Giáo án Ngữ văn 10 tiết 26, 27: Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 26, 27: Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức

- Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong XHPK qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao .

 - Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.

2. kĩ năng

 - Đọc hiểu ca dao theo đặc trưng

3 . t ư tưởng, tình cảm

 - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.

 II. THIẾT BỊ , ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV : SGK , SGV , STK ,GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

2. HS : SGK ,SBT, Đọc và soạn bài

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4980Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 26, 27: Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Tiết 26 – 27
Phânmôn : Đọc văn
Ngày soạn : 10/10/10
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1.Kiến thức
- Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong XHPK qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao .
 - Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
2. kĩ năng
 - Đọc hiểu ca dao theo đặc trưng
3 . t ư tưởng, tình cảm
 - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
 II. THIẾT BỊ , ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1.GV : SGK , SGV , STK ,GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
2. HS : SGK ,SBT, Đọc và soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài cũ: ()5 p 
Bài: “Tam đại con gà”, “Nhưng nó phải bằng hai mày”:
Yêu cầu:
1-Chuû ñeà truyeän Tam ñaïi con gaø laø gì?
2-Keå moät truyeän cöôøi khaùc veà thaày ñoà, thaày boùi, thaày cuùng, Theo em truyeän ñoù gaây cöôøi baèng caùch naøo, nhö theá naøo ? 
2.Lời vào bài: ( 2 p)
Ca dao là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thơ dân gian truyền thống, có phong cách riêng, được hình thành và phát triển trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình truyền thống. Vì thế, ca dao chẳng những khác với thơ trữ tình trong văn học viết mà còn khác với những loại thơ dân gian khác. Để thấy rõ nội dung, các biểu hiện của ca dao, chúng ta đọc - hiểu bài ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa,
3. Tổ chức thực hiện (80 p)
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về ca dao.
Mục tiêu
Tìm hiểu ca dao
Ý nghĩa ca dao
Giáo dục từ ca dao, ngôn ngữ ca dao
Tổ chức dạy học 
 - Thao tác 1: Học sinh tìm hiểu khái niệm. 
+ GV: Thế nào là ca dao ?
HS đọc SGK
- Thao tác 2: Phân loại
+ GV: Ca dao được chia thành mấy chủ đề?
- HS phát biểu
- GV nhận xét - chốt
- Thao tác 3: Đặc trưng
+ GV: Nội dung của nhưng bài ca dao thường nêu lên những gì? Kết cấu của một bài ca dao thường như thế nào? Thể thơ phổ biến của ca dao là những thể thơ nào? Nêu ví dụ
- HS lần lượt trả lời 
* Kết quả 
- Gv định hướng chung
- HS ghi nhận
Mở rộng dẫn chứng: 
- Lục bát:
“Anh đi anh nhớ quê nhà ”
- Lục bát biến thể:
“Nước chảy liu riu lục binh trôi líu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương”
- Song thất lục bát:
- Thể vãn ba:
“Tháng giêng tháng hai tháng bao tháng bốn tháng khốn tháng nạn
Về nhà hắn đẻ ra được mười trứng:
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Bảy trứng: ung
- Thể vãn bốn:
“Khăn thương nhớ ai ”
* kết luận :
 Gv đinh hướng ca dao
 HS ghi bài
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Khái niệm:
SGK trang 18.
2. Phân loại:
- Cao dao than thân.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa.
- Ca dao hài hước.
3. Đặc trưng:
- Nội dung: phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân
- Nghệ thuật:
+ Kết cấu: ngăn gọn, hàm súc
+ Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, thể vãn bốn, vãn năm 
+ Ngôn ngữ: giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, biểu tượng truyền thống (mái đình, bến nước, cây đa, con đò)
à Ca dao thực sự là viên ngọc quý
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản
 Mục tiêu
Hiểu ca dao và ý nghiã lời ca dao
Tổ chức thực hiện 
Thao tác 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài ca dao 1 và 2.
Bước 1: Điểm chung
+ GV: Nêu yêu cầu đọc: Phải phù hợp với giọng điệu từng bài, chú ý cách ngắt nhịp.
+ HS: Đọc diễn cảm các bài ca dao
+ GV: Theo em, các bài ca dao nào có cùng chung chủ đề?
+ GV: Hai bài ca dao có hình thức gì giống nhau? Nó diễn tả điều gì? Tìm những bài ca dao khác mà em biết có lối mở đầu tương tự? Âm điệu của cả hai bài ca dao là âm điệu gì? Hai bài ca dao có vận dụng những thủ pháp nghệ thuật nào chung? Biện pháp nghệ thuật này nhằm diễn tả điều gì?
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi
* Gv gợi mở : 
+ GV: Bài ca dao số 1 vận dụng hình ảnh so sánh nào? Nó muốn diễn tả điều gì?
HS phát biểu
kết quả :
- GV định hướng 
 -HS ghi bài
Bước 2: Điểm riêng
Chỉ ra điểm khác nhau. Theo em, người phụ nữ trong bài ca dao đã ý thức được điều gì?
Bài ca dao số 2 vận dụng hình ảnh so sánh nào? Ý nghĩa của nó là gì?
HS suy nghĩ và trả lời
+ GV: Giảng thêm:
Nỗi đau xót của nhân vật trữ tình là ở chỗ khi vừa bước vào tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất, hạnh phúc nhất thì cũng là lúc họ nhận ra tương lai bấp bênh của mình
+ GV: Qua hình ảnh này, người phụ nữ này muốn khẳng định điều gì?
+ GV: Câu số 3 của bài nêu lên điều gì? Trong câu cuối, người phụ nữ mong muốn điều gì?
HS phát biểu
* Kết quả : 
+ GV: Chốt lại vấn đề
+ HS ghi bài
 Thao tác 2: Tìm hiểu bài ca dao số 3.
- GV: Chỉ ra điểm khác biệt của bài ca dao này so với hai bài trên. Lối mở đầu bằng cụm từ “Trèo lên” quen thuộc này ta còn có thể bắt gặp ở những bài ca dao nào? Lối mở đầu như vậy nhằm mục đích gì?
- HS phát biểu ý kiến
* Gv định hướng 
+ GV Nói rõ: Trò chuyện với cây khế cũng chính là trò chuyện với nỗi lòng mình. Theo em, đại từ “ai” trong bài ca dao dùng để chỉ điều gì?
- HS trả lời
+ GV: Liên hệ: Đại từ này giống như những bài ca dao:
“Ai làm cho bướm lìa hoa,
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”
“Ai làm bầu bí đứt dây,
Chàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng” 
+ GV: Từ câu hỏi tu từ trong bài, em có cảm nhận gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình? Hai câu thơ có vận dụng những hình ảnh nào? Hình ảnh đó nhằm khẳng định điều gì? Tiếng gọi trong bài ca dao có ý nghĩa gì?
HS suy nghĩ và trả lời
* Kết quả 
- GV đinh hướng 
- HS ghi và theo dõi tiếp
+ GV: Hình ảnh “sao Vượt chờ trăng giữa trời” muốn nêu lên điều gì?
HS nêu ý hiểu
* kết quả :
+ GV: Chốt lại
+ HS ghi bài 
Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ca dao số 4.
Bước1 : Hình ảnh khăn
+ GV: Cô gái trong bài ca dao đã mượn những hình ảnh gì để diễn tả nỗi niềm của mình? Theo suy nghĩ của em, hình tượng chiếc khăn thường được mượn để diễn tả ý nghĩa gì?
HS phát biểu 
GV gợi ý : 
+ GV: Nêu dẫn chứng ở một số bài ca dao:
“Gửi khăn, gửi áo, gửi lời,
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.”
“Nhớ khi khăn mở, trầu trao,
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”
+ GV giảng và vấn : Hình ảnh chiếc khăn lặp đi lặp lại trong bài ca dao nhằm diễn tả tâm trạng gì của cô gái? Hình ảnh của chiếc khăn đi liền với những động từ trái chiều trong các câu ca dao đã diễn tả được tâm trạng gì của cô gái?
- HS suy nghĩ và trả lời 
* Kết quả 
+ GV: Chốt lại
+ Hs ghi bài 
Bước 2: hình ảnh Đèn
+ GV: Hình ảnh ngọn đèn diễn tả nỗi nhớ của cô gái như thế nào? Hình ảnh ngọn đèn không tắt, vẫn cháy mãi trong đêm cho ta biết thêm điều gì?
HS trả lời theo cách hiểu
Gv gợi ý giảng tiếp
Bước 3: Hình ảnh Mắt
+ GV: Mượn hình ảnh đôi mắt và câu hỏi tu từ, cô gái muốn diễn tả điều gì? 
+ GV: Hình ảnh “mắt ngủ không yên” nói lên nỗi niềm gì của cô?
+ GV: Hai câu ca dao cuối trong bài có âm điệu như thế nào? Nó diễn tả điều gì?
HS trả lời câu hỏi
kết quả 
GV định hướng 
HS ghi bài
* GV: Giải thích:
 o Cô gái thương nhớ da diết như thế là vì lo lắng cho hạnh phúc lứa đôi của hai người do có nhiều yếu tố tác động.
 o Nỗi nhớ này đã thể hiện được nét đẹp trong tâm hồn của những cô gái Việt.
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ca dao số 5:
+ GV: Câu ca dao số 1 trong bài cho người đọc biết được ước muốn gì của cô gái? Còn trong câu số 2, cô gái đã mượn hình ảnh gì để thổ lộ ước mơ của mình?
- Hs phát biểu 
* kết quả : 
- GV định hướng 
HS ghi lại
GV giảng : Nêu ví dụ:
“Hai ta cách một con sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”
“Cách nhau có một con đầm,
Muốn sang anh ngả cành trầm cho sang”
“Gần đây mà chẳng sang chơi,
Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu”
à những chiếc cầu không có thực.
+ GV: Chốt lại.
+ HS lắng nghe 
- Thao tác 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bào ca dao số 6.
+ GV: Trong dân gian, hình ảnh muối và gừng được dùng làm gì? 
+ GV: Trong bài ca dao, hai hình ảnh này được dùng để biểu trưng cho điều gì? 
HS trả lời
GV chốt và giảng :
Cách nói “ba năm, chín tháng” trong bài dùng để diễn tả điều gì? Ý nghĩa của cụm từ “nghĩa nặng, tình dày” là gì? Câu ca dao cuối được kéo dài số tiếng để nêu lên điều gì?
HS phát biểu 
* kết quả 
+ GV: Chốt lại.
+ HS ghi bài
kêt sluận :
-GV định hướng các bài ca dao
-HS ghi lại
II . Đọc - hiểu văn bản: 
Ca dao than thân : Bài 1 & 2 
a. Điểm chung:
- Lối mở đầu: “Thân em như”
à Chỉ cuộc đời, thân phận của người phụ nữ, gợi sự cảm thông, chia sẻ.
- Âm điệu: ngậm ngùi, chua xót
à Lời than về nỗi khổ , nỗi bất hạnh
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, tượng trưng
à Ý thức được sắc đẹp, phẩm hạnh và thân phận của mình.
b. Nét riêng:
* Bài 1: 
- Hình ảnh so sánh: “ tấm lụa đào”
à ý thức được sắc đẹp, tuổi thnah xuân và giá trị của mình
- Câu 2: “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
 à không làm chủ được bản thân, số phận, tương lai của mình
è Nỗi lo âu, phấp phỏng khi số phận trông chờ vào may rủi 
* Bài 2:
- Hình ảnh so sánh: “Củ ấu gai”
 à Vẻ đẹp phẩm chất chủ yếu bên trong nấp dưới hình thức vẻ đẹp xấu xí 
 - Câu 2: “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”
à Cách nói khẳng định: ý thức được giá trị thực, giá trị bên trong tâm hồn
- Câu 3: “Ai ơi nếm thử mà xem”
à lời mời gọi mạnh bạo, tha thiết
- Câu 4: “Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
à Khát khao, mong muốn được khẳng định giá trị và vẻ đẹp của mình
è Tư tưởng vẫn là chua xót, ngậm ngùi vì thân phận bị lãng quên.
2 . Bài 3: Chủ đề yêu thương :
- “Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi?”
 + Lối mở đầu quen thuộc trong ca dao:
 Trèo lên: Cây bưởi hái hoa
 Cây gạo cao cao
 Cây khế mà rung
à Gợi cảm hứng để bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình
+ Đại từ “ai ”: phiếm chỉ (những người chia rẽ mối tình duyên, lễ giáo phong kiến )
à Gợi sự trách móc oán giận, nghe xót xa vì lễ giáo phong kiến đã ngăn cách, chia rẽ tình cảm của đôi lứa yêu nhau
+ Chàng trai hỏi khế: “Ai làm chua xót lòng này khế ơi?”
à Bộc lộ nỗi lòng: hương vị của khế cũng chính là nỗi chua xót của lòng người.
è Nỗi niềm chua xót, đớn đau vì tình yêu tan vỡ
- “Mặt Trăng sánh với Mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng”
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: “mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai” + điệp từ “chằng chằng”
à Khẳng định tình nghĩa con người thuỷ chung, vững bền như thiên nhiên vĩnh hằng
 - “Mình ơi có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”
 + Tiếng gọi + câu hỏi
à Khẳng định tình yêu son sắt
 + Hình ảnh “Sao Vượt chờ trăng giữa trời”
à Sự chờ trông mỏi mòn nhưng cô đơn, vô vọng
è Tuy lỡ duyên nhưng nghĩa tình vẫn bền vững, thuỷ chung 
3. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái:
a. Hình ảnh “khăn, đèn, mắt”:
- Hình tượng chiếc khăn (nhân hoá):
 + Là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ
 + Luôn quấn quýt bên người con gái như chia sẻ nỗi nhớ
+ Từ “khăn” được láy lại sáu lần và ba lần câu “Khăn thương nhớ ai?”
à diễn tả nỗi nhớ triền miên, da diết
 + Hình ảnh khăn gắn liền với các động từ trái chiều (xuống, rơi, lên, vắt)
à Tâm trạng ngổn ngang, không làm chủ được mình
è Nỗi nhớ trải dài theo không gian mọi hướng
- Hình ảnh ngọn đèn (nhân hoá):
 + Nỗi nhớ trải dài theo thời gian : ngày à đêm
 + Điệp khúc “thương nhớ ai” được lặp lại + “đèn không tắt”
à Tâm trạng trằn trọc, thương nhớ đằng đẵng với thời gian
- Hình ảnh đôi mắt (hoán dụ):
 + Câu hỏi tu từ “Mắt thương nhớ ai, mắt ngủ không yên?”
à Hỏi chính lòng mình
 + Hình ảnh “mắt ngủ không yên”
à Niềm thương nỗi nhớ trong sự cô đơn mỏi mòn
- Hai câu cuối: nỗi niềm lo âu của cô gái
 + Thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng
à diễn tả sự sâu lắng và tinh tế trong nỗi lòng
 + Các từ “một nỗi, một bề”
à Sự lo âu cho số phận và hạnh phúc
è Bài ca là một tiếng hát đầy tình yêu thương
4. Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu:
 - Câu 1: “Ước gì sông rộng một gang”
à Ước muốn táo bạo: được gần nhau hơn.
 - Câu 2: “Bắc cầu dải yêm để chàng sang chơi”
+ Hình ảnh chiếc cầu:
 o Nơi gặp gỡ, hẹn hò, phương tiện để họ đến với nhau
 o Biểu tượng đặc sắc, quen thuộc trong ca dao
+ Hình ảnh chiếc cầu - dải yếm:
 o Không có thực, nhưng rất dân gian, rất đẹp
 o Có thực: đó là chiếc cầu tình yêu của cô gái
5. Bài 6: Nghĩa tình gắn bó, thuỷ chung:
- Hình ảnh “muối” và “gừng”:
 + Những gia vị trong bữa ăn của người dân
 + Những vị thuốc của người lao động nghèo trong lúc ốm đau
à Biểu tượng: tình vợ chồng mặn mà, nồng thắm như hương vị của muối và gừng
- Cách nói: “ba năm, chín tháng”
à Thời gian lâu dài như nghĩa tình bền vững, thuỷ chung
- Cụm từ “nghĩa nặng, tình dày”
à Khẳng định tình vợ chồng sâu đâm, sắt son.
- Cách nói ẩn dụ: “ba vạn sáu ngàn ngày”
à sự gắn bó suốt cả một đời người
- Câu bát được kéo dài thành 13 tiếng
à Khẳng định lòng thuỷ chung bền vững, lâu dài
* Hoạt động III: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học.
Mục tiêu
hiểu và rút ra ý nghĩa lời ca dao người xưa gửi gắm 
Gía trị tinh thần 
Nghệ thuật thơ ca dao 
Tổ chức thực hiện
- Thao tác 1: Tổng kết nghệ thuật đặc sắc của các bài ca dao. Những bài ca dao có những nghệ thuật gì đặc sắc?
- Hs phát biểu
- GV chốt lại
- Thao tác 2: Tổng kết nội dung các bài ca dao.
+ GV: Các bài ca dao được dùng để diễn tả tâm tư gì của người bình dân.
- HS đọc ghi nhơ SGK
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Cách mở đầu lặp lại: “thân em như ”
- Hình ảnh biểu tượng: chiếc cầu, tâm khăn, ngọn đèn, gừng cay, muối mặn, 
- Hònh ảnh so sánh, ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai, sao Hôm, sao Mai, trăng, sao 
- Thể thơ: lục bát, bốn chữ, song thất lục bát biến thể
2. Nội dung:
Ghi nhớ, SGK.
4. Củng cố + Dặndò : 5 p 
. Hướng dẫn học bài :
 Học bài kỹ, trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 Xem trước bài : Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
* Câu hỏi tự luận :
 1. Tìm 5 bài ca dao có biểu tượng thuyền và nêu sắc thái ý nghĩa của chúng?
 2. Viết lời bình cho bài ca dao dưới đây trong khoảng 10 - 15 dòng theo cảm nhận riêng của em .
 " Thân em như tấm lụa đào
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
* Câu hỏi TNKQ :
 1/. Ý nào sau đây không nói đúng nội dung của ca dao?
 A/. Ca dao là những tiếng hát than thân, nói lên nỗi tủi nhục của người bình dân .
 B/. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp của người lao động.
 C/. Ca dao thể hiện rất rõ nét tâm hồn lạc quan của những người lao động.
 D/. Ca dao đúc kết rất nhiều kinh nghiệm sống của những người dân lao động.
2/. "Ca dao là những hòn ngọc quý" là nhận xét của ai?
 A/. Tố Hữu.
 B/. Hoài Thanh.
 C/. Trần Đăng Khoa.
 D/. Hồ Chí Minh.
3/. Tại sao có thể khẳng định được rằng: "Ca dao là thơ của vạn nhà?"
 A/. Người nào cũng tìm thấy tiếng lòng mình qua ca dao.
 B/. Bất cứ người nào cũng có thể sáng tác được ca dao.
 C/. Nội dung của ca dao rất phong phú nhưng dễ hiểu.
 D/. Ngôn ngữ của ca dao rất bình dị, dễ nhớ, dễ thuộc.
4/. Tại sao trong ca dao hay dùng các biểu tượng "cây đa, bến nước, con thuyền"?
 A/. Đây là những hình ảnh luôn gắn bó với nhau, có đặc tính phù hợp với ý nghĩa ước lệ, tượng trưng mà chúng biểu hiện.
 B/. Đây là những cảnh thân quen, để lại ấn tượng rất sâu sắc cho con người ở làng quê VN cổ truyền.
 C/. Đây là hình ảnh này dễ giúp ta hiểu được đời sống tình cảm phong phú nhưng cũng hết sức tế nhị của con người.
 D/. Đây là hình ảnh để lại nhiều ấn tượng, có đặc tính phù hợp với ý nghĩa ước lệ, tượng trưng mà chúng biểu hiện.
5/. Bài ca " Khăn thương nhớ ai" diễn tả tâm trạng gì của cô gái đang yêu?
 A/. Than thở cho số phận bấp bênh, không biết trước của người phụ nữ.
 B/. Lời than vì có được phẩm chất tốt nhưng thân phận thấp hèn.
 C/. Tâm trạng chua xót, buồn tủi vì bị người yêu ruồng bỏ, phụ bạc. 
 D/. Nỗi thương nhớ người yêu và niềm lo âu cho hạnh phúc.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet26-27- in-R.doc