Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT Khánh Lâm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT Khánh Lâm

A/Yêu cầu cần đạt: Giỳp hs:

- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tăm tối của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

- .Nắm được những đống góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm;sở trưòng của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính của người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế,mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

 B/ Tiến trình giờ dạy:

 I.Ổn định lớp:

 II.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

 III.Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc 80 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1218Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT Khánh Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 01/ 2009 Tiết: 55-56
 Đọc hiểu:
 VỢ CHỒNG A PHỦ
 Tụ Hoài
A/Yêu cầu cần đạt: Giỳp hs:
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tăm tối của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng. 
- .Nắm được những đống góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm;sở trưòng của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính của người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế,mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
 B/ Tiến trình giờ dạy:
 I.ổn định lớp: 
 II.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 
 III.Bài mới: GV giới thiệu bài 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Tiết 1
Hs đọc TD sgk. Nờu những nột chớnh?
 Hoàn cảnh ra đời của TP ? Hoàn cảnh đó giúp em hiểu thêm gì về tác phẩm ?
 Gv y/cầu hs túm tắt tp?
Hs chia đoạn . Gv bổ sung.
 Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật Mị ?
 Cách giới thiệu trên đạt hiệu quả nghệ thuật gì?
Em cảm nhận ntn về giọng văn trong phần này?
Trước khi về làm dõu nhà TL Mị là người ntn?
 Tại sao Mị phải làm dõu nhà Thống Lớ? 
 Qua sự việc đó Tô Hoài muốn nói điều gì?
 Cuộc sống làm dâu của Mị được Tô Hoài miêu tả ra sao? Chi tiết, hình ảnh nào gây ấn tượng sâu đậm nhất đ/v em?
 Hậu quả của ách áp bức bóc lột đó?
 Thương thay thõn phận con rựa
Trờn đỡnh đội hạc, dưới chựa đội bia. (ca dao)
 Câu nói đó của Mị còn phản ánh một thực tế tâm lí của người nd bị áp bức.Em hiểu thực tế đó là gì?
Qua những chi tiết, hình ảnh đó em hiểu được gì về thái độ tình cảm của t/g?
Nột đặc sắc trong miờu tả của nhà văn
Tiết 2
 Mựa xuõn vựng TB được tg miờu tả như thế nào?
 Không khí mùa xuân đã tác động ntn đến tâm hồn Mị? Em hãy tìm những chi tiết nói lên điều đó?
Tại sao lúc này Mị lại nghĩ đến cái chết?
GV: Giới thiệu kĩ hơn về diễn biến tất yếu trong tỡnh cảm của con người.
 Diễn biến tâm lí của Mị khi A Phủ bị trói được miêu tả như thế nào?
Vì sao Mị lại “thản nhiên” trước cái chết sắp ập đến của đồng loại? Điều gì làm Mị thay đổi?
Vì sao Mị lại giám hành đông “cắt dây trói”Em có nhận xét gì về tính chất của hành động đó? 
 Theo em hành động đó có ý nghĩa ntn?
Qua nhân vạt Mị em có nhận xét gì về giá trị nhân đạo mới mẻ của TH?
 Vỡ sao A Phủ bị bắt làm người ở? 
GV hướng dãn HS tìm Hiểu cảnh phạt A Phủ
 Nhận xột của em về con người A Phủ.
 Qua phân tích em hãy khái quát những thành công về NT?
GV cho HS khái quát lại giá trị của Văn bản
I.Tiểu dẫn :
1.Vài nột về tỏc giả.
SGK
2.Hoàn cảnh sỏng tỏc.
-1952 trong chuyến đi thực tế 8 thỏng về TB, TH đó sỏng tỏc “Tuyện TB” phản ỏnh cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền nỳi TB dưới ỏch ỏp bức búc lột của TD-PK và sự giỏc ngộ CM của họ.
+TP cú ba truyện: “Cứu đất cứu mường”, “Mường Giơn”, “Vợ chồng A Phủ”.
+Tp thể hiện nhận thức, khỏm phỏ hiện thực khỏng chiến ở địa bàn vựng cao TB và thể hiện tài năng ng.thuật của TH.
+Tỏc phẩm đó đoạt giải nhất về truyện và kớ của Hội văn nghệ Việt Nam (1954-1955).
-“Vợ chồng A Phủ” viết về hai chặng đường đời của Mị và A Phủ.
II.Đọc hiểu :
1.Đọc và tóm tắt cốt truyện.
Mị (người nd) >< Pa tra (giai cấp thống trị)
A Phủ A Sử
2. Tìm hiểu chi tiết 
 a.Hình tượng nhân vật Mị
* Cách giới thiệu nhân vật: 
+Cụ gỏi ngồi quay sợi bờn tảng đỏ. >< sự giàu sang, tấp nập +Cụ ấy luụn cỳi mặt, mặt buồn rười rượi . của thống lí Pa tra
=> Cỏch giải thớch tạo sự chỳ ý cho người đọc, gợi ra một số phận ộo le, đau khổ, bi thương của Mị; khắc hoạ một hình ảnh trọn vẹn nhà thống lí Pa tra - hình ảnh thu nhỏ của XHPK MN ()
+ Giọng kể êm,buồn; thoang thoảng màu sắc Tây Bắc, hương vị ca dao cổ tích
* Cuộc đời Mị:
+ Tuổi thơ:
- Mị là thiếu nữ xinh đẹp, hiếu thảo, tài hoa, yêu đời
- Mị từng cú người yờu, từng được yờu & nhiều lần hồi hộp trước tiếng gừ của của bạn tỡnh => Cuộc sống của Mị tuy nghốo về vật chất song rất h/phỳc. Vỡ chữ hiếu Mị đành làm dõu gạt nợ.
+ Khi về làm dâu
- Bố mẹ Mị nghốo khụng cú tiền làm đỏm cưới nờn vay tiền nhà TLớ => Mị - món nợ truyền kiếp-thứ “tội tổ tông” của người nghèo - nạn nhân của chế độ “cho vay nặng lãi.
-Khi bị bắt về làm dõu nhà TL: đờm nào Mị cũng khúc, Mị trốn về nhà, định ăn lỏ ngún tự tử. => Sự phản khỏng quyết liệt của Mị 
-Mị bị bóc lột sức lao động hết sức tàn tệ: sống kiếp ngựa trâu .Mị tưởng mỡnh là con trõu con ngựa, Mị cỳi mặt khụng nghĩ ngợi , chỉ nhớ những việc khụng giống nhaudù đi hái củi lúc bung ngô .thành sợi => ấn tượng về nỗi lao dịch - Mị là công cụ lao động biết nói úP/a nạn bóc lột của CĐPK MN
- Mị bị hành hạ, đánh đập dã man; đầu độc tâm lí, áp bức tinh thần-“bị trình ma”=> P/a tập tục “mê tín thần quyền”-sợi dây vô hình trói buộc thể xác, làm tê liệt tâm hồn Mị
- Mị lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.=>quyền sống bị tước đoạt triệt để
- H/a “căn buồng Mị nằm” =>Địa ngục trần gian
úMị đã mất hết ý niệm về thời gian, tuổi tác, tồn tại như một cái bóng vô cảm vô hồn
“ ở lâu trong cái khổ. Mị quen khổ rồi..”=>Tiếng thở dài buông xuôi bất lực, phó mặc cuộc đời cho số phận; p/a sự yếu đuối mê muội, bị tê liệt của người lao động vì ách áp bức quá dai dẳng
úTố cỏo chế độ pk miền nỳi chà đạp lờn quyền sống của con người;Nỗi đau đớn, sự cảm thông, tiếng kêu cứu của TH: hãy cứu lấy những người nd vô tội, g/p họ thoát khỏi những mánh khoé bóc lột của bọn chúa đất MN
.=>Nghệ thuật miờu tả tinh tế, chọn lọc chi tiết đặc sắc đó khắc họa được hỡnh tượng nhõn vật Mi: tiờu biểu, điển hỡnh.
+ Đờm tỡnh mựa xuõn và sự thức tỉnh của Mị
 -Mựa xuõn TB: giú thổi, giú rột rất dữ dội những chiếc vỏy hoa đem ra phơiđỏn trẻ chờ chết cười ầm, tiếng sáo gọi bạn thiết tha bồi hồi.. -> mùa xuân đặc trưng TB và làm say lòng người bằng hương rượu ngày tết => Đánh thức khát vọng tình yêu, hạnh phúc
-“Mị lén lấy hũ rượu, uống ừng ực từng bát”-> say nờn quờn đi thực tại và sống lại ngày trước: Mị thổi sỏo giỏi, Mị “uống rượu bờn bếp và thổi sỏo, thổi lỏtheo Mị”.
=> ý thức làm người trổi dậy; nuốt ận, uống khao khát hạnh phúc
- “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lũng đột nhiờn vui sướng như những đờm tết ngày trước.Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ” 
=> ý hức sâu sắc về thân phận
Mựa xuõn, tiếng sỏo, hơi rượu khiến lũng Mị rạo rực, Mị muốn đi chơi. Niềm khao khỏt HP đầy nhõn bản, tỡnh yờu c/sống tiềm tàng được đỏnh thức.
- Mị nghĩ đến cái chết “nếu có nắm lá ngón”-> nghịch lí
=> Khát vọng sống mãnh liệt,muốn thoát khỏi cuộc sống mòn mỏi, phủ phàng 
=> Sở trường phân tích tâm lí của TH: tinh vi, sâu sắc
 Trong Mị đầy những mõu thuẫn chõn thực. sự sống > đớn đau, giằng xé. Sức ỏm ảnh của quỏ khứ lớn hơn nờn Mị đắm chỡm vào ảo giỏc. 
- “Mị quấn lại tóc, lấy váy hoa, xắn thêm mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng..” => Hành động đi tìm ánh sáng cho cuộc đời mình
- “Mị muốn đi chơi” =>hành động bứt phá sức sống trổi dậy, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt
+Mị cởi trói cho A Phủ
- Lúc đầu : “Mị thản nhiên ngồi hơ tay thổi lửa”
=> Trạng thái vô cảm chứng tích của trạng tháI tê dại, chai lì trong đau khổ
- “Mị nhìn thấy một dòng nước mắt”=>Đồng cảnh, đồng cảm, thương APhủ >< sợ hãi
Tình thương đã chiến thắng nỗi sợ hãi , Mị hành động “cắt dây trói cứu A Phủ”=>hành động đột ngột mà tất yếu, quyết liệt nhưng bất ngờ phù hợp với tâm lí nhân vật.
* ý nghĩa :
- khép lại một quá khứ đau thương mở ra một chân trời mới cho cuộc đời của họ
- Hai thân phận nô lệ, hai cuộc dời đau khổ đã xích lại gần nhau, đồng cảm với nhau để tìm lại cuộc đời
- Với Mị đó là hành động tự cởi trói cho chính mình 
=> giá trị nhân đạo mới mẻ: nhìn cuộc sống và số phận con người trong một quá trình biến chuyển theo chiều hướng tích cực.
b. Nhân vật A Phủ
- Xuất thân: mồ côi, nghèo; Sức khoẻ phi thường; Tính cách ngang bướng
-A Phủ đỏnh AS, bị bắt, trở thành nạn nhân của chế độ “cho vay nặng lãi”
=> Anh là sự đối lập giữa hai con người trong một: A Phủ cường trỏng, gan gúc, bất khuất và A Phủ cỳi đầu chấp nhận sự trừng phạt 
-> Am hiểu tõm lớ nhõn vật của nhà văn.
c. Đặc sắc về Nghệ thuật 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật , đặc biệt là khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật thành công
-Miờu tả thiờn nhiờn, tả cảnh rất đặc sắc. Cảnh miền nỳi hiện ra với nột sinh hoạt và phong tục riờng
-Giọng kể khi thỡ khỏch quan, khi thỡ nhập vào nhõn vật, cỏc giải thớch ngắn gọn, tạo ấn tượng. Ngụn ngữ sinh động, chọn lọc, cú sỏng tạo.
III.Củng cố
1.Giá trị nội dung:- Giá trị hiện thực
 - Giá trị nhân đạo
2. Giá trị nghệ thuật
IV. Luyện Tập – Dặn dò
- chú ý hình tượng nhân vật Mị
- soạn bài “Vợ nhặt”
Ngày soạn: 15/01/2009 Tiết 57,58
 Làm văn:
Viết bài làm văn số 5: nghị luận văn học
 A- mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt : xác định đề, lập dàn ý, diễn đạt..
- Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục
B- tiến trình bài dạy
 1. Ổn định lớp.
 2. Ra đề làm văn cho HS
Đề 1 : (Lớp 12 A1 , 12C9)
	 Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của hình tượng người lái đò trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Yêu cầu:
- Học sinh biết xác định đúng yêu cầu của đề : phân tích, cảm nhận về hình tượng nhân vật trên 2 khía cạnh: vẻ đẹp của tư thế cốt cách người lao động- anh hùng trên thạch trận sông nước; vẻ đẹp của một nghệ sĩ sông nước tài hoa. Từ đó khái quát vẻ đẹp của ngưòi lao động Tây Bắc-kết tinh “chất vàng mười” của một vùng đất.
- Khái quát được những nét cơ bản về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng tám.
- Bố cục rõ ràng mạch lạc, diễn đạt gãy gọn..
Đề 2 : ( Lớp 121 C3; 12 C4 )
 Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Yêu cầu:
- Học sinh biết xác định đúng yêu cầu của đề : phân tích, cảm nhận về hình tượng con sông Đà trên 2 khía cạnh: hung bạo dữ dội và trữ tình thơ mộng. Từ đó khái quát vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và tình cảm của nhà văn.
- Khái quát được những nét cơ bản về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng tám.
- Bố cục rõ ràng mạch lạc, diễn đạt gãy gọn..
 Tiết 58 - 59 
Nhân vật giao tiếp
 I/. mục đích Yêu cầu: 
-Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cùng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp.
-Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định.
II/.CHUAÅN Bề CUÛA GV-HS:
GV ủoùc SGK+ SGV soaùn giaựo aựn, ủoà duứng daùy hoùc
HS ủoùc SGK soaùn baứi ụỷ nhaứ,ủoà duứng hoùc taọp
III/.PHệễNG PHAÙP: Neõu vaỏn ủeà, gụùi mụỷ, 
thaỷo luaọn, 
IV.Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới: GV giới thiệu yêu cầu bài học
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 Tiết 1
GV gọi HS đọc ví dụ 1 (SGK) và nêu các yêu cầu sau (với ... ng cách ngôn ngữ hành chính.
b) Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản có đặc điểm:
+ Về từ ngữ: văn bản sử dụng nhiều từ ngữ thường gập trong phong cách ngôn ngữ hành chính như: quyết định, căn cứ, luật, nghị định 299/HĐBT, ban hành điều lệ, thi hành quyết định này,
+ Về câu: văn bản sử dụng kiêểu câu thường gặp trong quyết định (thuộc văn bản hành chính): ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ căn cứ xét đề nghị quyết định I II III IV V VI
+ Về kết cấu: văn bản có kết cấu theo khuôn mẫu 3 phần: 
- Phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày thánh năm, tên quyết định.
- Phần chính: nội dung quyết định.
- Phần cuối: chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).
c) Tin ngắn:
Cách đây chỉ mới vài tiếng đồng hồ, bà Trần Thị Tâm Đan thay mặt UBND thành phố Hà Nội đã kí quyết định thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội. Quyết định ngoài việc nêu rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức, cơ cấu phòng ban, còn quy định địa điểm cho Bảo hiểm Y tế Hà Nội và các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành.
Ngày soạn: 05/5/2009 Tiết: 103-104
 Lí luận văn học:
giá trị văn học và tiếp nhận văn học
a.Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được những giá trị cơ bản của văn học.
- Nắm vững những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học.
B.tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bi bài của HS
2. Bài mới.	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Thế nào là giá trị văn học? Văn học có những giá trị cơ bản nào?
Gọi HS đọc mục 1 (phần I- SGK). 
GV nêu yêu cầu: 
Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị nhận thức và cho ví dụ.
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị nhận thức.
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
Gọi HS đọc mục 2 (phần I- SGK). 
GV nêu yêu cầu: 
 Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị giáo dục và cho ví dụ.
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị giáo dục.
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
Gọi HS đọc mục 3 (phần I- SGK). 
GV nêu yêu cầu: 
 Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị thẩm mĩ và cho ví dụ.
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị thẩm mĩ.
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
 Ba giá trị của văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào? Vì sao?
- HS bằng năng lực kái quát, liên tưởng, suy nghĩ cá nhân và trình bày.
- GV nhận xét và nhấn mạnh mối quan hệ của 3 giá trị
Gọi HS đọc mục 1 và 2 (phần II- SGK). 
GV nêu câu hỏi:
 Tiếp nhận văn học là gì? Phân tích các tính chất trong tiếp nhận văn học. 
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính- nêu khái niệm, phân tích tính chất- có ví dụ. 
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
Gọi HS đọc mục 3 (phần II- SGK). 
GV nêu câu hỏi:
Có mấy cấp độ tiếp nhận văn học? Làm thế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự? 
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính (có ví dụ). 
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
Bài tập 1: Có người cho giá trị cao quý nhất của văn chơng là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người, hay nói như Thạch Lam là "làm cho lòng người được trong sạch và phong phú hơn". Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Bài tập 2: Phân tích một tác phẩm văn học cụ thể (tự chọn) để làm sáng tỏ các giá trị (hoặc các cấp độ) trong tiếp nhận văn học.
Bài tập 3: Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học
I. Giá trị văn học
1. Khái quát chung
+ Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống.
+ Những giá trị cơ bản:
- Giá trị nhận thức.
- Giá trị giáo dục.
- Giá trị thẩm mĩ.
2. Giá trị nhận thức
+ Cơ sở: 
- Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hóa những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Bạn đọc đến với tác phẩm sẽ được đáp ứng nhu cầu nhận thức.
- Mỗi người chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định, ở những không gian nhất định với những mối quan hệ nhất định. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả năng sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi.
- Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả.
+ Nội dung:
- Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt cuộc sống với những thời gian, không gian khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai, các vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán,). Ví dụ (). 
- Quá trình tự nhận thức của văn học: người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh, của con người), từ đó mà hiểu chính bản thân mình. Ví dụ ().
3. Giá trị giáo dục
+ Cơ sở:
- Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương.
- Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng- tình cảm, nhận xét, đánh giá,  của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục người đọc.
- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.
+ Nội dung:
- Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống. Ví dụ ().
- Văn học hình thành trong con người một lí tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Ví dụ ().
- Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Ví dụ ().
- Văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải- trái, tốt- xấu, đúng- sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của mọi người. Ví dụ ().
+ Đặc trưng giáo dục của văn học là từ con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục (khác với pháp luật, đạo đức,). Văn học cảm hóa con người bằng hình tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Ví dụ ().
4. Giá trị thẩm mĩ
+ Cơ sở: 
- Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp.
- Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp ngời đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm.
- Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp (cái đẹp cuộc sống và cái đẹp của chính tác phẩm).
+ Nội dung:
- Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử,). Ví dụ ().
- Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng- tình cảm, những hành động, lời nói, ). Ví dụ ().
- Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ ().
- Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu, ngôn ngữ,) cũng chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ. Ví dụ ().
5. Mối quan hệ giữa các giá trị văn học
 + Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc (khái niệm chân- thiện- mĩ của cha ông).
 + Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Tuy nhiên, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ- giá trị tạo nên đặc trưng của văn học.
II. Tiếp nhận văn học
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học
Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng của câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
+ Phân biệt tiếp nhận và đọc: tiếp nhận rộng hơn đọc vì tiếp nhận có thể bằng truyền miệng hoặc bằng kênh thính giác (nghe).
2. Tính chất tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp (tác giả và người tiếp nhận, người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông). Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. Điều này thể hiện ở 2 tính chất cơ bản sau:
+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống,Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân. Chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm. Ví dụ ().
+ Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhau trong cảm thụ, đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn từ đa nghĩa,) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng,). Ví dụ ().
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học
a) Có 3 cấp độ tiếp nhận văn học:
+ Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm. Đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
+ Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
+ Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
b) Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
+ Nâng cao trình độ.
+ Tích lũy kinh nghiệm.
+ Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
+ Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
 + Không nên suy diễn tùy tiện.
III. Luyện tập
Bài tập 1:
+ Đây chỉ là cách nói để nhấn mạnh giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các giá trị khác.
+ Cần đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với các giá trị khác.
Bài tập 2: 
Tham khảo các ví dụ trong SGK và trong bài giảng 
Bài tập 3:
Đây là cách nói khác về các cấp độ khác nhau trong tiếp nhận văn học: cảm là cấp độ tiếp nhận cảm tính, hiểu là cấp độ tiếp nhận lí tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 12.doc