Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 64: Làm văn Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 64: Làm văn Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Ngày soạn: 20/12/2007 Ngày giảng: 30/12/2007

TIẾT 64, LÀM VĂN LỚP 11D2

THỰC HÀNH

VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố và nâng cao kiến thức về một số kiểu câu thường dùng trong tiếng Việt.

- Biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn những kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết.

- Rèn luyện kĩ năng nói và viết.

2. Giáo dục TTTC: học sinh biết quý trọng tiếng mẹ đẻ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong kho nói và viết.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2398Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 64: Làm văn Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/12/2007 	Ngày giảng: 30/12/2007
Tiết 64, Làm văn Lớp 11D2
Thực hành
về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố và nâng cao kiến thức về một số kiểu câu thường dùng trong tiếng Việt.
- Biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn những kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết.
- Rèn luyện kĩ năng nói và viết.
2. Giáo dục TTTC: học sinh biết quý trọng tiếng mẹ đẻ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong kho nói và viết.
II. Cáhc thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
1. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK
+ Thiết kế bài dạy
2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: ? Nêu 1 số kiểu câu đã học
2. Đáp án : - Có nhiều kiểu câu:
 + Câu đơn, câu phức (5đ’)
 + Câu đơn : câu đơn 2 TP, câu đơn đặc biệt (2đ’)
 + Câu phức : phức CN, VN, câu bị động.(3đ’)
B. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
Trong quá trình giao tiếp , người nói (người viết) muốn truyền đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình đến người nghe (người đọc) cần có khả năng sử dụng câu một cách đúng đắn nhất, có hiệu quả. Để hiểu  Tr. 194)
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 (HS đọc SGK) 
? Xác định câu bị động trong đoạn trích?
? Chuyển câu bị động sang câu chủ động?
? Xác định câu bị động trong đoạn trích sau và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết ý trong văn bản. ?
? Viết một đoạn văn về Nam Cao trong đó có câu bị động. Giải thích tác dụng của câu bị động đó?
 (HS đọc SGK) 
? Khởi ngữ là gì ?
? Xác định khởi ngữ và câu có khởi ngữ ?
? So sánh câu có khởi ngữ và câu không có khởi ngữ về liên kết ý, nhấn mạnh ý, đối lập ý?
? Lựa chọn câu văn thích hợp điền vào chỗ trống ?
? Xác định khởi ngữ trong đoạn văn và phân tích đặc điểm khởi ngữ về các mặt: vị trí, dấu hiệu về quãng ngắt, hoặc hư từ sau khởi ngữ?
 HS đọc 
? Phần in đậm nằm ở vị trí nào trong câu?
? Tác giả đã chọn câu nào trong các câu dưới?
(Đọc đoạn văn trong SGK)
? Xác định trạng ngữ chỉ tình huống?
? Sử dụng trạng ngữ chỉ tình huống để phân biệt giữa thông tin thứ yếu và thông tin chủ yếu?
? Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động đứng ở vị trí nào trong câu ?
? Thành phần khởi ngữ thường đứng vị trí nào trong câu?
? Khácvới TP CN, khởi ngữ, thành phần trạng ngữ chỉ tình huống thường đứng ở vị trí nào trong câu?
I. Dùng kiểu câu bị động (8’)
- Câu bị động là: “Không, hắn chưa... suy nghĩ nhiều”
- Chuyển câu bị động sang câu chủ động có ý nghĩa tương đương:
 + Không, chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm cho hắn suy nghĩ nhiều.
+ Toàn đoạn văn sau khi đã thay thế: “Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Không, chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm cho hắn suy nghĩ nhiều”.
- Đoạn văn vẫn đảm bảo liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức.
- Câu bị động trong đoạn trích là: “Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà”.
- Nhận xét: Câu bị động này làm rõ câu bị động đứng trước nó: “Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa”.
* Đoạn văn:
 Tốt nghiệp thành chung, Nam Cao được một người bác họ đưa vào Nam sinh sống. Vì sức khỏe Nam Cao lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học và viết văn. Cuộc đời giáo khổ trường tư và những năm tháng sống gần gũi với người nông dân, Nam Cao bị cuốn hút vào hiện thực đó. Đói cơm, rách áo, những số phận thê thảm... tất cả đã đi vào trang sách của Nam Cao.
 - Câu bị động: “Nam Cao được một người bác họ đưa vào Nam sinh sống”. Câu bị động này có tác dụng nhấn mạnh cuộc đời đưa đẩy con người và con người phải sống chật vật để kiếm miếng cơm manh áo.
 - Câu bị động: “Cuộc đời giáo khổ trường tư và những năm tháng sống gần gũi với người nông dân, Nam Cao bị cuốn hút vào hiện thực đó”. Câu bị động này nhấn mạnh cuộc đời đã tác động đến nhận thức của Nam Cao.
II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ. (8’)
1. Bài tập 1
 - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói đến trong câu.
 - Những câu có khởi ngữ:
 + Thế là vừa sáng, Thị đã chạy đi tìm gạo
 + Hành thì nhà Thị may lại còn
- Câu “Thế là vừa sáng, Thị đã chạy đi tìm gạo” làm rõ ý và liên kết với câu trên “Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi là nhẹ nhõm cả người ngay đó mà”
 - Câu không có khởi ngữ không có tác dụng nhấn mạnh ý.
2. Bài tập 2
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèm {.....}.
 Điền câu: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
3. Bài tâp 3
 Ví dụ:
a. Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập
 “Tự tôi” là thành phần khởi ngữ. Nó được ngắt bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu. Tác dụng của nó là nhấn mạnh về một phạm vi hoạt động thường xuyên có ý thức tự giác của Bác Hồ.
b. Chỗ đứng chính của văn nghệ...... của tình cảm
 + Khởi ngữ: Cảm giác, trình tự, đời sống cảm xúc
Ngăn cách với thành phần khác của câu bằng dấu phẩy (,) nhằm nhấn mạnh nội dung chính của văn nghệ cần phải đề cập.
 + Khởi ngữ: Tônxtôi nói vắn tắt ngăn cách với các thành phần khác của câu bằng dấu hai chấm (:). Nó nhấn mạnh chủ thể lời nói.
III. Dùng kết cấu có trạng ngữ tình huống (10’)
1. Bài tập 1
- Phần in đậm là 
 + “Hãy dừng yêu” Có cấu tạo là động từ
 + “Thấy thị hỏi” Có cấu tạo là động từ
- Chuyển phần in đậm về sau chủ ngữ
 + Thị nghĩ bụng để hỏi cô Thị đã, “hãy dừng yêu” giống câu nguyên bản giữ nguyên từ, ngữ, khác ở nhấn mạnh nội dung.
 Nguyên bản nhấn mạnh hãy dừng yêu. Chuyển sang cuối câu lại nhấn mạnh để hỏi cô thị đã.
 + Bà già kia bật cười thấy thị hỏi. Bà tưởng cháu bà nói đùa. Nếu để nguyên bản nhấn mạnh tình huống “Thị hỏi”. Chuyển về cuối câu nhấn mạnh bà già kia bật cười.
2. Bài tập 2
- Trong bốn câu cho trước, ta chọn theo thứ tự vị trí thứ ba:
 Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời.
-> Chọn thành phần này để sử dụng thành phần trạng ngữ chỉ tình huống. Nó mới phù hợp với văn cảnh. Trường hợp đầu, thừa từ “khi”; trường hợp hai, lặp từ “Liên”; trường hợp bốn, người nghe hiểu nhầm An đứng dậy trả lời.
3. Bài tập 3
- Trạng ngữ chỉ tình huống là:
 + Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc lộ đường. Đây là thông tin thứ yếu.
+ Thông tin quan trọng là hỏi thơ lại để khẳng định nội dung của phiến trát. 
+ Vì vậy thông tin thứ yếu thường đặt ở đầu hoặc cuối câu, thường đặt ở đầu câu
IV. Tổng kết về sử dụng ba kiểu câu trong văn bản (10’)
1. Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động thường đứng ở giữa câu trong các kiểu câu chứa chúng. Nó chỉ những thông tin đã biết. 
Ví dụ: Tốt nghiệp THPT, Nam Cao được một người bác họ đưa vào Nam sinh sống.
 Thông tin đã biết: 
+ Nam Cao tốt nghiệp THPT
 + Được người bác họ đưa vào Nam sinh sống.
2. Thành phần khởi ngữ thường đứng ở đầu câu, ngăn cách với thành phần câu bằng dấu phẩy.
 Ví dụ: Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
 “Tự tôi” là khởi ngữ đứng ở đầu câu. Nó liên kết với câu trước và thể hiện ý thức tự giác về tập thể dục. Nó làm rõ đề tài cần bàn đến thể hiện ý thức tự giác về tập thể dục. Nó làm rõ đề tài cần bàn đến là ý thức tự giác của mọi người.
3. Vị trí đứng ở đầu hoặc cuối câu. Nó chỉ là thông tin phụ trong câu chứa nó. Thành phần trạng ngữ chỉ tình huống góp phần làm phong phú thêm sắc thái, hành động của chủ ngữ.
 C. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài mới (2’)
 1. Bài cũ : - Học nắm vững nội dung kiến thức đã luyện tập.
 	- Tìm từ 4- 5 câu trong các tác phẩm đã học và phân tích theo các yêu cầu đã học.
 2. Bài mới: Chuẩn bị bài Tình yêu và thù hận 
 * Yêu cầu: - Đọc văn bản, nắm được những nét khái quát về tác giả Sêchxpia.
	- Đọc hiểu kiến thức về thể loại bi kịch.
	- Tóm tắt ngắn gọn vở bi kịch: Âm mưu và tình yêu. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 64 - CB 11.doc