Giáo án Ngữ văn 12 CB tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 12 CB tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

Tiết theo PPCT: 5

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Lớp giảng: 12A 12C 12E

Sĩ số:

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng nhằm giúp HS:

 1. Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta.Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.

 2. Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 CB tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 5
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 19.08.10
Ngày giảng:
Lớp giảng: 	12A	12C	12E
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng nhằm giúp HS:
 1. Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta.Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
 2. Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV Ngữ văn 12
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Trao đổi thảo luận
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
GV yêu cầu HS đưa ra cách hiểu về khái niệm trong sáng của tiếng Việt
HS:
- Trong: trong trẻo, không có chất tạp, không đục
- Sáng: sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói
GV: Sự trong sáng của tiếng việt được thể hiện qua những phương diện nào?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hồn
Cách chuyển đổi linh hoạt của nhà thơ
GV : Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng Hán, tiếng Pháp như: Chính trị, Cách mạng, Dân chủ độc lập, Du kích, Nhân đạo, Ô xi, Các bon, ê líp, Von
- Song không vì vay mượn mà dùng quá lạm dụng là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Ví dụ
+ Không nói xe cứu thươnng mà nói Xe hồng thập tự
+ Không nói Xe lửa mà nói Hoả xa
+ Không nói Máy bay lên thắng mà nói Trực thăng vận.
 Bác Hồ dặn: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải vay mượn tiếng nước khác nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta”.
GV: yêu cầu HS làm bài tập và gọi lên bảng chữa lấy điểm đối với bài làm tốt
I. Sự trong sáng của tiếng Việt
1. Khái niệm
- Sự trong sáng của tiếng Việt diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói.
2. Những phương diện biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt
a. Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết biểu hiện ở hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc chung đó 
- Chuẩn mực không phủ nhận những sự chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với những quy tắc chung 
b. Sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở sự không pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết của những yếu tố ngôn ngữ khác (loại trừ trường hợp vay mượn những yếu tố cần thiết mà tiếng Việt không có để biểu hiện) 
c. Sự trong sáng của tiếng Việt còn thể hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng vốn có của nó 
3. Luyện tập
a. Bài tâp 1 
- Bài tập yêu cầu phân tích sự trong sáng của tiếng Việt thông qua tính chuẩn xác của ngôn ngữ mà Hoài Thanh và Nguyễn Du sử dụng
- Muốn thấy được tính chuẩn xác, cần đặt các từ trong mục đích chỉ ra những nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách của nhân vật trong truyện Kiều, đồng thời so sánh đối chiếu với các từ gần nghĩa, đồng nghĩa cùng biểu hiện tính cách đó mà hai nhà văn đã không dùng 
- Các từ ngữ nói về các nhân vật mà hai nhà văn đã dùng:
+ Kim Trọng: Rất mực chung tình 
+ Thúy Vân: Cô em gái ngoan
+ Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
+ Thúc Sinh: Sợ vợ
+ Từ Hải: Chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
+ Tú bà: Màu da nhờn nhợt
+ Mã Giám Sinh: Mày râu nhẵn nhụi
+ Sở Khanh: Chải chuốt dịu dàng
+ Bạc Bà, Bạc Hạnh: Miệng thề xoen xoét 
b. Bài tập 2:
 “ Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận- dọc đường đi của mình- những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy- một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại”( Chế Lan Viên)
c. Bài tập 3:
- Từ Microsoft là tên một công ti nên cần dùng
- Từ file có thể dịch thành Tệp tin...
- Từ Hacker nên chuyển dịch là kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính
- Từ cocoruder là danh từ tự xưng nên có thể giữ nguyên
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Ôn nghị luận xã hội giờ sau viết bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGiu gin su trong sang cua tieng Viet(3).doc