người.
- Các thao tác lập luận: giải thích ( sống đẹp ); phân tích ( Các khía cạnh biểu hiện của “sống đẹp” ); chứng minh, bình luận ( nêu những tấm gương người tốt, phê phán lối sống ích kỉ, thiếu ý chí nghị lực)
- Dẫn chứng: chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn.
 2- Tìm ý:
- Thế nào là sống đẹp?
- Các biểu hiện của sống đẹp? ( Lí tưởng đúng đắn. Tâm hồn lành mạnh. Trí tuệ sáng suốt. Hành động tích cực)
- Có phải ai cũng sống đẹp?
- Bài học kinh nghiệm?
 3- Lập dàn ý:
( Giáo viên cho hs dựa vào những ý đã tìm để lập một dàn ý hợp lí )
 4- Kết luận:
- Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau:
 + Giới thiệu, giải thích tư tưởng; đạo lí cần bàn luận.
 + Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
 + Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc.
II- Luyện tập: 
1- Bài tập 1:
- Vấn đề mà Gi nê ru bàn luận là phẩm chất văn hóa trong nhân cách của mỗi con người. Có thể đặt tên cho văn bản: “ Thế nào là người có văn hóa?”
- Các thao tác lập luận:
 + Giải thích: Văn hóa – đó có phải là sự phát triển nội tại?
 Văn hóa nghĩa là gì?
 + Phân tích: Một trí tuệ có văn hóa. ( đoạn 2)
 + Bình luận: Đến đây, tôi sẽ để các bạn
- Cách diễn đạt trong văn bản khá sinh động. 
 + Trong phần giải thích tác giả đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả lời, câu nọ nối tiếp câu kia nhằm lôi cuốn người đọc suy nghĩ theo gợi ý của mình.
 + Trong phần phân tích và bình luận tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc: tạo quan hệ gần gũi, thân mật. Ở phần cuối, tác giả viện dẫn đoạn thơ của một nhà thơ Hy Lạp vừa tóm lược các luận điểm, vừa gây ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ, hấp dẫn.
2- Bài tập 2: Giáo viên hướng dẫn hs về nhà làm.
D- Củng cố - dặn dò:
1) Hướng dẫn tự học:
- Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần có những nội dung nào?
- Bố cục ba phần được thể hiện như thế nào?
- Thực hành tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong sgk.
 2) Dặn dò: Soạn “ Tuyên ngôn độc lập”.
 ---------------------------------------------------------------
 Tiết 04 Ngày soạn : 01 - 09 - 2011
 Đọc văn
TUYÊN NGÔ ... ộc đáo.
Em hãy cho biết mối quan hệ qua lại giữa ba giá trị nêu trên ?
HS trả lời
=> Cả 3 giá trị văn học đều có mối quan hệ mật thiết.
GV yêu cầu HS đọc phần 1 SGK để phát hiện những ý sau : 	- Vai trò của TNVH
	- K/niệm về TNVH.
	- P/biệt đọc - TNVH
GV yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau giữa môộ tác phẩm văn học đã học và những stác bản thân như nhật ký ... để thấy được vai trò của TNVH.
GV phân tích và khuyến khích HS khi học văn đối với một TPVH cần vận dụng thao tác tiếp nhận tránh thái độ đọc lấy lệ, sơ sài, đối phó.
HS trả lời
II. Tiếp nhận văn học:
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học :
a. Vai trò của tiếp nhận trong đời sống văn học:
Mối quan hệ qua lại : Sáng tạo - Truyền bá - Tiếp nhận.
=> TNVH là một khâu quan trọng quyết định giá trị và sự tồn tại của TNVH.
b. Khái niệm TNVH:
 TNVH là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm lý người đọc biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
GV yêu cầu HS đọc phần 2 SGK để phát hiện tính chất giao tiếp của TNVH, cho VD minh họa
HS trả lời
2. Tính chất tiếp nhận văn học:
TNVH là một quá trình giao tiếp giữa tác giả và người đọc. Trong quá trình giao tiếp cần chú ý các tính chất sau :
GV yêu cầu HS thảo luận và trình bày hiểu biết về tính cá thể, chủ động tích cực và tính đa dạng, k0 thống nhất trong TNVH.
Cho VD minh họa
HS trả lời
a. Tính chất cá thể hóa, tính chủ động tcực của người tiếp nhận.
b. Tính đa dạng không thống nhất trong tiếp nhận văn học.
GV khái quát về việc TNVH
* Lưu ý: Dù có cách hiểu khác nhau nhưng cần đạt đến cách hiểu đúng với tác phẩm để trở về đúng với giá trị đích thực của nó.
Gọi HS đọc mục 3 - SGK 
HS đọc
3. Các cấp độ tiếp nhận vhọc
Có mấy cấp độ TNVH 
GV cho Vd cụ thể à diễn giảng
HS trả lời
a. Có 3 cấp độ TNVH:
- Cấp độ thứ nhất : Tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.
à Cách tiếp nhận VH đơn giản nhất nhưng phổ biến.
- Cấp độ thứ hai : Qua nội dung tác phẩm để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Cấp độ thứ ba : Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Làm thế nào để tiếp nhận VH có hiệu quả thực sự ?
Cho HS đọc thầm chốt lại các ý chính để trả lời 
Cho Vd cụ thể
b. Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
- Nâng cao trình độ
- Tích lũy kinh nghiệm
GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản
- Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
- Tiếp nhận một cách chủ động tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
- Không nên suy diễn tùy tiện.
HS đọc phần ghi nhớ SGK
* GHI NHỚ : SGK
GV hướng dẫn, gợi ý để HS về nhà hoàn thành các bài luyện tập.
- Gọi HS đọc các câu hỏi phần luyện tập 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
III. Luyện tập:
 - BT1
 - BT2
 - BT3
D. Củng cố & dặn dò
	- Nắm được những giá trị cơ bản của VH và mối quan hệ giữa chúng.
	- Hiểu được những nét bản chất của hoạt động TNVH.
	- Hoàn thành các bài LT một cách chi tiết.
	- Soạn: “ Ôn tập phần văn học”
 ---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 99 Ngày soạn: 22 – 04 – 2010
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
A. Mục tiêu:- Giúp HS:	
- Hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản đã học từ lớp 10 đến lớp 12 về lịch sử, đặc điểm loại hình của tiếng Việt và các pgong cách ngôn ngữ.
- Nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng T Việt phù hợp với những đặc điểm loại hình và từng phong cách ngôn ngữ.
B. Dự kiến phương pháp tiến hành lên lớp: 
	Nêu vấn đề
	Phát vấn - Diễn giảng
C. Tiến trình lên lớp:
 1-Ổn định:
- Kiểm tra số hs.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
 2-Kiểm tra bài cũ.
 3- Tổ chức giờ dạy
Phương pháp
Nội dung ôn tập
 Giáo viên cho học sinh làm bài tập .
- Đã phân công hs lập bảng.
- Giáo viên kiểm tra công tác chuẩn bị của giáo viên.
- Cho hs lên bảng làm bài tập.
- Cho hs các tổ khác góp ý.
- Giáo viên bổ sung và kết luận
- Hs cần nhớ lại tên các PCNN và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng PCNN, rồi điền vào bảng.
I- Bài tập 1:
Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập
a) Về nguồn gốc, t Việt thuộc:
- Họ ngôn ngữ Nam Á
- Dòng ngôn ngữ Môn-Khme.
- Nhánh ngôn ngữ Việt Mường
b) Các thời kì trong lịch sử:
- Thời kì dựng nước.
- Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Thời kì độc lập tự chủ.
- Thời kì Pháp thuộc.
- Thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
a) Có một loại đơn vị tự nhiên vừa là âm tiết, vừa là đơn vị ngữ pháp cơ sở, có thể là một từ đơn. Đó là Tiếng.
b) Tất cả các từ đều không biến đổi hình thái.
c) Phương thức ngữ pháp chủ yếu để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau là phương thức trật tự từ và hư từ.
Bài tập 2:
PCNNSH
PCNNNT
PCNNBC
PCNNCL
PCNNKH
PCNNHC
Thể loại văn bản tiêu biểu
-Ngôn ngữ nói trong hội thoại hằng ngày.
- Dạng viết: thư từ, nhật kí, tin nhắn
- Thơ ca, hò vè
- Truyện, tiểu thuyết, kí,
- Kịch bản,
- Bản tin.
- Phóng sự.
- Tiểu phẩm
- Phỏng vấn,
- Cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố
- Bình luận, xã luận
- Chuyên luận, luận án, luận văn,..
- Giáo trình, giáo
khoa,
-Sách báo khoa học thường thức 
- Quyết định, biên bản
- Các loại văn bằng chứng chỉ
- Đơn từ, hợp đồng
Bài tập 3:
PCNNSH
PCNNNT
PCNNBC
PCNNCL
PCNNKH
PCNNHC
Các đặc trưng cơ bản
- Tính cụ thể.
-Tính cảm xúc
-Tinhs cá thể
-Tính hình tượng.
-Tính truyền cảm.
-Tính cá thể hóa
-Tính thông tin thời sự.
-Tính ngắn gọn.
-Tính sinh động hấp dẫn.
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm, thuyết phục
- Tính lí trí lô gic
- Tính khái quát trừu tượng
- Tính khách quan phi cá thể
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ
Bài tập 4:
Văn bản a
Văn bản b
- Mục đích: giải thích nghĩa của từ “mặt trăng”, qua đó cung cấp kiến thức về mặt trăng.
- Là văn bản thuộc PCNN khoa học: một mục từ trong từ điển.
- Không mang tính hình tượng, tính biểu cảm và tính cá thể, thiên về tính lí trí, khái quát, lô gic.
- Chỉ có một lớp nghĩa: nói về mặt trăng.
- Mục đích: tạo dựng hình tượng giăng, biểu tượng cho cái đẹp mơ mộng mà con người khao khat vươn tới.
- Là văn bản thuộc PCNNNT thể loại truyện ngắn (đoạn văn miêu tả).
- Nổi bật tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
- Có hai lớp nghĩa: nói về giăng và nói về cái đẹp mơ mộng mà con người luôn khao khát.
Bài tập 5:
a) Văn bản thuộc PCNNHC: một quyết định.
b) Văn bản được cấu tạo theo khuôn mẫu chung của văn bản hành chính: phần đầu, phần nội dung quyết định và phần cuối (kí tên, đóng dấu). Văn bản dùng nhiều từ ngữ hành chính: quyết định, căn cứ, đề nghị, nhiệm vụ, tổ chức, tuyên truyền, thi hành quyết định,Văn bản mang tính khách quan, trung hòa về sắc thái cảm xúc. Câu văn được ngắt dòng để thể hiện rõ ràng từng ý
D- Củng cố - dặn dò: Học bài cũ và chuẩn bị bài “Ôn tập văn học”.
 --------------------------------------------------------
Tiết 100, 101, 102
 Ôn tập văn học Ngày soạn: 23 - 04 - 2010
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC 
A. Mục tiêu : Giúp học sinh
 - Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về VHVN ( truyện và kịch từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX ) và văn học nước ngoài đã học trong SGK Ngữ văn 12, tập 2.
 - Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
 - Rèn năng lực phân tích vh theo từng cấp độ: tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ vh
B.Dự kiến cách thức tiến hành lên lớp: Giáo viên tiến hành tổ chức giờ học theo các phương pháp gợi tìm, trao đổi, thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: 
-Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp. 
2. Bài cũ : Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Gv hướng dẫn hsinh ôn tập truyện ngắn và tiểu thuyết.
- Hệ thống lại những tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết đã học.
- Phân tích và so sánh tư tuởng nhân đạo trong truyện ngắn vợ nhặt và vợ chồng A Phủ?
- Nhắc lại những đặc điểm cơ bản của VHVN từ Cách mạng tháng Tám đến 1975?
- So sánh rừng xà nu và những đứa con trong gia đình để làm nổi bật đặc điểm đó?
- Tình huống truyện là gì? Có những loại tình huống nào?
- Tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa có gì đặc biệt?
HĐ2: Gv giúp học sinh ôn tập thể loại kịch
- Nêu ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch hôn Trương Ba, da hàng thịt?
HĐ3: Văn học NN
- Nêu ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật của những đoạn trích đã học?
Hsinh hệ thống ghi rõ tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và sắp xếp theo trật tự thời gian.
Hsinh phân tích.
Hsinh nhắc lại.
Hsinh thảo luận để so sánh.
Hsinh trả lời.
Hsinh trả lời.
Hsinh trả lời.
Hsinh trả lời.
I. Truyện ngắn và tiểu thuyết.
1. Các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và các tác phẩm đọc thêm.
2. Tư tưởng nhân đạo
Vợ chồng A Phủ
Vợ nhặt
* Đều viết về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
*Khác nhau: những nét riêng về tư tưởng nhân đạo
 -Nỗi khổ nhục của Mỵ, con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra.
- Ở lâu trong cái khổ, Mị dường như mất đời sống ý thức, tê liệt về đời sống tinh thần. Thế nhưng, từ trong tâm hồn Mị vẫn tiềm tàg một sức sống mãnh liệt. Sự gặp gỡ giữa Mị và AP đã tự giải thoát cuộc đời mình.
-Thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng.
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp 1945,
3. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Rừng xà nu
Những gia đình
-Ý thức cộng đồng.
- Lòng căm thù giặc sôi sục và tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng lên quật khởi, sự nối tiếp cách mạng từ thế hệ này đến thế hệ khác.
- Bắt nguồn từ thù nhà gắn với nợ nước, sự hoà hợp giữa trthốg gđình với trthống của qhương và c/m => đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước là bổn phận, là lẽ sống.
4.Truyện Chiếc thuyền ngoài xa
- Là tình huống nhận nhận thức.
- Các tình tiết, chi tiết trong truyện: người đàn ông, người đàn bà, cậu bé Phác..đều dẫn đến sự bừng tỉnh, giây phút “giác ngộ” chân lí, làm sáng tỏ nhận thức mới mẻ của nhân vật Đẩu: “ Một cái gì mới vừa.”
II. Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Ý nghĩa tư tưởng: phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời.
- Trlí về lẽ sống, lẽ làm người: Con người phải luôn đtranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướg tới sự hoàn thiện nhân cách.
III. Văn học nước ngoài
1. Các tác phẩm: Thuốc (Lỗ Tấn ), Số phận con người (M. Sô- lô- khốp), Ông già và biển cả (Ơ- Hê-minh-uê)
2. -Thuốc: là hồi chuông cảnh báo sự mê muội đớn hèn của người Trung Hoa cuối TK XIX đầu TK XX và cần phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân
-Số phận con người: Ý nghĩa tư tưởng: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận, vượt lên cô đơn, mất mát, đau thương.
+Nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết.
- Ông già và biển cả: NT “tảng băng trôi”
	D- Dặn dò: Chuẩn bị bài viết số 07 ( Kiểm tra học kì 2 )
BÀI VIẾT SỐ 07 (BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 12 cktkn.doc