Giáo án Ngữ văn 11: Chiều tối (Mộ) Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 11: Chiều tối (Mộ) Hồ Chí Minh

 Bài :CHIỀU TỐI

 ( Mộ )

 Hồ Chí Minh

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Giúp hs thấy được vẻ đẹp của tâm hồn HCM : dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng .

- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển , vừa hiện đại của nhà thơ .

II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

Đàm thoại , gợi mở , nêu vấn đề , phân tích ,

III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1/ On định lớp :

2/ Kiểm tra bài cũ :

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6447Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Chiều tối (Mộ) Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài :CHIỀU TỐI 
 ( Mộ )
 Hồ Chí Minh
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Giúp hs thấy được vẻ đẹp của tâm hồn HCM : dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng .
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển , vừa hiện đại của nhà thơ .
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Đàm thoại , gợi mở , nêu vấn đề , phân tích ,
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Oån định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
 Nhắc đến HCM chúng ta nhắc đến một anh hùng giải phóng dân tộc , nhà văn hóa lớn , danh nhân văn hóa thế giới .
 Mặc dù không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương , nhưng những gì mà Bác để lại cũng đủ để cho chúng ta thấy rằng ở HCM sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú , dù hoàn cảnh rất khắc nghiệt , nhưng Bác vẫn có thể làm thơ ngay cả ở trong tù , Bác vẫn cho ra tập NKTT .Hôm nay chúng ta sẽ học một bài thơ rất tiêu biểu cósố thứ tự 31 của tập NKTT : đó là bài Chiều Tối . 
Hoạt động của gv và học sinh
Nội dung
 Gọi 1 hs đọc tiểu dẫn , yêu câu trình bày những nét chính về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ .
 Chiều Tối được sáng theo thể thơ nào ?
 Bố cụa bài thơ nên chia mấy phần ?
 Trong thơ xưa khi miêu tả buổi chiều các thi sĩ thường hay sử dụng hình ảnh gì ?
 Mạch cảm xúc trong hai câu trên là vui hay buồn ?
 Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người được khắc họa ra sao ở hai câu sau?
 Nêu nét chính về nd và nt của bài.
I/ Tìm hiểu chung :
Hoàn cảnh ra đời :
 Tháng tám năm 1942 , Bác sang Trung Quốc để tranh thủ sự giúp đỡ viện trợ của thế giới , vừa đến Túc Vinh thuộc tỉnh Quảng Tây thì bị chính quyền của bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Suốt 13 tháng trong tù từ tháng 8 năm 1942 –tháng 9 năm 1943 , Bác sáng tác được 143 bài thơ chữ Hán , trong đó có bài Chiều Tối ( Mộ ) , được dịch ra tiếng Việt lần đầu tiên năm 1960.
II/ Tìm hiểu văn bản :
1/ Hai câu đầu :
 Hai câu tả cảnh :
- Đây là cảnh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lánh , mà người tù – thi sĩ đã đi qua sau một ngày gian truân vất vả , mà vẫn chưa có điểm dừng chân . Bức tranh thiên nhiên được nhà thơ ghi lại bằng hai nét vẽ như trong một bức tranh thuỷ mặc : một cánh chim bay về rừng và một chòm mây trôi trên bầu trời .Chỉ vậy thôi mà bức tranh có hồn và hàm chứa ý nghĩa sâu sắc .
 - Thơ xưa thường dùng hình ảnh cánh chim bay về rừng, để nói lên cái thời khắc của chiều tối .
Chim bay về núi tối rồi
 Ca dao
Chim hôm thoi thóp về rừng
 Nguyễn Du
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
 Huyện Thanh Quan
 Ơû đây tác giả cũng sử dụng hình ảnh của những cánh chim bay , để nói về thời khắc chiều tối , nhưng chỉ có điều , đây là hình ảnh cánh chim bay mỏi “quyện điểu “ càng thấm thía nỗi buồn cho bức tranh chiều tối . Còn chòm mây đang lững lờ trên tầng không cũng gợi nên nỗi buồn cho bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng hẻo lánh . Tuy vậy nhưng ở phần dịch thơ, phần nào chưa truyền hết cảm xúc ở phần nguyên tác , chưa nói hết ý “cô vân mạn mạn “ ( chòm mây lẻ trôi lững lờ ) , gợi lên thân phận lêng đênh trôi dạt nơi đất khách quê người , không biết khi nào nhà thơ mới được tự do như chòm mây và cánh chim trên bầu trời kia .
 Hai câu thơ buồn , điều này thật dễ hiểu . Ở đây người mà cảnh cũng buồn . Buồn vì xa tổ quốc , xa đồng bào , nbuồn vì mất tự do không biết khi nào mới gặp lại cảnh núi rừng chiều muộn , sau một ngày bị đày ải , nỗi buồn càng thấm thía trong lòng người tù xa xứ . Đó là nỗi buồn của tình người trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt .
 2/ Hai câu thơ sau :
 Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người :
 - Nếu như hai câu thơ đầu tác giả đã vẽ n6n bức tranh thiên nhiên đượm buồn , thì mạch bỗng chuyển biến từ buồn sang vui 
 - Bức tranh đời sống được nhà thơ ghi lại that ấm áp tươi vui , trong cái khoảnh khắc ngắn ngủi khi người đi qua một xóm núi . Vậy mà thành một bức tranh đẹp , một tứ` rhơ hay , làm bài thơ ấm nóng hẳn lean và toả sáng rực rỡ .
 Cũng là hai nét vẽ nhưng kgông buồn như ở hai câu thơ trên , mà khoẻ khoắn và đầy sức sống , với chữ hồng ở cuối bài thơ đã trở thành nhãn tự của bài thơ tuyệt bút . chữ hồng trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là con mắt của thơ ( thi nhãn ) , hoặc là nhã tự . 
 Cối xay vừa xay xong , cũng là lúc lò than đã rực hồng chứng tỏ trời đã tối , bởi trời có tối thì ánh lửa của lò than càng toả sáng . Thế nhưng ở phần dịch thơ , dịch giả đã cho thêm chữ “tối” vào , phần nào dđã làm giảm đi đặc trưng chỉ gợi không tả của thơ cổ . Mặc dù tác giả không nói mình bị chuyển lao , từ chiều tới tối vẫn chưa nghỉ , nhưng qua bức tranh miêu tả của tác giả , chúng ta đã thấy được sự vận động của thời gian : từ chiều tới tối ,và lúc này người tù HCM vẫn chưa được nghỉ .
 3/ Tổng kết :
- Bài thơ đã thể hiện tinh thần ung dung tự tại , vượt lên hoàn cảnh ,khắc nghiệt , của ngườii tù cộng sản , của nhà thơ cách mạng HCM .
- Bài thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình , vừa cổ điển , vừa hiện đại .Cánh chim bay và choom mây trôn trong cảnh chiều muộn nơi núi trừng hẻo lánh , đã bộc lộ sâu sắc nỗi lòng của người tù xa xứ . Còn ngọn lửa rực hồng của lò than đã nói lên lòng yêu đời , yêu ngươì , yêu cuộc sống của nhà thơ .

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu toi.doc