Giáo án Ngữ văn 11 tiết 79+ 80: Vội vàng (Xuân Diệu)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 79+ 80: Vội vàng (Xuân Diệu)

VỘI VÀNG

Tiết: 79-80(Xuân Diệu)

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

1. Cảm nhận được lòng ham sống đến đam mê của nhà thơ được thể hiện qua 1 bút pháp táo bạo, tinh tế, 1 cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt .

2. Bồi dưỡng lòng yêu cuộc sống, ham sống, cống hiến cho cuộc sống.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ: Từ “Ngông” trong (Hầu trời) nghĩa là gì?

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 15147Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 79+ 80: Vội vàng (Xuân Diệu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2009 vội vàng
Tiết: 79-80 -----------------------------------(Xuân Diệu)
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
1. Cảm nhận được lòng ham sống đến đam mê của nhà thơ được thể hiện qua 1 bút pháp táo bạo, tinh tế, 1 cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt .
2. Bồi dưỡng lòng yêu cuộc sống, ham sống, cống hiến cho cuộc sống.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Từ “Ngông” trong (Hầu trời) nghĩa là gì?
Bài mới:
Hoạt động của T-H
Nội Dung
Học sinh đọc tiểu dẫn tìm hiểu vài nét về tác giả ?
Quê cha, mẹ, con vợ lẽ, điều này tác động đến tình cảm của tác giả như thế nào ? 
-Học sinh kể tên các tác phẩm của XDiệu:
- Qua tìm hiểu SGK, em hãy nêu xuất xứ của bài thơ?
Kết cấu :
Đọc nhan đề bài thơ gợi cho em suy nghĩ điều gì?
Cuộc sống đẹp đẽ được diễn tả qua hình ảnh nào ? 
-Em nhận xét gì về những hình ảnh này? Gợi khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống như thế nào ? 
-Cảm xúc của nhà thơ như thế nào trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân như vậy?
- Trước cảm xúc đó nhà thơ có ý tưởng, khát vọng táo bạo như thế nào ? 
- Từ ý tưởng và khát vọng đó, nhà thơ đã thể hiện quan niệm về cuộc sống như thế nào ? 
-Em cảm nhận và nhận xét như thế nào về những hình ảnh thơ này?
- Theo XD chuẩn mực của cái đẹp là gì? Em nhận xét gì về quan niệm này?
- Trước những cảm nhận về mùa xuân đang tới, nhà thơ đã có những suy nghĩ như thế nào ? 
- Em nhận xét gì về những triết lí này của XD?
- Với hành loạt những hình ảnh như vậy, gợi cho em cảm nhận điều gì về thời gian?
- Với XD thời gian có hoà đồng với con người không?
-Từ những triết lí như vậy, nhà thơ đã thể hiện tâm trạng ntn?Khát vọng như thế nào ? 
- Em suy nghĩ và nhận xét ntn về những khát khao tận hưởng cuộc sông của XD?
- Từ những khát khao đó, em thấy XD là người có quan niệm sống ntn?
-Em cảm nhận và nhận xét ntn sau khi học xong bài thơ? Cách cảm nhận, cách sống của XD?
I – tìm hiểu chung 
1. Tác giả :
. Tiểu sử: Tên đầy đủ Ngô Xuân Diệu sinh 1916 - mất 1985. 
-Quê cha Can Lộc - Hà Tĩnh.
-Quê mẹ: Bình Định (Biển Quy Nhơn).
Thủa nhỏ học chữ nho, chữ quốc ngữ ở Quy Nhơn, trường Bưởi (Hà Nội) trường Khải Định (Huế). Năm 1940 đỗ tham tá - làm ở ti thương chính ở Mỹ Tho, sau đó ra Hà Nội viết văn. 
- Sau cách mạng hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến.
- 1948 được bầu làm uỷ viên BCH hội nhà văn Việt Nam, viện hàn lâm nghệ thuật nước CHDC Đức bầu ông làm viện sỹ thông tấn năm 1983.
Con người: 
-Cần cù kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện tài năng. 
-Tâm hồn nồng nàn khao khát tình thương sự cảm thông. 
-Là sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại :
+Lòng yêu thiên nhiên.
+Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên bằng một cặp mắt xanh non, trần thế .
*Trước cách mạng tháng 8 năm 1945. 
- Thơ Xuân Diệu thể hiện một tâm hôn yêu đời thiết tha với cuộc sống: biết hưởng thụ, thèm hưởng thụ niềm vui, cái đẹp của cuộc sống. 
 *Sau cách mạng tháng 8.
- Xuân Diệu đón nhận cuộc sống với tất cả sự chân thành với niềm vui sướng ấm áp tin yêu. 
 Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi.
 Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu.
-Tác phẩm : SGK.
2. văn bản :
* Xuất xứ: Rút từ tập thơ thơ - xuất bản năm 1938
* Vị trí: Là tiếng nói mới mẻ của một quan niệm sống đầy chất nhân sinh.
-Vội vàng: Ham sống, sống hết mình để tận hưởng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc sống.
III - Đọc hiểu văn bản 
1. Thiên đường trên mặt đất :
* Thiên nhiên và cuộc sống :
 Của ong bướm, tuần tháng mật .
 Hoa của đồng xanh rì ..
 Lá của cành tơ........
- Một hệ thống những hình ảnh tươi mới hấp dẫn tràn trề nhựa sống. 
- Cặp mắt xanh non của tác giả khi cảm nhận cuộc sống. 
- Lặp “của” - thể hiện sự ý thức về quyền sở hữu vẻ đẹp của thiên nhiên. 
- Nhà thơ phát hiện một thiên đường trên mặt đất: đó là những cảnh sắc của trần gian vào mùa xuân thắm tươi đó là hoa thơm trái ngọt tràn trề nhựa sống như một khu vườn gợi cảm , gợi tình. 
 Có thể nói đó chính là biểu tượng cuộc sống tươi đẹp. 
=>Quan niệm mới mẻ của nhà thơ, xưa nay đạo giáo quan niệm chỉ có thiên đường mới đẹp, mới có ý nghĩa, Xuân Diệu quan niệm thiên đường chính là cuộc sống trần thế. 
*Con người tuổi trẻ :
“...... ánh sáng chớp hàng mi.
 Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.’’
- Hình ảnh đầy sức gợi cảm với những so sánh táo bạo.
=>Thể hiện quan điểm chuẩn mực của cái đẹp là con người hăng hái mơn mởn giữa tuổi yêu đương. Đó là chuẩn mực của thước đo thẩm mỹ của vũ trụ là quan điểm mỹ học của Xuân Diệu.
2. Tâm trạng sống vội vàng.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua. 
 Xuân non nghĩa là xuân già
 Còn trời đất chẳng còn tôi mãi
 Lòng tôi rộng .trời cứ chật’’
- Sử dụng hình ảnh táo bạo kết hợp điệp từ và thủ pháp đối 
->tạo sự hối hả của dòng thời gian trôi chảy và sự trái ngược nghiệt ngã của cuộc đời. 
-Âm điệu chùng xuống, chững lại, lặng đi -> sự chuyển đổi tâm trạng.
-Xuân Diệu quan niệm dòng thời gian luôn vận động, tuổi xuân sẽ mất, hạnh phúc sẽ vượt khỏi tầm tay, mà đời người thì quá ngắn ngủi thiên nhiên vì thế dường như bị triệt tiêu cái chất tự nhiên vô tư của nó. 
-Vì vậy nhà thơ bầy tỏ tâm trạng hốt hoảng, lo âu, hãi hùng, u uất. 
Quan niệm độc đáo : đang sống giữa mxuân mà nhớ tiếc mxuân. không phải tiếc cái gì đã qua mà tiếc những gì đang có và sẽ không còn nữa.-> Thái độ : vội vàng ngay chính lúc tuổi xuân đang rực rỡ, lf tuổi trẻ của con người.
Mxuân là đẹp nhất, đầy sức sống HP, TY nhưng mùa xuân 
“ Tôi muốn tắt nắng buộc gió’’
->Ước muốn cá nhân: Chống lại quy luật của đất trời, của tạo hoá => Khát khao giữ lại hương vị của cuộc đời, tác giả ngừng trôi, kg lắng đọng để mọi cái đẹp đừng mất đi.
=> Là khao khát thành thực của XDiệu (cũng là của con người) muốn cho cái đẹp thuộc về vĩnh cửu.
- Ta muốn : +Ôm cả sự sống  
 +Riết say thâu trong một cái hôn nhiều.
->Cuộc đời ngắn ngủi nhưng không vì thế mà không muốn sống
=> Biện pháp nhân hoá khiến cảnh vật tràn trề nhựa sống và sự sinh sôi , kết hợp hình ảnh táo bạo, nhịp thơ dồn dập tạo cảm giác sôi nổi gấp gáp. 
- Điệp từ “tôi muốn ”nhấn mạnh khao khát vô biên tuyệt đích -> không chỉ là niềm yêu mà là khao khát tột cùng của nhà thơ: khao khát sống, khao khát tận hưởng tột độ , thể hiện lòng đam mê cuộc sống mãnh liệt, khát vọng sống đẹp, sống có ý nghĩa. 
=> Cách tốt nhất để kéo dài tuổi xuân : sống với cường độ nhanh hơn, gấp gáp hơn, mạnh mẽ hơn, đắm say hơn, năng xuất gấp niều lần.,..
III - Kết luận 
Vội vàng là bài thơ rất Xuân Diệu: Hình ảnh thơ táo bạo, cặp mắt xanh non hơi thở nồng nàn và một trái tim sôi nổi yêu đời mãnh liệt - góp phần xây dựng lòng yêu cuộc sống.
- Củng cố. 
- Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân. Cách cảm nhận thiên đường trên mặt đất của XD: Mới lạ, độc đáo, hình ảnh thơ táo bạo.
- Sự khát khao được giao cảm với thiên nhiên, con người. Khát vọng được dâng hiến, sống hết mình cho cuộc sống.
- Một trái tim sôi nổi, yêu đời mãnh liệt, nghiêm túc, ý thức rõ về trách nhiện của tuổi trẻ, của con người trước cuộc sống của XD.
- Hướng dẫn học bài.
- Học thuộc lòng bài thơ, cảm nhận sự yêu đời đến mãnh liệt, thái độ cuống quýt, vội vàng của XD trước cuộc sống, trước thời gian đang trôi; Tìm những hình ảnh thơ thể hiện tấm lòng, thái độ, tâm trạng của XD, thể hiện tài năng của XD.
-Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc79.80 Voi vang.doc