Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Ôn tập

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Ôn tập

I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu

- Hiểu giá trị các bài tiểu luận.

- Thấy được mối quan hệ giữa tư tưởng và tình cảm, vai trò của lí lẽ, lập luận, tác dụng của hình ảnh trong bài lập luận.

- Cảm nhận được đặc sắc riêng của từng bài tiểu luận.

II- Chuẩn bị:

Phương tiện:sgk, sgv, giáo án

Thiết bị: không.

III- Tiến trình bài dạy:

 1- Tổ chức:

 Sĩ số 12C:

 

doc 319 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày
 Tiết 7,8,9
 Hướng dẫn đọc thêm
Mấy ý nghĩ về thơ ( trích- Nguyễn Đình Thi)
Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng
 (Nguyễn Đăng Mạnh)
 - Đô-xtôi-ép- xki (xvai-gơ)
Giảng: 12C:
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Hiểu giá trị các bài tiểu luận.
- Thấy được mối quan hệ giữa tư tưởng và tình cảm, vai trò của lí lẽ, lập luận, tác dụng của hình ảnh trong bài lập luận.
- Cảm nhận được đặc sắc riêng của từng bài tiểu luận.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 12C:
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
Bố cục? ý chính của mỗi phần?
ở phần đầu, tác giả điểm qua những cách nhìn nhận phổ biến nhằm mục đích gì?
Trong phần kế tiếp, tác giả đã diễn tả như thế nào về trạng thái tâm hồn con người khi có rung động thơ và vai trò cua rhto trong việc thể hiện những lan truyền sự rung động ấy?
Theo tác giả,hình ảnh trong thơ có những đặc điểm gì? Tìm hiểu nét độc đáo trong cách trình bày quan niệm về hình ảnh thơ của tác giả?
Đánh dấu những câu then chốt về chữ và tiếng, về tính đặc thù của nhạc thơ, nhịp điệu trong bài. Tìm thêm dẫn chứng để làm sáng tỏ các luận điểm của tác giả về vấn đề này?
Hiểu như thế nào về nhận định của tác giả {...} một thời đại mới của nghệ thuật thường bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới?
đánh giá chung về quan niệm thơ cũng như cách trình bày quan niệm đó trong tiểu luận?
Dựa vào bố cục tóm tắt những nhận xét, đánh giá cảu tác giả về nhà văn Nguyên Hồng thành hệ thống luận điểm? (H: Đọc, tóm tắt các luận điểm).
Qua bài viết, tấm lòng của nguyên Hồng đối với cuộc đời, con người, về chủ nghĩa lạc quan của nhà văn?
Vị trí của nguyên Hồng trong lịch sử văn học dân tộc được nhà phê bìnhkhẳng định như thế nào? Theo tác giả bài viết, điều gì tạo nên vị trí ấy?
Nhận xét tình cảm tác giả dành cho nhà văn Nguyên Hồng? Phân tích những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài viết?
Có thể chia làm mấy phần? Tìm câu thể hiện luận điểm chính của mỗi phần?
Tìm những chi tiết, những từ ngữ miêu tả nỗi cùng quẫn về đời sống vật chất và tinh thần của Đô-xtôi-ép-xki. Hãy nêu nhận xét về cách lập luận cảu Xvai-gơ?
Sự thành công của Đô-xtôi- ép- xki được miêu tả như thế nào? Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của ông?
Qua lời miêu tả cái chết Đô-xtôi-ép-xki và thực tiễn đoàn kết đấu tranh của dân tộc Nga như thế nào?
Qua bài viết cảu Xvai-gơ,hiểu như thế nào là một nhà vănvĩ đại?
 A- Mấy ý nghĩa về thơ
 (Trích- Nguyễn Đình Thi)
1- Câu hỏi 1: Bố cục bài văn,ý chính từng phần:
- Phần 1: -> “phải là thơ”: Nêu những định nghĩa khác nhau về thơ nhămg khẳng định không dễ có một định nghĩa đầy đủ, trọn vẹn về loại hình nghệ thuật ngôn từ này.
- Phần 2: -> “quanh ngọn lửa”: 
 Rung động thơ trong tâm hồn con người và mối đồng cảm tự nhiên giữ người làm thơ và bạn đọc.
- Phần 3: -> “không biết nhìn”: 
vấn đề hình ảnh trong thơ và vẻ đẹp, sức mạnh kì lạ của nó.
- Phần 4: -> “tại ngôn ngoại” :
 Vấn đề “chữ” ( Ngôn từ) trong thơ.
- Phần 5: -> “sự toàn bích”: Nhịp điệu và khả năng lôi cuốn của nó.
- Phần 6: cònlại.
 Quan niệm về thơ tự do, thơ không vần và vấn đề cách tân hình thức nghệ thuật cua rthơ ca.
2- Câu 2:
- Tác giả điểm qua một số nhìn nhận về thơ ca, vận dụng phương pháp nêu vấn đề, tạo tình hướng khiến người đọc chú ý.
- Trong các quan niệm về thơ ca được nêu ra đã có sự định hướng cho những ý kiến bàn bạc về sau (ngôn từ,chất liệu, vần nhịp...)
3- Câu 3:
- Rung động của thơ khởi phát từ tâm hồn trong quá trình nhà thơ tiếp xúc với cuộc sống.
- Làm thơ là sống trong những rung động ấy và diễn tả thành chữ thành lời.
- Giữa nhà thơ và bạn đọc có sợi dây truyền tình cảm đặc biệt.
4- Câu 4:
 - Thơ phải có tư tưởng, phải giàu tình cảm. Nhưng suy nghĩ, tình cảm trong thơ cần trở thành hình ảnh sinh động. Thơ tác động tới bạn đọc một cách tổng hợp. “ Hiểu thơ kì thực là vấn đề của cả tâm hồn”.
- Hình ảnh thơ phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi tiếp xúc với cuộc sống hằng ngày. “Thơ là nơi tư tưởng,tình cảm quấn quít với hình ảnh như hồn với thể xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết bằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng ý thức”.
- Hình ảnh thơ phải là kêt quả của sự rung động thành thực và tự nhiên. Nhà thơ cần đi giữ cuộc đời mở rộng tâm hồn mà cảm nhận, mà rung động với vẻ đẹp của cuộc sống.
 - Hình ảnh thơ phải mới mẻ,tươi nguyên. Nhà thơ cần biết nhìn ra những điều mới lạ ngay trong những cái tư tưởng chừng quen thuộc, cũ mòn.
=> Khi trình bày suy nghĩ về đặc điểm của hình ảnh thơ, tác giả có lối ví von, gợi cảm, có dẫn chứng cụ thể, sinh động.
5- Câu 5:
- về chứ và tiếng , chú ý các câu:
 +“ Điều kì diệu của thơ là tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung,mở rộng ra, gọi đến xung quanh những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng sáng động đậy”. 
+ “ Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả xung quanh những ngọn nến”.
- Về nhạc điệu trong thơ, chú ý các câu:
 “ Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhạc điệu bên trong, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu hình ảnh, tình tứ, nói chung là của tâm hồn... Đó là nhịp điệu của hình thành những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hoà hợp, mà những tiếng và chữ gọi ra như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động”.
6- Câu 6:
NDT viết: “{...} một thời đại mới của nghệ thuật thường bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới”
=> Để hiểu nhận địnhnày của tác giả cần suy nghĩ:
 + Hình thức thơ theo quan niệm của tác giả bao gồm những gì? Nó là cái bề ngoài quan sát được (luật lệ, âm điệu, vần...).
 + Nhưng những yếu tố đó lại gắn liền với cảm xúc, với rung động của tâm hồn, là kết quả tự nhiên của sự thay đổi tư tưởng, tình cảm.
 + Vì thế, khi nhịp sống, cách nghĩ, cách cảm của con người thay đổi, tất yếu hình thức nghệ thuật cũng thay đổi.
 + Thơ hay, trước hết phải diễn tả đúng, thành thực tâm hồn của con người trong thời đại mình đang sống.
7- Câu 7:
- Sự đúng đắn và sâu sắc cảu quan niệm thơ được trình bày trong tiểu luận.
- Những quan niệm đó lại được Nguyễn Đình Thi trình bày một cách hấp dẫn, giàu sức thuyết phục (lựa chọn dẫn chứng, lối ví von, so sánh, cách nêu vấn đề, lật đi lật lại vấn đề khi lập luận, phân tích...”.
B- Thương tiếc nhà văn nguyên hồng
 ( Nguyễn Đăng Mạnh)
1- Câu hỏi 1:
- Khẳng định tấm lòng gắn bó máu thịt với cuộc đời nhà văn Nguyên Hồng, đặc biệt là tình cảm của ông với lớp người lao động nghèo khổ, nhất là người phụ nữ.
- Niềm tin mãnh liệt của Nguyên Hồng đối với phẩm giá tốt đẹp của người dân lao động mà ông suốt đời gắn bó, yêu thương.
- Cảm xúc dạt dào, chất thơ bay bổng của văn chương Nguyên Hồng, chủ nghĩa lạc quan vững khoẻ ở nhà văn này.
- Quá trình sáng tác bền bỉ cảu Nguyên Hồng và vị trí không ai thay thế nổi của nhà văn này trong lịch sử văn học dân tộc.
2- Câu 2:
Cần lưu ý:
- Được nhấn mạnh ở cái tâm, cách viết, các hình ảnh quen thuộc, các nhân vật thận quen... trong tác phẩm của Nguyên Hồng.
- Sự lí giải của tác giả khi bàn về tấm long, thái độ đối với cuộc đời, khi bàn về chủ nghĩa lạc quan vũng khoẻ của Nguyên Hồng.
3- Câu 3:
- Tác giả đã khẳng định vị trí của Nguyên Hồng trong lịch sử văn học dân tộc bằng hình ảnh ví von cụ thể mà có giá trị khái quát. lịch sử văn học của dân tộcnhư phòng triển lãm hội hoạ phong phú. Giá như trong phòng tranh ấy thiếu vắng đi những bức tranh của Nguyên Hồng thì sẽ ra sao? => Từ đó, baì viết xác nhận vị trí không ai thay thế nổi, tính độc đáo của sự nghiệp văn chương Nguyên Hồng.
- Khi lí giải điều gì tạo nên vị trí ấy, tác giả bài viết nhấn mạnh: bản tính yêu đời, yêu sống của nhân dânlao động đã thấm vào máu thịt, vào tâm hồn của Nguyên Hồng, nhấn mạnh sức mạnh tinh thần của con người bao giờ cũng sống hết mình với mọi người, với cuộc đời, với văn chương.
4- Câu 4:
 Chú ý: 
- Bài viết cùng thời điểm ra đời của nó (Tiểu dẫn).
- Những đánh giá cùng với lời văn giàu cảm xúc.
 *( Khi lí giải tình thuyết phục sức hấp dẫn cần dựa vào gợi ý câu hỏi).
 C- Đô-xtôi-ép-xki.
 (Trích -Xvai - gơ) 
1- Câu hỏi 1:
- Cuộc sống khốncùng của Đô-xtôi-ép- xki ở những nơi xa lạ ngoài nước Nga và tinh thầnlao động nghệ thuật đáng khâm phục của ông. Lòng yêu Tổ quốc tha thiết, đau đớn của một nhà văn vĩ đại.
- Cuộc trở về xứ sở thân yêu của mình và thành công vang dội của Đô-xtôi- ép- xki.
- Cái chết của Đô-xtôi-ép-xki và sức lôi cuốn cổ vũ lớn lao cảu cuộc đời, sự nghiệp của một nàh vănvĩ đại.
2- Câu 2:
- Nỗi cùng quẫn của đô-xtôi-ép-xki trong những năm lưu vong được tác giả miêu tả thật sinh động qua những từ ngữ, hình ảnh cụ thể, gây ấn tượng mạnh, qua các so sánh giàu sức biểu cảm:
+ “Năm mươi tuổi, nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dằn vặt”
+ ( Nêu những tùe ngũ, hìnhảnh,những so sánh ấy).
3- Câu 3:
- Được trở về nước Nga chính là một biểu hiện cho sức mạnh của sự nghiệp sáng tác gian khổ quang vinh của Đô-xtôi-ép-xki.
+ Sự thành công vang dội của Đô-xtôi-ép-xki khi trở về Tổ quốc được tác giả miêu tả cụ thể qua các so sánh với tên tuổi của nhà văn lớn khác, qua giá trị của các tác phẩm lớn mà ông hiến dâng cho dân tộc mình.
+ Xvai-gơ còn diễn tả thành công này bằng việc kể lại sự kiện kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Pu-skin bằng các so sánh gây ấn tượng mạnh và lời văn hứng khởi.
4- Câu 4:
- Cái chết của Đô-xtôi-ép-xki có ý nghĩa lớn lao đối với đoàn kết của dân tộc Nga:
Có những hìnhảnh,chi tiết sống động :
+ “Sau vài giờ cái giường đầy hoa {...} phải giữ nó lại”.
+ “ Dưới một rừng cờ và cờ hiệu phấp phới trước gió {...} một lời nguyền yêu thương và cảm phục”.
5- Câu 5:
- Một nhà vănvĩ đại phải có tình cảm như thế nào đối với dân tộc và Tổ quốc?
- Một nhà văn vĩ đại cần có tình yêu như thế nào đối với văn chương, tinh thần sáng tạo như thế nào dẫu cuộc sống vô vàn khó khăn?
- Tài năng nghệ thuật của nhà văn và giá trị to lớn của những tác phẩm đối với bạn độc, đối với lịch sử.
- Sức cảm hoá khả năng lay chuyển lịch sử của sự nghiệp, của cuộc đời một nhà văn vĩ đại.
 Tây Tiến
 (Quang Dũng).
 Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây Tiến.
1- Về tac sgiả tác phẩm:
- Tácvgải là nhà thơ đa tài...
- Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng, rút ra trong tập “Mây đầu ô”, được viết 1948...
2- Bài thơ thành công về nhiều phương diện nhưng đặc sắc nhất là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng:
a- Cảm hứng lãng mạn:
- Bức chân dung của người lính TT được dệt nên bởi cảm hứng lãng mạn qua cái nền hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc:
+ Nơi xứ lạ phương xa.
+ Heo hút : “súng ngửi trời”
+ “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, “mưa xa khơi”.
- Âm thanh ghê rợn của thác gầm, cọp trêu người => tô đậm vẻ hoang dã của rừng thiêng dữ dội.
+ Rồi đột ngột mở ra một nỗi nhớ ấm áp “Nhớ ôi tây Tiến cơm lên khói”, “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- Thực ảo đan xen trong đêm hội đuốc hoa, với cái nhìn ngơ ngác kìa em xiêm áo..., với cái e lệ tình tứ Khèn lên am điệu... Nhạc về...
Từ cảnh l ...  khẳng định mình”.
1- Yêu cầu của đề bài
- Về kiến thức: trình bày được ý kiến của cá nhân về mục đích do UNESCo khởi xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
- Kĩ năng: viết đúng kiểu bài về tư tưởng đạo lí.
 Bố cục mạch lạc.
gợi ý làm bài:
 A- Mở bài:
Năm 1996, ủy ban Quốc tế giáo dục cho thế kỉ XXI do Giắc- qrơ- đê- lo làm Chủ tịch đưa ra một bài báo khẳng định về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo khẳng định và nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đưa ra một tầm nhìn về giáo dục dựa trên bốn trụ cột:
Học để biết.
Học để làm
Học để tự khẳng định mình
Học để cùng chung sống.
 B- Thân bài:
a- Học để biết:
- Kiến thức, tri thức của nhân loại là vô cùng, còn sự hiểu biết của mỗi cá nhân là hữu hạn nên chúng ta luôn phải cố gắng, siêng năng tìm tòi, học hỏi để tích lũy tri thức, nâng cao nhanaj thức và hiểu biết của mình.
- Hiểu biết nhiều, nắm được nhiều tri thức sẽ giúp ta có mục đích, tự tin, thông minh và năng động hơn
b- Học để làm:
- “Học để biết” thôi chưa đủ mà còn phải biết “làm” (Tực hành) và biết áp dụng những cái mình đã học vào công việc để lí thuyết trở thành ‘thành quả” cụ thể, hữu dụng thực sự “học đi đôi với hành”.
c- Học để cùng chung sống:
- Học biết cách chung sống với mọi người. Học tập và rèn luyện để cho chúng ta có những hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm để hiểu được mọi người xung quanh, cải thiện mối quan hệ theo chiều hướng tích cự, tốt đẹp.
- Quan hệ tốt với mọi người sẽ giúp cho ta thấy vui vẻ hơn, sống có ý nghĩa hơn, thuận lợi hơn trong cuộc sống
- Đây cũng được coi là mục đích quan trọng theo chất lượng của giáo dục hiện đại, giúp con người có được thái độ hòa bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hóa, tinh thần của nhau.
- Học để cùng chung sống cũng nhằm trang bị cho người học những tri thức, kĩ năng, giá trị và thái độ cần thiết cho cuộc sống, nghề nghiệp để vào đời, làm cho họ có được nhận thức về sự khác biệt và đa dạng cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc trên thế giới, làm cho tình đoàn kết trở thành phương tiện chống sự kì thị và xung đột.
d- Học để tự khẳng định mình:
- Sống không phải chỉ để tồn tại mà còn phải để người khác biết đến mình.
- Phải học tập thật giỏi, chiếm lĩnh tri thức ở tầm cao để không những tự nuôi sống mình, gia đình mình mà còn để giúp đỡ mọi người, góp phần đưa xã hội đi lên. Đó chính là cách tự khẳng định bản thân mình thành công nhất.
e- Việc học tập rất quan trọng đối với bản thân mỗi chúng ta, với mọi người và đất nước 
Nó giúp chúng ta rèn nhân cách làm người, tích lũy tri thức, có cuộc sống tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quí trọng, góp phần vào sự phát triển xã hội, đất nước.
 C- Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của mục đích học tập do UNESCO đề xướng.
- Mỗi học sinh chúng ta nên xác định mục đích học tập của mình để phấn đấu, rèn luyện người công dân tốt, có ích cho xã hội.
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
Đoạn thơ thể hiện ước mơ gì của nhà thơ? Mơ ước vô lí ấy nói lên ước muốn sự thật của tác giả là gì?
 Tại sao tác giả lại mở đầu bằng 4 câu thơ ngũ ngôn?
Cảm nhận chung khi đọc đoạn thơ? Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hành động tả trong đoạn thơ đều có chung đặc điểm gì? Câu thơ nào em cho là mới mẻ, hiện đại nhất? Vì sao?
Qua đoạn thơ, có thể nói gì về quan niệm sống của Xuân Diệu?
 Hai câu thơ cuối đoạn có tác dụng gì?
Cách lập luận của nhà thơ về thời gian, tuổi trẻ và tình yêu làm cơ sở tư tưởng cho lẽ sống vội vàng như thế nào?
Điệp ngữ (nghĩa là) được sử dụng với mục đích gì?
Phân tích kết cấu : Nói làm chinếu; còn. Nhưng chẳng cònnên?
Điệp từ để hỏi : phải chăng có tác dụng gì?
 Sự chuyển đổi cảm giác: mùi tháng năm và trìu tượng hoá cảm giác (vị chia phôi) gợi cảm nhận gì nơi người đọc?
Khổ cuối giọng thơ, nhịp thơ có sự thay đổi như thế nào?
Phân biệt tác dụng các điệp từ (cho, vài), điệp từ (ta muốn), các động từ chỉ cảm xúc, tình cảm mạnh ( ôm, riếtt, thâu, say, cắn), các từ ( chếnh choáng, đã đầy, no nê)?
 Nối đoạn thơ này thật tiêu biểu cho hồn thơ XD có đúng không? Vì sao?
I- Tác phẩm Vội vàng :
Được Trích từ tập thơ đầu tay: Thơ thơ (1938), được tuyển vào Thi nhân Việt Nam, được coi như một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu.
I- Đọc –hiểu chi tiết:
* Bốn câu thơ đầu:
- Mở đầu bài thơ bằng 4 câu ngũ ngôn, nêu 2 mơ ước vô lí, không tưởng của nghệ sĩ: tắt nắng, buộc gió. => Với mục đích giữ lại màu sắc, cản lại mùi hương đừng cho lan toả, bay đi.
 Rõ ràng đó là ước mơ kiểu Đôn –ki-hô-tê điên rồ, không bao giờ thực hiện được, nhưng mục đích ước muốn đều rất thực chất của nó là tâm lí sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ mãi niềm vui được tận hưởng màu sắc, hương vị của cuộc sống mãi mãi.
- Cách nói kì lạ, ngông cuồng, tạo sự chú ý, thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn như lời khẳng định, giãi bày và cố nén cảm xúc, ý tưởng của nghệ sĩ.( Thật khác xa ngũ ngôn của Vũ Đình Liên : Ông đồ- người tác giả đề tặng bài thơ vội vàng).
- Cái tôi cá nhân được bộc lộ trực tiếp tự tin và tự tôn: Tôi muốn, tôi muốn.
2- Cảm nhận thiên đường mặt đất:
đoạn: Của ong bướm -> mới hoài xuân.
- Câu thơ kéo dài, mở rộng thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất này.
- Nhịp thơ nhanh, điệp từ này đây, và này đây như trình bày, mời gọi người quan sát thưởng thức. Điệp từ của khiến câu thơ có vẻ hơi Tây, mới lạ so với câu thơ truyền thống.
- Những hình ảnh đẹp đẽ, tươi non của thiên nhiên: đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ong bướm, hoa lá, yến anh, hàng mi chip sáng, thần vui gõ cửa Rõ ràng đó chính là cảnh thật của cuộc sống thiên thiên thật, quen thuộc hằng ngày trước mắt, nhưng qua cảm xúc nồng nàn, nhà thơ đã biến thành tuần tháng mật, thành cảnh vật và cuộc sống chốn thần tiên, thiên đường.
 Đặc biệt là cảnh vật ấy, thiên nhiên ấy, cuộc sống ấy được nhà thơ gợi tả và hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa của tuổi trẻ đắm say, si mê và tràn trề hạnh phúc (tuần tháng mật, khúc tình si)
- Câu thơ độc đáo và hết sức mới mẻ (cho đến lúc ấy) tháng giêng ngon như một cặp môi gần => So sánh mới mẻ và độc đáo ở chỗ: Dùng hình ảnh cụ thể của cơ thể người trẻ tuổi (cặp môi gần) mà sánh với đơn vị thời gian trừu tượng tháng giêng ngon) gợi cảm giác, liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc tuổi trẻ, rất phù hợp với tháng giêng- tháng đầu tiên của mùa xuân.
 Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là một trong những câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
- Lôgích của mạch thơ là là lí do tiếp theo để có 2 ước muốn kì dị ở 4 câu thơ đầu. Chính vì cuộc sống thiên đường hằng ngày đẹp và đáng hưởng thụ như thế mà không thể lưu giữ mãi được. Nó cứ trôi đi vô tình theo thời gian, cho nên phải níu kéo, kìm giữ dù đó là vô vọng. Điều đó chứng tỏ nhà thơ yêu say mê cuộc sống trên thế gian này như thế nào.
* Đó là kết quả của lập luận bằng hình ảnh ở các đoạn thơ trên. Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng vẫn thống nhất của tác giả: sung sướng nhưng vội vàng, muốn sống nhanh, sống gấp, tranh thủ thời gian.
- Câu thơ cắt đôi, chịu ảnh hưởng của thơ Pháp làm cho ý thơ ngắt mạch rõ hơn, ấn tượng hơn, thể hiện tâm trạng mâu thuẫn vừa nêu.
3- Quan niệm về thời gian- tuổi trẻ và tình yêu- lẽ sống vội vàng:
- Quan niệm về thời gian cổ truyền; thời gian khách quan tuần hoàn theo qui luật chu kì hoặc luân hồi (từ kiếp này chuyển qua kiếp khác, lặp lại ở hình thức khác). Thời gian hoặc tự trôi chảy êm đềm lặng lẽ hoặc như áng phù vân, bóng câu qua cửa, siêu hình và vĩnh cửu.
- Đến Xuân Diệu và các nhà thơ mới, do có sự thức tỉnh của ý thức cá nhân mà quan niệm về thời gian đã hoàn toàn đổi khác.
- Thời gian theo Xuân Diệu là tuyến tính, một đi không trở lại. Mỗi phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn.
 Cái bay không đợi cái trôi
 Từ tôi phút ấy sang tôi phút này.
Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động từ quan niệm biện chứng về thời gian và vũ trụ.
- Điệp từ nghĩa là tạo thành câu định nghĩa, giải thích để tìm ra bản chất, qui luật của thiên nhiên và cuộc sống, mang tính chất khẳng định phát hiện như chân lí, tạo sức nặng cho luận điểm.
 + Gắn tuổi trẻ với mùa xuân- mùa tình yêu và đưa ra quan niệm mới mẻ: thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân của đời người thật hạn hẹp và thật ngặt nghèo, nghiệt ngã, nó chỉ đến với mỗi người duy nhất một lần và trôi qua thật nhanh.
 + Từ đây, dẫn đến nuối tiếc mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc => dẫn đến cảm nhận về thời gian trôi luôn gắn liền với sự mất mát, chia sẻ, chia lìa. Mỗi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đang đã và sẽ từng giây, từng phút, từng giờ ngậm ngùi chia biệt một phần đời sống của chính mình.
- Kết cấu câu lập luận; nói làm chinếucòn, nhưng chẳng còn nên và điệp từ hỏi phải chăng có tác dụng nối kết ý thơ, lí lẽ biện minh như đang tranh biện, đang giãi bày, đang lí lẽ về chân lí mới mẻ mà nhà thơ đã phát hiện.
- Cách cảm nhận như vậy là do ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân trên đời, nâng niu, trân trọng những giây phút trong cuộc sống, nhất là những năm tháng tuổi trẻ.
- Giọng thơ tranh biện nhưng lại chất nặng cảm xúc tiếc nuối ngậm ngùi và đau khổ.
Vậy có thể làm thế nào? có cách nào để tận hưởng hạnh phúc, tình yêu, tuổi trẻ là những báu vật trên đời?
4- Lời giúc giã hãy vội vàng:
- Đoạn thơ cuối thật mới mẻ, đặc sắc thể hiện rất rõ hồn thơ, phong cách thơ Xuân Diệu.
- Đó là những lời giúc giã hãy sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng niềm lạc thú tuỏi trẻ, mùa xuân, tình yêu thật là đắm say, cuồng nhiệt, hết mình. 
 Tình cảm càng ngày càng nồng, hành động càng lúc càng vội gấp, ước muốn ngày một mãnh liệt, trào dâng như những đợt sang thuỷ triều gối lên nhau mà dâng cao, tưởng không bao giờ dứt.
- điệp ngữ ta muốn (chuyển từ tôi ở đoạn đầu sang ta mang ý nghĩa tình cảm chung, phổ quát)
 Các động tù chỉ tình cảm ngày càng mạnh, càng mê đắm : ôm, riết, say, thâu, hôn và cuối cùng cắn- động từ đầy tính nhục thể, xác thịt.
 Các từ chỉ mức độ tình cảm cũng ngày một cuồng nhiệt, ào ạt, không có mức độ: chếnh choáng, đã đầy, no nê.
- Câu thơ có vẻ xô bồ, thừa chữ (và, và, cho, cho) nhưng đó lại là dụng ý thể hiện cảm xúc ào ạt, dâng trào, lấn át khung cấu tứ thông thường.
 Câu thơ cuối cũng là đỉnh điểm của cảm xúc thác lũ, vừa đầy cảm giác mê đắm, vừa vẫn đảm bảo sự trong sáng, thanh sạch, cũng như câu thơ ở đạon trên:
 Tháng giêng ngon như mọt cặp môi gần.
 Hỡi xuân hông ta muốn cắn vào người.
=> cắn là cụ thể, là có phần thô lỗ, bạo liệt, nhưng ở đây là cắn xuân hồng: sự kết hợp giữa trừu tượng, thanh cao và cụ thể, tầm thường thật bất ngờ, đầy sáng tạo, đem lại hiệu quả nghệ thuật thú vị, mới mẻ.
 Sau này Xuân Diệu còn viết: Anh uống tình yêu dập cả môi và Anh xin làm sang biếc – Hôn mãi cát vàng em- Hôn thật khẽ thật êm- Đã hôn rồi hôn lại- Đến tan cả đất trời- Anh mới thôi dào dạt- Cũng có khi ào ạt- Như nghiến nát bờ em- Là lúc triều yêu mến- Ngập bến cả ngày đêm (Biển) => Nhưng sự thú vị và bất ngờ giảm đi nhiều.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap 12.doc