Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 65: Đọc văn Tình yêu và thù hận (trích Rô-Mê-ô Và Giu-li-et) U.sếch-xpia

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 65: Đọc văn Tình yêu và thù hận (trích Rô-Mê-ô Và Giu-li-et) U.sếch-xpia

TIẾT 65, ĐỌC VĂN Lớp 11D2

TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN

(trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

(U.SẾCH-XPIA)

A.PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức, kĩ năng:

- Nắm những nét khái quát về tác giả, tác phẩm. Hiểu được tình yêu cao đẹp, bất chấp thù hận Sếch-xpia giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Thấy được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích kịch

2. GDTTTC: Tình yêu chân chính bao giờ cũng tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5382Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 65: Đọc văn Tình yêu và thù hận (trích Rô-Mê-ô Và Giu-li-et) U.sếch-xpia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2008	Ngày dạy: 09/01/2008
Tiết 65, Đọc văn 	Lớp 11D2
Tình yêu và thù hận
(trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
(U.Sếch-xpia)
A.Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Nắm những nét khái quát về tác giả, tác phẩm. Hiểu được tình yêu cao đẹp, bất chấp thù hận Sếch-xpia giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Thấy được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích kịch
2. GDTTTC: Tình yêu chân chính bao giờ cũng tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.
II. Phương thức thể hiện 
 1. Giáo viên: - Đọc SGK, SGV; Thiết kế bài dạy
 2. Học sinh: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK, tr.201.
 III. Cách thức tiến hành 
 Giáo viên hướng dân HS đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. 
B. Tiến hành lên lớp
 *ổn định tổ chức lớp (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ (3’)
 1. Câu hỏi: ? Đan Thiềm là người NTN , Em hiểu NTN là bệnh Đan Thiềm ?
 2. Đáp án: - Là người đam mê cái tài , cái đẹp  (5đ’)
 - Bệnh Đan Thiềm là bệnh mê đắm tài hoa siêu việt của người nghệ sĩ 
 sáng tạo cái đẹp (5đ’)
II. Bài mới 
 * Lời vào bài (1’) 
T
ình yêu là đỉnh cao nhất của mối quan hệ con người với con người. Có những mối tình suôn sẻ chẳng vấp phải khó khăn gì. Nhưng cũng có những mối tình:
 “Như hoa chớm nở
 Mà sương chiều phủ lạnh cả không gian”
Nhưng tình yêu đã giúp họ vượt qua những khó khăn và thử thách để yêu nhau, hứa hẹn cùng nhau. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích. Tình yêu và thù hận trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của nhà viết kịch thiên tài Uy-li-am Sếch-xpia.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 (HS đọc SGK)
(?) Em có hiểu biết gì về thời đại phục hưng?
(?) Em hãy nêu những nét chính về tác giả Sếch-xpia?
(?) Tóm tắt vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
(Hướng dẫn HS dựa SGK và toma tắt ngắn gọn).
I. Tìm hiểu chung (12’)
1. Thời dại phục hưng (2’)
Thời đại phục hưng diễn ra ở phương tây (từ thế kỉ XV – XVI) là giai đoạn đầu của tời kì quá độ từ phong kiến trung cổ sang tư bản chủ nghĩa. Đạc điểm nổi bật nhất của thời đại Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn phản ánh khát vọng tự do của con người và quyền sống hạnh phúc trong cuộc sống trần thế.
2. Tác giả (3’)
+ Vài nét về Uy Li am Sếch-xpia cùng sự nghiệp của ông.
- Uy li am Sếch-xpia sinh năm 1564 và mất 1616 (52 tuổi) đáng lưu ý: Từ một người giữ chuồng ngựa (trông coi ngựa) trong rạp hát tiến đến kéo màn, nhắc vở diễn, diễn viên và nhà soạn kịch. Ông là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của nghệ thuật thời kì Phục hưng.
- Ông để lại 37 vở kịch gồm kịch lịch sử, bi kịch, hài kịch. Tất cả đều là kiệt tác của nhân loại. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương chi tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la, của lòng tin bất diệt và khả năng hướng thiện, vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.
2. Tóm tắt bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét (3’)
Đây là câu chuyện có thật về mối thù của hai dòng họ Mông-ta-ghiu và Ca-piu-lét tại thành Ve-rô-na thời trung cổ nước ý (ITALIA). Kịch gần 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi. Đôi thanh niên Rô-mê-ô và Giu-li-ét yeu nhau say đắm. Nhưng mối tình của họ gặp trắc trở vì là con của hai dòng họ có mối thù hận với nhau từ lâu đời. Cuối cùng, họ đã chết trước ngưỡng cửa của hạnh phúc sau một toan tính hôn nhân bất thành.
(?) Em có ý kiến gì về đề tài tình yêu trong vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
(?) (phân vai cho HS đọc) và phần chú thích GV nhấn mạnh
Đề tài tình yêu được bi kịch đề cập. Tình yêu là đề tài phổ biến gắn với khát vọng giải phóng con người của thời đại phục hưng. Tác giả nhằm ca ngợi hạnh phúc do chính con người tạo ra chứ không phải là hạnh phúc mà tạo hoá hay chúa trời ban phát. Qua đề tài này tác giả cũng lên tiếng bênh vực bảo vệ quyền lợi cho những người phụ nữ. Vì vậy người ta tìm thấy ở tình yêu khát vọng cao cả giàu chất nhân văn.
4. Đọc – giải nghĩa từ khó (3’)
- Đọc chú ý lời độc thoại và độc thoại của 2 nhân vật chính.
- Đọc theo phân vai.
- Xác định bố cục đoạn trích
5. Bố cục (1’)
Gồm 2 phần:
+ Sáu lời thoại đầu là diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô 
+ Còn lại: khẳng định tình yêu vượt lên trên thù hận.
b. Đại ý:
Xác định đại ý đoạn trích
Miêu tả vẻ đẹp của tình yêu, qua tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô và diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét để khẳng định tình yêu trong sáng và dũng cảm đã vượt lên trên thù hận.
(?) Phân tích lời thoại đầu đoạn trích để thấy tâm hồn đắm say của Rô-mê-ô (trước đó họ đã gặp gỡ nhau trong lễ hội hoá trang đêm trước tình yêu đã nẩy nở)
(?) Hành động của Rô-mê -ô trèo tường vào nhà Ca-piu-lét để gặp Giu-li-ét có ý nghĩa gì?
(?) Đọc và phân tích những lời đối thoại của Rô-mê-ô trong đoạn trích này? Nội dung của đọc thoại? Vẻ đẹp của lời thoại? ý nghĩa của đối thoại?
? Dưới đôi mắt đắm say của Rô-mê-ô thì Giu-li-ét hiện lên như thế nào?
? Với chàng trai đang yêu thì điểm gì của Giu-li-et là đáng yêu nhất?
? Rô -mê-ô đã thổ lộ như thế nào? (tìm chi tiết chứng minh)
? Tác giả đã sử dụng pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
II. Đọc - Hiểu
1. Tâm hồn đắm say của Rô-mê-ô (23’)
- Cần lưu ý ở hồi một do buồn bã vì Rô-da-lin một cô gái đã khước từ tình yêu của Rô-mê-ô con trai nhà Môn-ta-ghiu. Chàng đã rủ các bạn hoá trang đi vào nhà Ca-pui-lét mặc dù trước đó Rô-mê-ô đã có cuộc loạn đả với nhiều thành viên của gia đình Ca-pui-lét. Rô-mê-ô say đắm trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của Giu-li-ét và cũng nhận được sự đồng cảm của Giu-li-ét. Tình yêu của họ đã nẩy nở.
Cũng trong đêm ấy cùng bạn bè trở về, Rô-mê-ô đã quay trở lại vượt tường vào nhà Giu-li-ét đúng lúc, Giu-li-ét đứng bên cửa sổ.
=> Hành động trèo tường vào nhà Ca-piu-lét để tỏ tình với Giu-li-ét. Với hoàn cảnh, đó là một hành động cam đảm (hành động này thách thức kẻ thù của gia đình chàng, tính mạng cuảu chàng); Vơid tình yêu đó là một hành động cao thượng (chấp nhận nguy hiểm để để thoã mãn cảm xúc tình ái). Hành động này cho thấy sự thách thức của tình yêu với hận thù.
- Những lời độc thoại của Rô-mê-ô. trong đoạn kịch này, các lời 1 và 3 là ngôn ngữ độc thaọi của Rô-mê-ô. Hai lời nhưng cùng một nội dung tỏ tình ca ngợi nhan sắc của nàng Giu-li-ét và tự bày tỏ niềm sauy đắm của lòng mình.
- Chàng đã bộc lộ tâm trạng dầy đắm say của mình trước người đẹp.
+ Chấp nhận sự liều lĩnh có thể nguy hại đến tính mạng “Kẻ chưa từng bị thương thì há sợ gì sẹo”
+ Giu-li-ét xuất hiện ở cửa sổ, Rô-mê-ô như nói với nàng: “Vừng dương đẹp tươi ơi! Hãy hiện lên đi và giết chết ả Hằng nga đố kị héo hon và nhợt nhạt”.
- Dưới con mắt của Rô-mê-ô, Giu-li-ét đẹp như mặt trời lúc rạng đông. Nó rực rỡ tươi tắn lắm, khiến cho mặt trăng thành héo hon nhợt nhạt. 
- Với Rô mê ô, hai điểm sáng nhất, quyến rũ nhất trên gương mặt nàng Giu-li-ét là đôi mắt và đôi gò má cuả nàng
+ Rô-mê-ô lại như nói với chính mình: “Nàng đang nói kìa, nhưng Nàng có nói gì đâu. Vậy là gì thế? Đôi mắt Nàng lên tiếng”. Phải trăng ánh mắt lấp lánh khiến Rô-mê-ô ngỡ là đôi môi mấp máy! Hợp lý lắm. Đôi mắt ấy Rô-mê-ô cảm nhận nó rất đẹp.
+ Rô-mê-ô đã so sánh đôi mắt ấy đẹp như các vì sao. “Chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt Nàng lấp lánh,chờ đến lúc sao về, ánh sáng long lanh, lấp lánh của các vì sao ấy lại được chuyển làn để so sánh với ánh sáng rực rỡ ban ngày rọi khắp không gian: “như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng... Chim chóc sẽ cất tiếng hót vang tưởng là đêm đã tàn” tất cả sự so sánh của Uy li am Sếch-xpia chỉ để làm nổi bật tâm hồn đắm say của Rô-mê-ô khi tình yêu đã đến.
(?) Em có nhận xét gì về cách so sánh?
- So sánh đặt ra dưới nhiều góc độ hoặc tương đồng (đôi mắt và hai vì sao) hoặc tương phản (so sánh sắc đẹp như mặt trời mới mọc).
Sự so sánh không mang tính khuôn sáo, tán tụng mà là cách so sánh rất chân thành. Tất cả nhằm thể hiện nội tâm của Rô-mê-ô đắm say trước tình yêu của mình. 
? Tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong lời thoại đầu của Rô-mê-ô?
+ Ngoài sự so sánh còn là giả định “ừ nếu mặt nàng lên thay cho sao, và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ”.
Giả định này làm nổi bật vẻ đẹp đôi gò má rực rỡ của Giu-li-ét.
+ Ngoài so sánh và giả định, Rô-mê-ô còn thần tiên hoá vẻ đẹp của Giu-li-ét. Nàng hiện ra dưới con mắt của Rô-mê-ô “Nàng tiên lộng lẫy”,”đang toả ánh hào quang như một sứ giả nhà trời có cánh”.
+ Bối cảnh làm đẹp thêm những suy nghĩ đắm say của Rô-mê-ô: “Mảnh trăng thiêng liêng đang dát bạc trên các ngọn cây trĩu quả”.
Trăng đóng vai trò trang trí cho “Đêm thần tiên”,
“đêm tốt lành”, “đêm thanh” để cuôc gặp gỡ tình
tứ song nhất mực đoan chính của đôi tình nhân.
Trăng tạo ra sự đồng cảm, đồng tình. Trăng tạo ra
bối cảnh thiêng liêng vừa đầy tình, vừa trân trọng
che chở.
* Luyện tập (3’)
? Em hãy nói lên cảm nhận của mình về tình yêu của Rô-mê-ô và rút ra nhận thức gì?
a. Rô-mê-ô
+ Thực lòng yêu Giu-li-ét
+ Vượt qua ngăn cách của mối thù hận, bất chấp
mọi hiểm nguy vượt tường vào nhà Giu-li-ét
+ Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Giu-li-ét
* So sánh đôi mắt của nàng như đôi vì sao trên trời
(chú ý lời thoại một)
* So sánh sắc đẹp lộng lẫy tươi tắn của Giu-li-ét như mặt trời lúc rạng đông
+ Những lời đối thoại với Giu-li-ét. Chú ý “Cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm” thể hiện quyết tâm của mình với người yêu.
	C. Hướng dẫn học bài và làm bài tập (2’)
Bài cũ: - Học và nắm chắc nội dung bài.
- Nắm được nội dung vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là ca ngợi tình yêu trong trắng, thủy chung bất chấp thù hận.
- Nghệ thuật xây dựng kịch của Sếch-xpia.
2. Bài mới: chuẩn bị tiết 2 của bài
* Yêu cầu: Đọc kĩ đoạn trích và chú ý những lời thoại của Giu-li-ét và so sánh có những điểm gì khac trong lời thoại của Rô-mê-ô và cho biết tâm trạng của nàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 65 - CB 11.doc