Giáo án Ngữ văn 11 tiết 97, 98, 99: Người trong bao (A.P.Sê – khốp)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 97, 98, 99: Người trong bao (A.P.Sê – khốp)

NGƯỜI TRONG BAO (A.P.Sê – khốp)

Tiết: 97.98 ------------------------------------

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

- Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống thu mình vào trong của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.

- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ:

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2730Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 97, 98, 99: Người trong bao (A.P.Sê – khốp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/03/2008 Người trong bao (A.P.Sê – khốp) 
Tiết: 97.98 ------------------------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
- Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống thu mình vào trong của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: 
Viết tiểu sử tóm tắt của tác giả văn học cần tìm hiểu những thông tin nào?
Bài mới:
Hoạt động của T và H
Nội dung 
( HS đọc SGK ) 
- Nêu tóm tắt phần tiểu dẫn
-Nội dung truyện của Sêkhốp?
Kể vắn tắt cho học sinh truyện ngắn “Anh béo anh gầy”.
-Truyện của Sê-khốp thường phê phán tầng lớp nào?
( HS đọc SGK) 
Học sinh nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác truyện ngắn “ Người trong bao” . 
b. Bố cục và ý mỗi đoạn 
c. Chủ đề 
Nhân vật Bê – li- cốp được miêu tả như thế nào qua chân dung thói quen sinh hoạt?
- Ngoài những chi tiết trên (Miêu tả), em còn thấy gì ở Bê – li- cốp?.
-Em có thể khái quát con người Bê-li- cốp như thế nào? có suy nghĩ gì về kiểu người đó?
Nhân vật Bê – li- cốp được miêu tả như thế nào qua đối thoại?.
-Phản ứng của Bê – li- cốp như thế nào qua thái độ cứng rắn của Cô-va- len–cô? em có suy nghĩ gì về tháI độ ấy?.
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả :
- An–ton Páp - lô- vích Sê – khốp (1860-1904).
- Gia đình : buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta- gan- rốc, bên bờ biển A- dốp.
-1884 tốt nghiệp khoa y , ĐH tổng hợp Mat-xcơ-va.
-Sau khi tốt nghiệp , sê – khốp vừa làm bác sĩ ở vùng nông thôn vừa tham gia viết báo, viết văn và nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hoá, Ví dụ: chuyến đi thăm đảo Sa- kha- lin nơi đầy ải các tù nhân Nga.
=> Khi học ở Đại học Y, Sê – khốp đã nổi tiếng về truyện ngắn. Năm 1887 ông được nhận giải thưởng Pu- skin của Viện Hàn Lâm khoa học Nga. 
+Sau năm 1890 sáng tác của ông chuyển sang một thời kì mới. 
+Năm 1900, Sê- khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga. Do bệnh phổi nặng, năm 1904 ông sang Đức chữa bệnh và qua đời tại đây.
- Sự nghiệp sáng tác:
+Nhiều kiệt tác “Đảo Sa- kha-lin”, “ Phòng số 6”.
+Nội dung : 
 Truyện của ông nghiêm khắc lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo của giai cấp cầm quyền đương thời. 
 Phê phán sự bất lực của giới trí thức và sự sa đoạ về tinh thần của họ (một bộ phân nhỏ). 
 Đồng thời tác phẩm của Sê- khốp thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với người lao động nghèo và tin tưởng mạnh mẽ vào nhân dân đất nước Nga.
2. Văn bản 
a. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác truyện ngắn “ Người trong bao” . 
-Truyện ngắn “Người trong bao” viết năm 1898 lúc này xã hội Nga đang thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề. Cuối thế kỉ XIX, môi trường xã hội ấy đẻ ra lắm sản phẩm người kì quái, Cùng ra đời, cùng chủ đề với truyện ngắn người trong bao là truyện.
+ “ Khóm phúc bồn tử”
+ “ Một truyện tình yêu”
Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, bạc nhược đến thảm hại. Đó là lối sống tầm thường, hủ lậu, hèn nhát, máy móc, giáo điều đến đê tiện. Lối sống ấy đã đầu độc tâm hồn con người ảnh hưởng trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
-Viết truyện Người trong bao, Sê – khốp đặt ra vấn đề hãy tìm mọi cách để thoát ra khỏi cuộc sống, lối sống “ trong bao” , tự mình làm khổ mình để vươn tới cuộc sống lành mạnh có ý nghĩa cao đẹp.
b. Bố cục và ý mỗi đoạn :
- Truyện người trong bao chia làm 3 phần :
+ Phần một ( lược bỏ ) : Cuộc trò chuyện trong gian nhà kho giữa hai người bạn đi ăn về muộn.
+ Phần hai: Cuộc đơì, tính cách của Bê-li- cốp 
+ Phần ba ( lược bỏ) : Nhận xét của bác sĩ người nghe kể chuyện.
c. Chủ đề :
Truyện ngắn tả cuộc đời, tính cách của Bê- li – cốp người trong bao. Đó là con người sống tầm thường, hèn nhát, bạc nhược đến thảm hại. Lối sống ấy đã đầu độc tâm hồn con người trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
II - Đọc – hiểu
1. Nhân vật Bê – li- cốp ( người trong bao)
a- Nhân vật Bê-li - cốp được miêu tả qua chân dung thói quen sinh hoạt:
+ Cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt như mặt chồn .
+ Hắn nổi tiếng vì cách ăn mặc, phục sức khác người. Đó là giày cao su và cái ô gắn liền với Bê-li- cốp quanh năm và từng làm cho hắn nổi tiếng (như ở Việt Nam bốn mùa đi ủng cao su, bốn mùa mang ô). Chi tiết này làm cho Bê-li- cốp trở thành chân dung biếm hoạ.
+ Các chi tiết có vẻ vặt vãnh như: Đồng hồ, dao, cổ áo, bông nhét lỗ tai, mũi, buồng ngủ, chăn , giường.. phụ hoạ cho thêm cho nhân vật này trở thành lố bịch.
+ Đáng chú ý nhất là cái bao (được miêu tả tới 12 lần ) . Những đồ vật Bê-li-cốp sử dụng đều có bao che. Phải chăng Bê- li- cốp có khát vọng thu mình trong vỏ, tạo ra cái bao để bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng bên ngoài.
+ Sống với mọi người, giữa mọi người trong môi trường xã hội ( trường học) khát vọng ấy càng trở nên khó hiểu, trái khoáy, lập dị.
+ Bê –li – cốp thích sống theo thống trị, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, khuôn rập như cái máy vô hồn. Năm lần tác giả nhắc lại ý nghĩ,“Sợ nhỡ lại sảy ra đã làm rõ tính cách ấy . Khi ngủ: “ trùm chăn kín mít thấy rờn rợn và sợ nhỡ nhỡ lại xẩy ra chuyện gì”. Bản thân nỗi sợ hãi cũng là một cái bao. Đó là cái bao vô hình, cái bao trong tưởng tượng mà Bê-li-cốp ẩn mình trong đó.
-Bê-li-cốp lại luôn luôn thoả mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình. Y cho rằng sống như y mới là sống, mới là có trách nhiệm người công dân tốt. Người viên chức biết giữ thái độ sống với cấp trên. Bê- li- cốp cũng không nhận ra và không biểu biết mọi người đã ghê tởm y, nghĩ về y khinh ghét y như thế nào? vì lẽ đó, y khó chịu về cách sống của chị em Va- len- ca (đi xe đạp). Tại sao anh chàng Cô- va – len – cô lại có thể đối xử thô bạo bất nhã với y như vậy?
Rõ ràng Bê – li – cốp không hiểu mọi người không hiểu xã hội mà anh ta đang sống.
- Đó là con người hèn nhát, cô độc, máy móc giáo điều, thu mình trong bao mà vẫn cảm thấy yên tâm, sung sướng hạnh phúc, mãn nguyện.
- Bê – li – cốp là một tính cách sống điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội . Đó là kiểu người trí thức Nga cuối thể kỉ XIX.
- Hiểu người này chỉ có thể chấm dứt hoặc thay đổi tận gốc cùng với xã hội bằng cuộc cách mạng tiến bộ.
b.Nhân vật Bê – li- cốp được miêu tả như thế nào qua đối thoại?.
- Qua lời đối thoại, nhân vật Bê-li-cốp bộc lộ ) bản chất, tính cách.
+ Đi chơi hàng ngày bằng xe đạp là chuyện bình thường nhưng ở thời Sê -khốp là chuyện mới mẻ, lạ lùng. Nhất là phụ nữ cưỡi xe đạp đi chơi lại càng khó chấp nhận. Đây là lời của Bê -li- cốp nhắc nhở Cô-va-len-cô, em của Va- ren-ca.
- Anh đã đi xe đạp và cái trò giải trí ấy không hợp với tư thế của “ Một nhà giáo dục thiếu niên” . Bê –li – cốp giải thích:
“ – Nếu thầy giáo đi xe đạp thì học sinh sẽ làm gì? lũ trẻ chỉ còn thiếu nước là đi đầu xuống đất thôi. Vả lại nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm”.
- Tôi chỉ muốn mỗi một điều là nhắc bảo anh Anh mặc áo thêu ra đường, đi ngoài phố, lúc nào anh cũng cầm theo sách này, sách nọ  chuyện anh và chi anh đi xe đạp mà đến tai ông hiệu trưởng, rồi đến tai ông thanh tra  lúc ấy thì còn ra cái thể thống gì nữa không” ?
Qua lời thoại này ta thấy Bê-li-cốp rất bảo thủ rất sợ những cái mới.
-Khi Cô-va-len-cô đe doạ “ Con nào thắng nào thò mũi vào chuyện riêng của nhà ta, ta cho chầu Diêm Vương tất”. Bê-li-cốp “ Tái mặt đứng dậy “. Hắn tỏ ra tức giận.
“ Tôi cũng yêu cầu anh khi có mặt tôi, đừng bao giờ ăn nói như thế với cấp trên. anh cần phải có thái độ kính trọng đối với chính quyền”.
-Thái độ kính trọng đối với chính quyền mà hắn yêu cầu ở đây cũng là một cái bao, thứ vỏ bọc che đậy tâm lý hèn nhát, run sợ trước quyền lực quyền hành.
 Hắn sợ đủ thứ. Sợ bị nghe thấy, sợ bị xuyên tác vu cáo nói to, sợ gửi thư, sơ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, sợ dạy học chữ.
+ Tôi có thói quen sinh hoạt mặc áo khoác ngoài , đóng cửa, cái thói quen vì lúc nào cũng sợ hãi nhỡ sảy ra chuyện gì.
+ Buồng tôi ở chật. Khi ngu tôi kéo chăn chỉ kín đầu.
- Tôi rất buồn khi thấy chị em Va–ren–ca đi xe đạp chơi. Tôi tìm đến để giãi bày tâm sự. Vì thế tôi sợ tất cả những gì mới mẻ.
+ Cái chết đến bất ngờ với toi. Tôi năm trong quan tài như một cái bao.
Không thể đổi tên truyện :“ Mũ ni che tai”, “ con ốc nằm co”, “ rụt cổ rùa” 
III. kết luận : (Ghi nhớ-tr70)
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài: Thao tác lập luận bình luận.
Rút kinh nghiệm : 
Ngày soạn: 12/03/2008 Thao tác lập luận bình luận 
Tiết: 99 ------------------------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
- Hiểu đuợc mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận.
- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Nêu cảm nghĩ của mình về nhan đề “Người trong bao”
Bài mới:
Hoạt động của T và H
Nội dung 
 Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận ?
( HS đọc SGK).
- Bình luận là gì?
-Từ bình luận trong những trường hợp bình luận thời sự, bình luận quân sự bình luận thể thao mang ý nghĩa gì?
.
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
1.. Từ bình luận trong những trường hợp bình luận thời sự, bình luận quân sự bình luận thể thao mang ý nghĩa gì?
- Bình luận là bàn bạc và đánh giá về vấn đề đúng, sai thật, giả, hay dở, lợi hại cả các hiện tượng đời sống . Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu bình luận nhằm bày tỏ ý kiến của mình đối với moi việc diễn ra trong đời sống xã hội hoặc văn học.
+ Bình luận trong bình luận thời sự->người thực hiện thao tác này tiến hành bàn bạc, đánh giá để thấy đúng/ sai, thật/ giả, hay/ dở, lợi/ hại của sự kiện thuộc về thời sự. Qua đó thể hiện thái độ, lập trường của người bình luận .
+ Bình luận trong bình luận quân sự. Vấn đề về quân sự có nhiều.
Ví dụ: Tuyển quân, tăng lực lượng quân đội, tập luyện thử vũ khí, rèn luyện binh sĩ, rèn mình để luyện chiến sỹ, một trận đánhâuy.. ý nghĩa của bình luận là để chỉ ra cho người đọc người nghe thấy được cái hay, cái dở, lợi hại, âm mưu thủ đoạn, mục đích  của những việc làm sự kiện thuộc lĩnh vực quân sự. Qua đó thể hiện lập trường, thái độ của người bình luận.
+ Bình luận trong bình luận thể thao. Trong lĩnh vực thể thao mỗi một trận đấu (bóng đá, bóng chày, bóng chuyền) đến đua xe đạp, chạy cự li ngắn, dài  để có thể bình luận. Bình luận để thấy được cái hay, dở của việc sử dụng lực lượng, bày bình bố trận trong bóng đá, bóng chuyền, kỹ thuật chuyền bóng, đập bóng, dứt điểm, sút xa, phạt góc, đánh đầu, tài năng của thủ môn chiến thuật sử dụng lực lượng của huấn luyện viên
- Bình luận không nằm trong hệ thống thao tác so sánh, phản bác. Bình luận năm trong hệ thống thao tác giải thích và chứng minh, phân tích. Theo dõi bảng thống kê sau:
- Bản chất của thao tác :
Giải thích
 Chứng minh
 Phân tích
 Bình luận
- So sánh giữa thao tác lập luận bình luận với thao tác giải thích và chứng minh phân tích
Làm cho ngườiđọc người nghe hiểu rõ, đúng hiểu sâu một vấn đề thuộc đời sống văn học. Trả lời câu hỏi tại sao vì sao.
 Làm cho người đọc người nghe thấy được rõ ràng, cụ thể là đúng là có thật một hay nhiều ván đề của đời sống hoặc văn học trả lời câu hỏi như thế nào? ai cái gì 
 Làm cho người đọc người nghe thấy được bản chất của vấn đề trong đời 
Làm cho ngjười đọc người nghe thấy được cái đúng cái hay dở muốn vậy phải bàn bạc đánh giá thao đổi ý kiến với người đối thoại
- Có thể bình luận về một trận đấu bóng cho một người chưa hiểu về bóng đá không?.
-Khi chưa có ý kiến bàn bạc đánh giá mà anh ( chị ) phát hiện ra cái hay, cái mới mẻ thì có bình luận trận đấu không? phải thực hiện như thế nào, với ai để làm gì?.
- Tác giả có đánh giá đúng sai không? có bàn bạc sâu rộng vấn đề không? mục đích cuối cùng là gì?
Vậy mục đích yêu cầu của bình luận là gì?
cách bình luận
( HS đọc SGK)
-Có mấy bước trong cách bình luận. Đó là những bước nào?
-áp dụng ba bước trên đây với vấn đề: “ Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh”.
Câu1. SGK
Câu 2. SGK
Câu 3. SGK
- Chỉ có thể giải thích về bóng đá thế nào là phạm lỗi, khi nào thì việt vị, khi nào thì ném biên, khi nào thì phạt góc và khi nào thì Bêlenti, đá luân lưu 11m. Nhưng không thể bình luận về một trận đấu cho người chưa hiểu biết về bóng đá . Vì họ không hiểu về luật bóng đá thì thấy thế nào về cái hay, cái dở một trận đấu giữa hai đội. Tương tự không thể bình luận về nhân vật văn học, một vấn đề thuộc nội dung nghệ thuật văn học cho người không thể biết gì về tác phẩm ấy.
- Khi ta phát hiện ra cái hay, cái mới của một trận đấu giữa hai đội bóng đá thì ta tiến hành bình luận được. Bởi bình luận để chỉ ra cái hay, cái dở , cái dứng, cái sai trong một trận đấu muốn vậy ta phải.
+ Nắm được tình huống cụ thể của trận đấu .
+ Tên cầu thủ.
+ Phút thứ bao nhiêu của trận đấu.
+ Xử lý của trọng tài.
 Tất cả giúp chúng ta bàn bạc, đánh giá chính xác về cái hay, cái dở của trận đấu.
2. Hãy tìm hiểu “ Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ.
- Trong bài viết của mình, Nguyễn Trường Tộ đã giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây. Đấy là cách đề cao luật pháp, sự cần thiết của luật pháp đối với đời sống con người.
-Tác giả phê phán đối với đời sống con người.
-Tác giả phê phán đạo Nho “ chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng ai được thưởng. Bởi vây xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm”. Như vậy tác giả đã nêu ra vấn đề đúng, sai của đời sống. Tác giả bàn bạc rất sâu.
“Nếu bảo luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đao đức tinh vi thế thì không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”.
3.Muốn làm cho ý kiến bình luận thuyết phục người đọc thì phải nắm vững kĩ năng BL vì sao?
- Bình luận là một thao tác lập luận của văn nghị luận. Nó nhằm đánh giá và bàn luận. Đánh giá là phải chỉ ra cái hay/dở, đúng/sai, xấu/tốt, giỏi/kém Bàn luận phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại.
4.Tại sao nói con người ngaỳ nay cần phải biết BL, dám BL và do đó, phải nắm vững kỹ năng BL.
-Yêu cầu: Nhu cầu bình luận chỉ có khi trước một ý kiến, một nhân xét có vấn đề và thật lòng muốn thuyết phục ngưòi đọc, người nghe. Đặc biệt:
+ ý kiến đưa ra bình luận phải thực sự thuyết phục, lôi cuốn người đọc, người nghe.
+ Phải nắm bắt được kỹ năng bình luận.
II. cách bình luận:
Có 4 bước:
+ Bước một : chỉ ra những hiện tượng vấn đề cần bình luận.
+ Bước hai : đánh giá (khẳng định) vấn đề đúng, sai, hay, dở.
+ Bước ba: là bàn về hiện tượng cần BL: (mở rộng vấn đề). 
 Có ba cách mở rộng: giải thích + chứng minh, lật ngược vấn đề, mở rộng đào sâu so sánh.
+ Bước bốn là nêu ý nghĩa tác dụng.
a1 – Chỉ ra vấn đề cần bình luận.
Hiện nay có nhiều tác động xấu trong nhà trường. Một trong các tác động ấy là tình trạng hút thuốc lá của học sinh. Đây là nguy cơ dẫn đến bệnh hoạn và pháp luật trong đội ngũ thanh thiếu niên nhà trường.
a2 – Khẳng định vấn đề
+ Đây là nhận định hoàn toàn đúng đắn. Hút thuốc lá đã trở thành một tình trạng báo động, tinh trạng xấu trong thanh thiếu niên, đặc biệt trong phạm vi nhà trường.
a3 – Mở rộng vấn đè (áp dụng cách giải thích chứng minh)
-Tại sao hút thuốc lá là tình trạng báo động đối với thanh thiếu niên trong nhà trường.
+ Tác hại của thuốc đối với bản thân, người xung quanh.
+ Hút thuốc sẽ đưa con người đứng trước nguy cơ của bện tât ( lao phổi, huyết áp, nhồi máu cơ tim)
+ Hút thuốc sẽ đưa thanh niên tới nghiện ngập, bia, rượu, phạm pháp.
-Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này ()
a4- Nêu ý nghĩa tác dụng:
+ Phát hiện kịp thời và quan tâm tới thế hệ trẻ, tương lai của xã hội, về sức khoẻ, về văn hoá
+Đảm bảo môi trường học đường trong sạch.
+ Thể hiện sự quan tâm của xã hội ta với con người.
III.Luyện tập : 
Câu 1: Nhận xét như vậy là sai vì 
- Về mục đích bình luận hoàn toàn khác giải thích và chứng minh.
- Bình luận cũng không phải giải thích , chứng minh cộng lại. Có chăng người ta chỉ sử dụng giải thích, chứng minh trong quá trình thực hiện bình luận. Ta coi đó là thao tác hỗ trợ.
Câu 2: 
- Đọc đoạn trích của Võ Thị Hảo, báo điện tử Việt Nam net ngày 12-12 – 2006, chúng ta kết luận: đoạn trích đã sử dụng thao tác lập luận bình luận.
- Vấn đề cần bình luận: Thần chết đã đồng hành với những sát thủ trên đường phố.
- Đánh giá vấn đề: Đúng vị 
+ Thần chết đã trao lưỡi hái tử thần cho những trai tráng đi xe máy hung hãng lạng lách , vượt ẩu trên đường phố.
+ Những kẻ không biết luật và không thèm biết đến luật giao thông.
+ Những kẻ đầu óc trống rỗng chỉ biết tự hào khủng bố người đi đường bằng những cú tạt ngang gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm.
- Bàn bạc ( mở rộng vấn đề ):
- Vì sao lứa tuổi trai tráng lại như vạy và chứng minh cụ thể.
+ Hạn chế khách quan (thứ yếu)
+ Hạn chế chủ quan ( Chủ yếu) . Đó là ý thức tham gia giao thông còn non kém.
( Chứng minh bằng thống kẻ của UNICEE)
+ Làm thế nào để hạn chế được tai nạn giao thông?
+ Tự điều chỉnh mình
+ Tự cứu mình và cứu người 
+ Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.
Câu 3: 
Sau khi đọc văn bản” Xin lập khoa luật” chúng ta còn có thể bình luận thêm.
-Nêu vài trò của pháp luật đối với xã hội ta hiện nay.
- Làm cho mọi người hiểu được pháp luật và làm theo pháp luật (chứng minh).
+ Để xây dựng : Xã hội thực sự văn minh, công bằng ( chứng minh).
- Làm thế nào để có luật nghiêm và làm tốt việc giáo dục pháp luật trong xã hội.
+ Đặt ra luật pháp và hoan chỉnh bộ luật. Luật pháp phải xuất phát từ hiện thực và nguyện vọng của nhân dân .
+ Mọi người phoả có ý thức sống và làm theo pháp luật. Đặc biệt nêu cao tinh thần gương mẫu của mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức trong việc chấp hành pháp luật.
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • doc97.98.99-Nguoitrongbao- LL.B.luan.doc