Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 41: Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 41: Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Ngày soạn: 12/11/2007 Ngày giảng: 16/11/2007

TIẾT 41, ĐỌC VĂN LỚP 11D2

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

(Nguyễn Tuân)

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp khí phách, tài hoa, thiên lương của hình tượng Huấn Cao, qua đó thấy được quan điểm thẩm mĩ về tài và tâm, cái đẹp và cái thiện của Nguyễn Tuân gửi gắm qua nhân vật này.

 - Những nét đặc sắc trong khắc hoạ hình tượng nhân vật Huấn Cao bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hoá, băng biện pháp đối lập tương phản.

2. Giáo dục TTTC: lòng kính trọng, lưu giữ và phát huy cái đẹp, cái thiện.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, diễn cảm, nêu câu hỏi gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 41: Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2007 	Ngày giảng: 16/11/2007 
Tiết 41, Đọc văn 	Lớp 11D2
Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân)
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
	- Cảm nhận được vẻ đẹp khí phách, tài hoa, thiên lương của hình tượng Huấn Cao, qua đó thấy được quan điểm thẩm mĩ về tài và tâm, cái đẹp và cái thiện của Nguyễn Tuân gửi gắm qua nhân vật này.
	- Những nét đặc sắc trong khắc hoạ hình tượng nhân vật Huấn Cao bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hoá, băng biện pháp đối lập tương phản.
2. Giáo dục TTTC: lòng kính trọng, lưu giữ và phát huy cái đẹp, cái thiện.
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, diễn cảm, nêu câu hỏi gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
Giáo viên: 
+ Đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế bài dạy
+ Chuẩn bị chân dung Nguyễn Tuân; bức thư pháp chữ tâm, chữ đức.
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: ý nghĩa tâm trạng thức đợi tàu của 2 đứa trẻ trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Thạch Lam?
2. Đáp án: - Hai chị em đợi tàu vì (4 điểm): + Muốn tìm lại kỉ niệm xưa.
 	+ Nhu cầu cần thiết giữa cuộc sống có nhiều đơn điệu nhàm chán.
- ý nghĩa (6 điểm): 	+ Thể hiện niềm khao khát của 2 đứa trẻ.
 	+ Thể hiện niềm xót thương của nhà văn.
 	+ Thức tỉnh những tâm hồn uể oải hãy biết hi vọng dẫu đó là mong manh.
B. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
T
ên tuổi một nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi VN hiện đại mà đóng góp đã được ghi nhận từ trước cách mạng tháng 8, đó chính là Nguyễn Tuân, một con người tài hoa uyên bác cùng tập truyện ngắn Vang bóng một thời trong đó tác phẩm Chữ người tử tù đem đến những bất ngờ cùng sự ngưỡng mộ ...
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Nêu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Tuân?
? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm Chữ người tử tù?
? Em biết gì về tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân?
? Tập truyện ngắn này đề cập đến những nội dung, nghệ thuật gì?
? Tác phẩm nên đọc như thế nào cho phù hợp? 
(gọi HS đọc 1- 2 đoạn quan trọng nhất)
? Em hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm?
? Em nhận xét gì về đề tài cốt truyện này?
? Giải nghĩa từ khó đọc dưới các chân trang từ tr.107 -> tr.114 
? Qua phần tóm tắt, theo em yếu tố nào là đầu mối của tình tiết truyện?
? Truyện gồm mấy nhân vật chính? Họ là những ai?
? Hai nhân vật chính có mối quan hệ như thế nào với thú chơi chữ?
? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh đó?
? Giữa họ sẽ thiết lập nên những mối quan hệ như thế nào?
? Hình tương Huấn Cao được tác giả xây dựng bằng bút pháp nào? Với biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? 
Em hãy đọc từ đầu tác phẩm -> chà chà (Tr. 108)	
? Huấn Cao xuất hiện lần đầu trong truyện là nhờ vào đâu?
? Cách miêu tả HC một cách gián tiếp thể hiện dụng ý gì của tác giả?
HS đọc thầm từ Sớm hôm sau (Tr.110) -> những điểm nâu đen (tr. 111)
? Huấn Cao bằng xương, bằng thịt xuất hiện trong truyện vào hoàn cảnh nào?
? Tác giả miêu tả chiếc gông với những đặc điểm thế nào?
? Tác giả nhận xét về chiếc gông ra sao?
? Miêu tả chiếc gông như vậy, NT muốn ám chỉ điều gì? (nó đại diện cho thế lực nào trong xã hội).
? Là người đứng đầu chiếc gông đó, HC bước vào nhà ngục với tư thế và thái độ như thế nào? 
? Thể hiện bằng hành động gì?
? Hành động đó thể hiện phẩm chất gì trong con người của ông?
Em hãy đọc từ Suốt nửa tháng (111) -> Đều được biệt đãi như thế cả 
? Bị giam giữ chờ ngày ra pháp trường, HC đã thể hiện khí phách anh hùng ở chi tiết nào?
? Biết rõ những trận lôi đình báo thù và cả những thủ đoạn tàn bạo của chốn tù ngục. Sao ông vẫn giữ thái độ như vậy?
? Bên cạnh khí phách anh hùng thì HC còn là người như thế nào?
Chú ý các trang 108, 112, 113
? Tìm những chi tiết để chứng minh?
? Vì sao viên quản ngục đang có trong tay mình ông HC mà không thể ép ông cho chữ? (chú ý trang 148 Ta nhất sinh ... của ta thôi)
? Như vậy, không chỉ là người tài hoa, khí phách Huấn Cao còn là người như thế nào?
? Đối với Huấn Cao trên đời chỉ có một cái đáng trọng, theo em đó là gì?
(?) Phẩm chất này của ông được bộc lộ khi nào? 
? Em có nhận xét như thế nào về phẩm chất này của Huấn Cao? 
? Bên cạnh cái tài, cái khí phách thì cái Tâm của ông HC được biểu hiện ra sao?
? Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua nhân vật Huấn Cao?
? Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân còn phù hợp với thời điểm ngày nay không?
? Nhà văn NT đề cao một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc - đó là nghệ thuật thư pháp - Điều đó cho thấy ông là người như thế nào?
? Em học tập được điều gì từ con người HC?
? Có ý kiến cho rằng: Nhân vật lịch sử Cao Bá Quát chính là nguyên mẫu để nhà văn NT xây dựng lên HC. Em có đồng ý không? Vì sao?
I. Tìm hiểu chung (10’)
1. Tác giả (3’)
- Quê ở Hà Nội, sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông viết văn, viết báo và tự nguyện tham gia kháng chiến.
- Ông là nhà văn lớn của thế kỉ XX, một nghệ sĩ suốt dời đi tìm cái đẹp.
- Ông có nhiều đóng góp đối với văn học hiện đại Việt Nam:
+ Thúc đẩy thể tuỳ bút , bút kí văn học đến một trình độ nghệ thuật cao.
+ Làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.
+ Đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa, độc đáo và uyên bác.
- Ông là tổng thư kí hội văn nghệ Việt Nam, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đơt1, năm 1996.
- Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1941), Chiếc lư đồng mắt cua, Vang bóng một thời, Sông Đà (1960), Hà nội ta đánh mĩ giỏi (1972).
2. Xuất xứ (3’)
- Tác phẩm in lần đầu trên tạp chí Tao đàn năm 1939 với nhan đề Dòng chữ cuối cùng, khi đưa vào tập Vang bóng một thời (1940) mới đổi thành tên Chữ người tử tù.
- Vang bóng một thời là tập truyện ngắn lãng mạn (11 truyện), in năm 1940, là tác phẩm nổi tiếng nhất, kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8, một văn phẩm gần đạt tới sự toàn thiện toàn mĩ.
* Giá trị nội dung:
- Tác giả gợi niềm luyến tiếc cái đẹp xưa của xã hội phong kiến đã suy tàn, phần nào biểu hiện tấm lòng tha thiết với những giá trị văn hoá cổ truyền
- Ngợi ca cái Tôi đầy kiêu bạc, không a dua theo thời thế, giữ thiên lương, sự trong sạch trong tâm hồn
* Giá trị nghệ thuật:
- Là minh chứng cho nghệ thuật độc đáo, tài hoa của NT, một hướng thoát li với thực tại)
- Nghệ thuật: là sự minh chứng cho nghệ thuật độc đáo, tài hoa của Nguyễn Tuân, một hướng thoát li với thực tại.
3. Đọc – tóm tắt – giải nghĩa từ khó (4’)
* Đọc: Giọng đọc chậm rãi, chú ý cách ngắt câu, lời đối thoại giữa các nhân vật; đọc diễn cảm cảnh cho chữ.
* Tóm tắt: Chuyện kể về sự cảm phục, trân trọng tài hoa, khí phách của viên quản ngục đối với Huấn Cao – người tử tù và có nguyện vọng cao đẹp: xin chữ viết của Huấn Cao. Việc cho chữ diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt: nơi tù ngục, Huấn Cao thuận cho chữ và khyên quản ngục giữ thiên lương.
- Đề tài: độc đáo, sáng tạo.
- Cốt truyện: đơn giản, ít tình tiết.
II. Đọc - hiểu 
(3’) - Yếu tố đầu mối, cốt lõi của tình tiết truyện mà qua đó tính cách, phẩm chất của nhân vật được hiện ra là chữ viết.
Từ xa xưa, ở TQ cũng như một số nước lân cận ít nhiều đã từng dùng chữ Nho như Nhật Bản, VN ... trong giới trí thức đều có tập quán chơi chữ. Người có tài viết chữ đẹp rất được kính trọng. Chữ Nho là một thứ văn tự tượng hình, viết bằng bút lông mềm mại, viết chữ mà tựa hồ như vẽ một bức tranh. Và cá tính người viết cũng thể hiện trong nét bút. Người ta thường mua chữ, hoặc xin chữ. Người cho chữ hoặc bán chữ viết lên bức tranh để chủ nhân làm vật trang trí trong nhà. Chữ phải vẽ đẹp mà ý nghĩa của chữ cũng phải sâu sắc, hợp tình, hợp cảnh... Đây thực chất là một tác phẩm mĩ thuật của người nghệ sĩ vừa có tài vẽ chữ vừa có khả năng thấu hiểu ý nghĩa của chữ. Bộ môn nghệ thuật này gọi là thư pháp.
- Gồm 2 nhân vật chính --- Huấn Cao
 \ Viên quản ngục
--- Một người có tài viết chữ nổi tiếng
\ Một người là kẻ say mê chơi chữ đến kì lạ
- Gặp nhau trong hoàn cảnh ngang trái, trớ trêu đó là nhà ngục. Hơn nữa đây còn là sự gặp gỡ giữa một tên tử tù với một viên quản ngục.
+ Trên bình diện nghệ thuật: Họ là tri âm, tri kỉ
+ Trên bình diện xã hội: Họ là kẻ thù của nhau
=> Sự gặp nhau của họ tạo nên một tình thế kịch. Tình thế này làm nổi bật nhân cách của hai nhân vật. Vậy không biết nghệ thuật Thư pháp sẽ đưa hai con người này trở thành kẻ thù hay tri âm tri kỉ của nhau. Ta vào tìm hiểu nhân vật HC
1. Nhân vật Huấn Cao (20')
- Hình tượng nhân vật Huấn Cao được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hoá, băng biện pháp đối lập tương phản, đặt trong một tình huống đặc biệt: được lệnh tiếp nhận và giam giữ tử tù Huấn Cao trong một thời gian nhất định trước khi chyển vào kinh thi hành án. Qua đó vẻ đẹp của Huấn Cao được thể hiện ở trên những phương diện nào?
- Qua cuộc nói chuyện của thầy thơ lại và viên quản ngục
- Tác giả không trực tiếp kể, không cố khơi gợi mà để cho nhân vật tự nhận xét lẫn nhau để tạo nên tính khách quan. Cách đó vừa chân thực, vừa có khả năng giao truyền tới lòng người đọc tự nhiên mà sâu sắc
Qua mấy dòng đầu của tác phẩm người đọc thấy hồi hộp chờ đợi được tiếp xúc với con người đặc biệt, tiếng tăm lừng lẫy khiến cho những nhân vật chủ chốt trong bộ máy đàn áp của nhà nước phong kiến phải bận tâm và kính nể.
- Huấn Cao xuất hiện trong hoàn cảnh bước vào nhà ngục với một cái gông trên cổ
- Gông cũ, bằng gỗ lim, dài 8 thước, nặng 7- 8 tạ, vừa bóng loáng vừa sỉn những chất ghét đen sánh 
-> Thật là một cái gông xứng đáng với tội án 6 người tử tù
- Chiếc gông chính là hiện thân về quyền lực và sức mạnh của giai cấp thống trị phong kiến. Đây chính là vật để đe doạ những người dân thường và là hình phạt cho nhừng người dám nổi dậy chống lại triều đình phong kiến
- Tư thế: ngang tàng
- Thái độ: lạnh lùng
- Ông cùng 5 đồng chí chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái trước lời đe doạ của tên lính
=> Khí phách anh hùng
- Thản nhiên nhận rượu thịt.
- Trả lời quản ngục một cách khinh bạc: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây ?
- Ông tin vào bản lĩnh của mình. Đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai
=> Gông cùm và nhà tù của kẻ thù có thể giam cầm ông về thể xác nhưng không thể cầm tù hay làm mất đi khí phách anh hùng của ông, thậm chí nó không thể làm thay đổi nổi cách sống ngang tàng của ông.
 Là người văn võ đều có tài, nhưng nhà văn Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, Bởi vậy trong truyện ngắn này, ông muốn tập trung ca ngợi cái tài viết chữ của Huấn Cao. 
- Tài hoa nghệ sĩ thư pháp
Là người có tài viết chữ nhanh và đẹp
- Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
- Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu ở trên đời.
- Nét chữ vuông tươi tắn nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người.
=> Chính vì vậy, nhà văn khắc hoạ những băn khoăn tính toán, sự biệt đãi hay sự nhẫn nhục, đau khổ, dằn vặt, hốt hoảng, hi vọng rồi tuyệt vọng của viên quản ngục về duy nhất một việc: Xin cho được chữ ông HC về treo ở nhà mình nhưng vẫn chưa đạt được sở nguyện.
Vì: - Không vì vàng ngọc quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.
 - Đời ta cũng mới viết có 2 bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba ngời bạn thân.
GV: như vậy, trừ chỗ tri kỉ ông ít chịu cho chữ. Phải chăng Huấn Cao là người có tài nhưng kiêu ngạo. í kiến của em như thế nào?
 - Ông ít chịu cho chữ không phải là kiêu ngạo mà chính là biết quý, biết trân trọng cái tài, cái đẹp, biết đặt nó đúng nơi xứng đáng với người biết thưởng thức.
- Huấn Cao là người có lòng tự trọng không vàng ngọc nào có thể mua chuộc, quyền thế nào có thể ép buộc.
- Đối với Huấn Cao trên đời chỉ có một cái đáng trọng đó là Thiên lương trong sach, biết yêu cái đẹp, biết quý trọng cái tài.
- Khi ông thuận cho chữ viên quản ngục -> Vì ông cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài
=> Từ chỗ không muốn cho viên quản ngục bước vào phòng giam của mình, ông chỉ coi y là loại cặn bã, tiểu nhân đắc chí, tiểu lại giữ tù nên đối xử rất cao ngạo, coi thường , đến khi đã thấy được thiên lương của quản ngục thì ông đã đồng ý cho chữ. Đến đây ông đã coi quản ngục là một người bạn, một tri âm, tri kỉ. Nghệ thuật thư pháp hay chính là sự tôn vinh cái Đẹp đã khiến 2 con người vốn là kẻ thù trở thành tri âm tri kỉ với nhau. Đúng như Nhà thơ Nguyễn Du từng viết Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
=> Nếu như thiếu cách cư xử này, nhân vật Huấn Cao sẽ không toàn vẹn. Việc Huấn Cao đồng ý cho chữ quản ngục, cũng không phải thanh toán những nợ nần với quản ngục, cũng không phải hành động của một người sắp bị tử hình đem tài sản cuối cùngcho người ở lại, cũng không phải là cơ hội cuối cùng phô dĩên tài hoa. Đây trước hết làviệc làm của một tấm lòng dền đáp một tấm lòng trong thiên hạ, là tấm lòng của kẻ tri âm dánh cho người tri kỉ. ở đây cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tài đang phục sự cái tâm. Tài, tâm đang hoà vào nhau để tạo nên cái đẹp. Như vậy Nguyễn Tuân đã không đối lập tài với tâm, đẹp với tốt. Đây chính là khuynh hướng kín đáo nhưng không kém phần sâu sắc mạnh mẽ của Nguyễn Tuân trong tác phẩm này.
- Đây chính là thiên lương của một trí thức yêu nước rất tự trọng nhân cách, biết quý trọng thiên lương ?
- Tâm trong sáng
- Cái đẹp là sự thống nhất giữa tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng.
- Còn phù hợp: Như Bác Hồ từng căn dặn: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.
- Thanh niên ngày nay, cần khắc phục mọi hoàn cảnh để rèn đức, luyện tài để góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh hơn.
- Là lòng yêu nước nhưng trong hoàn cảnh thực tại chỉ có thể biểu hiện một cách kín đáđáo.
Tóm lại: xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao – một hình tượng lãng mạn có vẻ đẹp rực rỡ uy nghi Nguyễn Tuân đã bộc lộ một quan điểm, một lối sống của riêng mình: đề cao cái đẹp và con người tài hoa. Đây cũng là một lối chơi ngông, một nét tính cách của Nguyễn Tuân nhằm đối lập với cái xã hội thực dân lúc bấy giờ.
* Luyện tập (3')
- Cả 3 phẩm chất đáng quý của ông đều khiến mọi người ngưỡng mộ và kính trọng
- Đồng ý vì CBQ nổi tiếng là người có tài viết chữ đẹp với câu xưng tụng Thần Siêu thánh Quát, là người có cuộc sống tung hoành ngang dọc, là người có tài, có đức. ông từng tham gia lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng bị thất bại và bị tru di tam tộc.
	C. Hướng dẫn học và chuẩn bi bài mới (2’)
	1. Bài cũ:
	- Đọc lại tác phẩm và nắm vững nội dung bài học
	- Tìm đọc tập truyện Vang bóng một thời.
	- Phẩm chất nào của Huấn Cao để lại cho ấn tượng sau sắc nhất? Vì sao?
	2. Bài mới: Chuẩn bị tiết 2 của bài:
	+ Yêu cầu : + Đọc tác phẩm và chú ý cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm
	+ Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV và SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 41 - CB 11.doc