Giáo án Ngữ văn 11 tiết 76+ 77: Hầu trời (Tản Đà)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 76+ 77: Hầu trời (Tản Đà)

HẦU TRỜI (Tản Đà)

Tiết: 76-77

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

 -Cảm nhận được tâm hồn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam đầu những năm 20 của TK XX.

 -Thấy được tiếng lòng của tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng (1 đoạn) “Hầu Trời”

Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 50277Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 76+ 77: Hầu trời (Tản Đà)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2009 Hầu trời (Tản Đà)
Tiết: 76-77 ------------------------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
	-Cảm nhận được tâm hồn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam đầu những năm 20 của TK XX.
	-Thấy được tiếng lòng của tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng (1 đoạn) “Hầu Trời”
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
ý nghĩa bút danh Tản Đà? Tại sao Tản Đà được gọi là người của hai thế kỷ, người dạo khúc nhạc mở đàu cho một bản nhạc tân kì?
(Học sinh đọc: Chú ý ngắt nhịp đúng các dấu câu; giọng phấh chấn, vui, dí dỏm)
-Bài thơ được viết theo thể gì?
-Yêu cầu Học sinh tóm tắt?
-Bố cục của bài thơ
Nhận xét cách mở đầu của bài thơ? Tác giả mở đầu câu Gợi không khí gì? 
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật điệp...?
Cách tả cảnh thi sĩ đọc thơ cho trời... như thế nào? Thấy điều gì ở tác giả (con người, nhân cách)Thái độ , tình cảm của người nghe(trời, chư tiên) như thế nào? 
Tản Đà tự xưng tên tuổi, quê quán; trời xét ...
Tác giả muốn nói điều gì về mình?
Câu 3 SGK
Những đoạn kể về cuộc sống hiện thực, có ý nghĩa gì?
Nhận xét chung bài thơ
Bài thơ thể hiện điểm gì về con người, cá tính, tác giả và nghệ thuật ?
Đánh giá chung về bài thơ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (1889- 1939)
- Quê: Nằm bên núi Tản, Sông Đà -> Bút danh.
- Bản thân: Nhà Nho buổi giao thời.
- Sự nghiệp: 
 + Sáng tác văn chương quốc ngữ.
 + Cái “Tôi”lãng mạn bay bổng, phóng khoáng, ngông nghênh, cảm thương, tìm về ngọn nguồn dân tộc .
 + Thơ văn: Gạch nối hai thời đại VH: TĐ - HĐ.
 + Những tác phẩm chính (SGK)
2. Bài thơ “hầu trời”
a.Xuất xứ: - Sáng tác năm 1921, rút từ tập “Còn chơi ”. Thơ TĐà hay nói về cảnh Trời -> Lãng mạn.
b. Thể thơ: Thất ngôn trường thiên - vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng, số câu trong mỗi khổ cũng tương đối tự do, linh hoạt...
 * Thơ tự sự - trữ tình: Có cốt truyện, có nhân vật nhưng được kể bằng thơ, thẫm đẫm cảm xúc trữ tình.
c. Bố cục: Theo thời gian và diễn biến sự việc.
- Khổ 1: Nhớ lại cảm xúc đêm qua được lên tiên.
- Khổ 2 - 7(in chữ nhỏ): Kể chuyện theo hai cô tiên Thiên môn gặp trời.
- Khổ 8 - 20: Kể chuyện đọc thơ cho trời và chư tiên, cảm xúc của trời và chư tiên trên trời, lời hỏi thăm và những bộc bạch của tác giả.
- Còn lại (chữ nhỏ): Cảnh và cảm xúc trên đường về hạ giới; tỉnh giấc muốn đem nào cũng được mơ hầu trời.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đoạn 1
- Chẳng biết có hay không Mơ - không thực
 Điệp từ thật- nhấn mạnh 
sự thật, không nghi ngờ gì.
-> Vừa hư vừa thực gợi tò mò cho người đọc -> cách vào chuyện độc đáo, sáng tạo có duyên.
- Cảm xúc: Ngỡ ngàng, sung sướng.
- Điệp + ngắt nhịp ngắn+ câu cảm thán tạo giọng sôi nổi hào hứng đầy lôi cuốn.
2.Đoạn 2:
-Tản Đà được mời lên thiên đình để đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
 + Hoàn cảnh: Lúc canh 3 (nửa đêm) tác giả nằm một mình dưới đèn, buồn dậy đun nước uống, ngâm văn, chơi văn, chơi trăng... -> Cuộc sống thanh cao.
 + Hai cô tiên giáng trần mời lên đọc văn cho trời.
 Ngâm nga - ngâm vang cả sông Ngân hà - Trời mất ngủ, đi lên đọc cho trời.->Tự đề cao văn mình, trí tưởng tượng phong phú,thú vị.
 + Đường lên trời: Cảnh thi nhân lạy trời, được tiên nữ lôi dậy, mời ngồi bành vân như tuyết như mây, đợi các tiên đến đông đủ.
-> Cách kể, tả tự nhiên, hấp dẫn, cụ thể bình dị, hợp lý.
3. Đoạn 3
- Cách kể, tả tỉ mỉ.
- Trời sai pha nước để nhấp giọng rồi mới truyền đọc.
- Thi sĩ trả lời trịnh trọng, đúng lễ nghi (Dạ, bẩm)
- Thi sĩ đọc nhiệt tình, cao hứng có phần tự hào, tự đắc trước thơ mình:
 + Điệp từ : hết” 
 + Cơn đắc ý.
 + Đọc đã thích.
 + Văn dài hơi tốt, ran cung mây.
=> Tác giả sảng khoái, hào hứng vì tìm được tri âm.
- Thái độ cảm xúc của người nghe:
 + Chư tiên: Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi.
 Hằng nga, Chức nữ chau đôi mày.
 Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng.
 Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.
-> Khâm phục, sợ hãi, hoà cùng cảm xúc tác giả.
 + Trời khen hết lời:
 Văn thật tuyệt
 Chắc ít có
 Đẹp như sao băng
-> Văn phong phú, giàu có, đẹp đẽ -> tác giả cực tả vẻ đẹp của văn mình -> Tự hào về sáng tạo nghệ thuật của mình.
- Lai lịch: Trích tiên - đày vì tội ngông.
 + Trích tiên - phong cách lãng mạn, tài hoa độc đáo (như Lý Bạch)
 + Kể quê -> Tự hào, yêu que huong.
 + Ngông - Con người ý thức tài hoa, nhân cách đặt mình trên thiên hạ; là sản phẩm của XHPK với những lễ nghi chặt chẽ, khuôn phép trói buộc con người.
-> Tự hào, tự khẳng định tài năng bản thân; Đặc biệt ý thức về thiên chức người nghệ sĩ là giữ gìn thiên lương con người -> Tản Đà lãng mạn không hoàn toàn thoát li cuộc đời, vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời.
=> Vẫn là một cách để tự khẳng định mình.
- Tác giả kể về cuộc sống thực của ông : Lời văn chân thực đậm tính hiện thực.
 + Thân phận rẻ rúng, cơ cực, đau xót của ngwoif nghệ sĩ trong xã hội cũ-> Xót xa -> Tố cáo xã hội.
 + Lí do ông phải đi tìm cõi tri âm tận trời cao để tìm tri kỉ.
- Giọng kể đa dạng: Hóm hỉnh, ngông nghênh tự đắc, có lúc chua xót.
- Biện pháp so sánh, phóng đại...Kết hợp igữa cảm hứng lãng mạn và hiện thực.
-> Tự ý thức về tài năng thơ, nhân cách và thiên chức cao quý của người nghệ sĩ.
-> Táo bạo bộc lộ cái tôi cá nhân - Ngông.
-> Khao khát tri âm -> Phản ứng không chấp nhận XH thực tại XHTD nửa phong kiến tẻ nhạt, phi nhân đạo đương thời.
III. Kết luận
- Nội dung: Tâm hồn lãng mạn độc đáo và thoát li hiện thực, ý thức cái tôi, cá tính ngông vừa gắn bó hiện thực, quê hương đất nước -> Mới mẻ.
- NT: 
 + Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, cảm xúc bộc lộ tự nhiên, phóng túng.
 + Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm, đời thường, ít ước lệ.
 + Kể chuyện hóm hỉnh, hấp dẫn.
 + Tác giả - Người kê chuyện - Nhân vật chính -> Cảm xúc tự do phóng túng.
Từ nội dung + nghệ thuật thể hiện = Tản Đà là gạch nối hai thời đại.
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài:Nghĩa của từ (tiếp).
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • doc76.77-Hau troi.doc