Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - năm 2008 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - năm 2008 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

I. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh:

- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX.

- Có thái độ trân trọng và tự hào với một giai đoạn văn học.

II. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV, bài soạn.

III. Cách thức tiến hành:

Giáo viên tổ chức thảo luận, phát vấn, đàm thoại

IV. Tiến trình giờ học:

Tiết thứ nhất: A. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám

năm 1945 đến năm 1975.

1. Ổn định tổ chức: 12A2 12A3 12A8 12B2

2. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh:(sgk, vở ghi, vở soạn)

 

doc 118 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - năm 2008 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/8/2008
Ngày giảng: 14/8/2008
Tiết 1- 2
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh: 
- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX.
- Có thái độ trân trọng và tự hào với một giai đoạn văn học.
II. Phương tiện thực hiện: 
- SGK, SGV, bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: 
Giáo viên tổ chức thảo luận, phát vấn, đàm thoại 
IV. Tiến trình giờ học: 
Tiết thứ nhất: A. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 
năm 1945 đến năm 1975.
1. Ổn định tổ chức: 	12A2 12A3	 12A8 12B2
2. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh:(sgk, vở ghi, vở soạn)
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Giúp HS tìm hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá. 
- Trình bày những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử của xã hội VN từ 1945 – 1975? 
GV: Nền vh gắn liền với sự nghiệp giải phóng dt: nhiệm vụ ctrị lớn lao và cao cả, gợi ko khí sôi động của xh “Xẻ dọc TS đi ..... tương lai” - TH
I. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá.
- Nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về qniệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – c/s. 
- Đất nước trải qua nhiều sự kiện lớn: 
+ Xây dựng cuộc sống mới
+ Chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ
- Hình thành những tư tưởng tình cảm rất riêng.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển 
HĐII. Hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. 
- Trình bày những đặc điểm nổi bật của giai đoạn này? 
II. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
1.Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 
- Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách 
mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân , 
cổ vũ phong trào Nam Tiến.
- Kề tên một số tp tiêu biểu thuộc các thể loại thơ ca, văn xuôi, kịch, nghiên cứu ..? 
- Nội dung cơ bản của vh giai đoạn này? 
- Kể tên những thể lọai tiêu biểu? 
GV nói về “Mùa lạc” – NK , “Vợ nhặt” – KL 
“Quê hương” – GN, “Người con gái VN” – TH 
- Chủ đề bao trùm của vh giai đoạn này là gì?
- Đặc điểm của văn xuôi gđ này? 
“Người mẹ cầm súng” NĐT, “Rừng xà nu”, “Chiếc lược ngà”
“Việt Nam máu và hoa” “Mặt đường khát vọng” 
- Cuối 1946 vh tập trung pá cuộc kc chống td Pháp. Vh gắn bó sâu sắc với đs cm và kháng chiến, tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nd, thể hiện niềm tự hào dt và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc k/ chiến.
- Những tác phẩm tiêu biểu: sgk
 Từ cuối 1946 đến 1954 văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Truyện ngắn và kí sớm đạt được thành tựu: Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Ở rừng (NCao); Làng (Kim Lân); Thư nhà (Hồ Phương),
 Từ năm 1950, xuất hiện những tập truyện, kí khá dày dặn: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm); Xung kích (Nguyễn Đình Thi); Đnước đứng lên (Ng Ngọc),
+ Thơ ca đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng,..( Hồ Chí Minh), Bên khia sông Đuống ( Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng),..Đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ 1 số vở kịch ra đời phản ánh kịp thời hthực cm và k/c.
2. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964
* Nội dung cơ bản: 
- Tập trung ca ngợi hả người lđ
- Ngợi ca những đổi thay của đnước và con người trong bước đầu xd CNXH với cảm hứng lãng mạn.
- Tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, ý chí thống nhất đất nước. 
* Những thể loại tiêu biểu: 
- Văn xuôi mở rộng đề tài: 
+ Viết về sự đổi đời của con người, m tả sự biến đổi số phận và tính cách nv trong môi trường xh mới. 
+ Khai thác đề tài kc chống Pháp, hiện thực cuộc sống trước cm t8.
- Thơ ca pt mạnh mẽ: Nguồn cảm hứng lớn: sự hồi sinh của đất nước, công cuộc xd XHCN, sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc 
3. Chặng đường từ 1965 đến 1975
 - Đề cao tinh thần yêu nước và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cm. 
- Văn xuôi: tập trung pá cuộc sống cđ và lđ, khắc hoạ thành công hả con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất. 
+ Từ tiền tuyến lớn nhiều tp đã pá nhanh nhạy và kịp thời cuộc cđ của quân dân miền Nam anh dũng.
+ ở miền Bắc truyện và kí pt mạnh
- Thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc: khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.
- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. 
* Văn học vùng địch tạm chiếm: sgk
HĐIII. Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
- Văn học VN trong 30 năm chiến tranh có những đặc điểm cơ bản nào? 
Cách mạng hoá văn học nghĩa là như thế nào? 
Hai đề tài chính mà văn học tập trung thể hiện là gì? 
HS thảo luận nhóm – GV chia lớp thành 4 nhóm: 
- Tại sao có thể nói đây là một nền văn học hướng về đại chúng?Nền vh của ta mang tính nd sâu sắc. Điều đó được biểu hiện trong đời sống vh ntn? Lấy dc để chứng minh?
 GV: “Đất nước” – NKĐ, “Tiếng hát con tàu”, “Đôi mắt” – NC
“ôi nd một nd như thế
con nguyện lại hi sinh nếu được sống hai lần” – Dương Hương Ly
“Tiếng hát con tàu” 
III. Những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. 
- Hướng cách mạng hoá: 
+ Hình thành lớp nhà văn mang trong máu thịt tinh thần cm
+ Đề tài pá là hiện thực cm.
+ Nội dung tư tưởng là lí tưởng cm.
- Đề tài chính: 
+ Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình tượng chính là những người chiến sĩ, dân quân du kích, thanh niên xung phong 
+ CNXH: hình tượng chính là cuộc sống mới, con người mới, mối quan hệ giữa những người lđ...
=> hai đề tài này bao quát toàn bộ nền vh VN từ 45-> 75 làm nên diện mạo của nền vh gđ này. 
2. Nền văn học hướng về đại chúng
- Nền vh gắn bó với nd lđ - những con người bình thường đang “làm ra đất nước” 
- Nhà văn có những nhận thức đúng đắn về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nd, nhận ra công lao to lớn của họ trong lđ sx và trong sự nghiệp giải phóng dt
- Nội dung sáng tác: 
+ Pá đời sống của nd lđ, tâm tư khát vọng nỗi bất hạnh của họ trong xh cũ.
+ thể hiện con đường tất yếu đến với cm của người dân lđ khi bị đẩy đến bước đường cùng, phát hiện ở họ khả năng cm và phẩm chất anh hùng. 
+ xây dựng hình tượng quần chúng cm: người nông dân, người mẹ, chị phụ nữ, em bé...
- Nghệ thuật: Giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, hình thức nghệ thuật quen thuộc với nd, phát huy thể thơ dt
- Trình bày những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong nội dung văn học? 
GV đọc bài “Người con gái VN”
“Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn” 
- Cảm hứng lãng mạn của vh 45 – 75 thể hiện rõ nhất ở điểm nào? 
3. Nền văn học mang khuynh hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn: 
* Khuynh hướng sử thi: 
- Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dt.
- Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dt, gắn bó sp mình với sp đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng. 
- Cái đẹp của cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. 
- Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ=> Cảm hứng sử thi là cảm hứng vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hả tráng lệ. 
* Cảm hứng lãng mạn: khẳng định cái tôi đầy cảm xúc và hướng tới lí tưởng, ca ngợi con người mới, ca ngợi CN anh hùng cm, tin tưởng vào t/ lai tươi sáng của dt. 
=> Khuynh hướng ST + CHLM làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu pá hiện thực đời sống trong quá trình vận động và pt cách mạng 
 4. củng cố
- Hoàn cảnh lịch sử văn hoá xã hội sau năm 75
- Những chuyển biến và thành tựu của vh từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
 5. Hướng dẫn học bài và soạn bài: 
- Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
- Nhưng đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975
 - Soạn tiếp phần II. Văn học từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. 
Tiết thứ hai:
 B. Khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
I. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh: 
- Nắm được một số nét tổng quát về những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX.
- Có thái độ trân trọng và tự hào với một giai đoạn văn học.
II. Phương tiện thực hiện: 
- SGK, SGV, bài soạn, 
- Bảng phụ, máy chiếu
III. Cách thức tiến hành: 
Giáo viên tổ chức thảo luận, phát vấn, đàm thoại 
IV. Tiến trình giờ học: 
1. Ổn định tổ chức: 
12A2 12A3	 12A8 12B2
2. Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy cho biết nh÷ng ®Æc ®iÓm c¬ b¶n cña VHVN tõ 1945 ®Õn 1975?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu lịch sử, xã hội và văn hoá
- Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá? 
GV: Nền kt thị trường khiến nảy sinh những đặc điểm tâm lí mới: lối sống hưởng thụ, thực dụng, tư tưởng phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ xh, can thiệp vào đời sống xh....
I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: 
- Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, ls dt ta mở ra một thời kì mới - thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước nhưng phải đương đầu với nhiều thử thách mới. 
- Từ năm 1986, kinh tế nước ta bước sang nền kinh tế thị trường, văn hoá nước ta có điều kiện tiếp xúc với nhiều nước trên tg, thúc đẩy nền vh phải đổi mới 
- Nguyện vọng của nhà văn và người đọc đã khác trước. Cái nhìn của nhà văn không đơn giản, một chiều mà đa diện, góc cạnh có tính chất đối thoại
HĐ II. Hướng dẫn HS tìm hiểu những chuyển biến và một số thành tựu
- Văn học giai đoạn này có sự chuyển biến ntn? 
II. Những chuyển biến và một số thành tựu: 
- Nhận định chung: Từ năm 75-> 85 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở. Từ năm 86 trở đi là chặng đường văn học có nhiểu đổi mới. 
- Văn học có những chuyển biến: 
+ Chuyển sang hướng nội: đi vào hành trình tìm kiếm bên trong ....
+ Nở rộ trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh.
+ Chất nhân bản, nhân văn được đề cao hơn 
- Bên cạnh xu hướng tích cực thì vh sau 1975 có những biểu hiện tiêu cực ntn? 
GV: Một số tg chạy theo thị hiếu tầm thường vì mục đích thương mại. 
đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh
+ Đổi mới cách viết về chiến tranh 
+ Đổi mới cách nhìn nhận con người, khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây. 
=> Vh vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc
 C. Tổng kết
HĐIII Hướng dẫn HS tổng kết
- Hãy tổng kết ngắn gọn những thành tựu của vh giai đoạn này? 
- Vh 45 – 75 kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của vh dt: CN nhân đạo đặc bi ...  “hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống” quá chung chung, không làm nổi bật được vấn đề: ranh giới giữa sự sống và cái chết vào những ngày tháng khủng khiếp của nạn đói năm 1945 và khát vọng sống, khát vọng được làm người, được yêu thương của con người trong Vợ nhặt). Luận cứ quá sơ lược, không đầy đủ, chưa trình bày được những khía cạnh chủ yếu liên quan đến chi tiết “Tràng nhặt được vợ” thì đã vội vàng đi đến kết luận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đây là lỗi rất điển hình của HS do không hiểu một cách thấu đáo vấn đề đang nghị luận nên cả luận điểm và luận chứng đều chưa tới, chưa thuyết phục.
Bài tập 4
Người viết không nêu được luận điểm cần trình bày, liên quan trực tiếp đến vấn đề: Khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình và hình tượng “con sóng” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Luận cứ được nêu ra làm tiền đề dẫn nhập cho lập luận cũng quá lan man, xa rời vấn đề: “Nếu ai đã từng ra biển... Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu về đâu?” Nguyên nhân của lỗi này là người viết không nắm được rõ phạm vi luận điểm cần trình bày, không tìm được những luận cứ cần thiết, liên quan trực tiếp đến luận điểm chính đang triển khai.
Bài tập5
Lỗi chủ yếu của lập luận này liên quan đến cách thức tổ chức lập luận. Luận cứ thiếu lôgíc: “Đoạn trích nào trong sách giáo khoa ông cũng nâng cao phẩm giá con người”; quan hệ giữa các luận cứ không chặt chẽ, không phù hợp: “Kiều thương cha bị đòn mà phải bán mình. Điều này khiến chúng ta thấy rõ hơn cuộc sống hồng nhan của Kiều. Ông thương xót Kiều vì Kiều chịu bao nhiêu tai hoạ. Ta càng hiểu thế nào là hồng nhan mà bạc mệnh”. Không có các dẫn chứng đầy đủ để làm rõ cho luận điểm. Ngoài ra, luận điểm được nêu cũng chưa thật xác đáng, cách dùng từ “lòng thương người” quá chung chung, chưa phản ánh được bản chất của vấn đề cần bàn: Tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều, tình yêu thương, cảm thông sâu sắc với bi kịch cuộc đời người phụ nữ của Nguyễn Du.
Bài tập 6
Lỗi chủ yếu của lập luận này liên quan đến cách tổ chức lập luận. Luận cứ được nêu làm tiền đề dẫn nhập cho luận điểm chính quá rườm rà, lan man, không cần thiết, không có vai trò làm nổi bật vấn đề: “Cây xà nu là một loài cây họ thông mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là một loài cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt”. Đây cũng là lỗi rất phổ biến của HS khi chưa ý thức rõ phạm vi vấn đề cần nghị luận, do đó quan hệ giữa luận cứ và luận điểm lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng trình bày lan man, xa rời vấn đề chính. GV cần nhấn mạnh để HS tránh những lỗi dạng này trong bài viết. 
Bài tập 7
Luận điểm không rõ ràng: Quan hệ giữa tiền đễ “Chính vì ra đời từ rất sớm” và kết luận bộ phận “nên văn học dân gian...” trong câu văn nêu luận điểm không tương ứng, không lôgíc. Luận điểm chồng chéo: “Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật”, “Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học viết”. Luận cứ thiếu tính hệ thống, không đầy đủ, không toàn diện.
4. Củng cố:
 Những lỗi chủ yếu về lập luận trong văn nghị luận?
5. Hướng dẫn học bài: Làm bài tập
Chuẩn bi: Kiểm tra học kì I
V. Tự rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: /12 /2008
 Ngày giảng: /12 /2008
 Tiết 53,54 
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KÌ I
I- Mục tiêu cần đạt
- Củng cố những kiến thức, kĩ năng cơ bản về Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong học kì I.
- Luyện kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Bày tỏ ý kiến riêng một cách chặt chẽ, thuyết phục với một đề tài gần gũi, quen thuộc về văn học hoặc đời sống.
II. Phương tiện thực hiện
 Thiết kế bài dạy, đề bài phát cho từng học sinh.
III. Cách thức tiến hành:
 Kiểm tra viết
IV. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số: 12A1 12A6
	 12A712A10	 12B1
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 - Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần trắc nghiệm
I. Phần trắc nghiệm
Đáp án đúng là:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
A
B
B
B
Câu
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
C
B
D
A
Hoạt động 2 - Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần tự luận.
II. Phần tự luận
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Đề 1:
a) Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề 1:
a) Hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập
Sau hàng ngàn năm dưới chế độ thực dân. Tháng 8 năm 1945 nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm cuộc cách mạng thắng lợi, giành lại độc lập tự do cho đất nước. 
+ 20 vạn quân Tưởng vẫn luôn rình rập ở biên giới phía Bắc lăm le xâm lược Việt Nam.
+ Quân Anh núp dưới chiêu bài quân đồng minh nhảy vào miền Nam - Việt Nam.
+ Thực dân Pháp vẫn chưa thôi ý đồ muốn quay trở lại cướp nước ta một lần nữa.
Trước tình hình trên ngày 26.8.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người đã soạn thảo văn bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội trước hàng vạn đồng bào, HCM thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. tuyên bố trước nhân dân và thế giới quyền độc lập dân tộc, quyền tự do bình đẳng của người dân Việt Nam và khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá của toàn dân Việt Nam quyết bảo vệ nền độc lập tự do của mình.
Tuyên ngôn độc lập được xem là bản tuyên ngôn thứ 3 của dân tộc Việt Nam sau Nam quốc sơn hà (XI) và Bình ngô đại cáo (XV)
b) Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh.
- Xác định ba phần của văn bản và nội dung của từng phần.
- Trên cơ sở đó phân tích rõ tính lôgic, chặt chẽ của lập luận
b) Nghệ thuật lập luận của Tuyên ngôn độc lập :
- Mở đầu : Nêu nguyên lý chung : Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Chứng minh nguyên lí :
+ Thực dân Pháp là người làm trái nguyên lý (tố cáo tội ác mọi mặt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta).
+ Nhân dân ta là người làm đúng nguyên lí (đã đối xử nhân đạo với người Pháp, đã đứng lên giành chính quyền từ tay người Nhật để lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
- Tuyên ngôn : Nêu ý nghĩa của bản “Tuyên ngôn độc lập” kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ quyền độc lập, tụ do của dân tộc Việt Nam để dẫn đến lời tuyên bố cuối cùng với thế giới về quyền độc lập, tự do thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam => Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, logic có tính thuyết phục cao.
Đề 2 :
a) Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Đề 2 :
1) Bài thơ Tây tiến
- Tây tiến được Quang Dũng sáng tác đã rời xa đơn vị cũ, vào một ngày ở Phù Lưu Chanh năm 1948.
- Bài thơ là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về cảnh vật và con người Tây Bắc ở một thời gian khổ, oai hùng. Tất cả đều được thể hiện qua một tâm hồn lãng mạn, nặng tình yêu Quê hương đất nước và bằng một bút pháp tài hoa độc đáo.
- Bài thơ được cấu trúc thành bốn đoạn:
+ Khung cảnh chiến trường Tây Tiến qua trang thơ Quang Dũng vừa hùng vĩ dữ dội, lại vừa thơ mộng trữ tình. Bên cạnh núi rừng hiểm trở với độ cao rợn người là một mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong mưa lưng chừng núi, bên cạnh vùng đất hoang dại chứa đầy bí mật ghê gớm của rừng thiêng với thác gầm thét, với cọp trêu người là một bản làng có cơm lên khói, có mùi thơm nếp xôi và những cô gái xinh đẹp.
+ Tây Bắc duyên dáng mỹ lệ hiện lên qua thơ Quang Dũng thật tươi mát thơ mộng với những đêm liên hoan văn nghệ rực rỡ mang màu sắc của phương xa xứ lạ.
+ Trên nền thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, người lính Tây Tiến hiện ra mang vẻ đẹp lẫm liệt hào hùng và sang trọng. Sang trọng ở tư thế ra đo, coi cái chết nhẹ như lông hồng, ở những giấc mơ lãng mạn ở người thanh niên Hà Nội, là vẻ đẹp bi tráng của người lính cả khi sống và khi đã hi sinh.
+ Bài thơ kết thúc với lời thề son sắt của người lính Tây Tiến quyết chiến đấu cùng đồng đội, sống trong đồng đội : “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
a) Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay?
b) Giải thích về đồng cảm và sẻ chia? Biểu hiện của đồng cảm, sẻ chia?
Bài học cho bản thân?
2. Dàn bài :
a) Mở bài : Giới thiệu về đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.
- Trình bày khái quát suy nghĩ của bản thân.
b) Thân bài:
* Giải thích về đồng cảm và sẻ chia :
+ Đồng cảm là sự cảm thông, rung cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống.
+ Sẻ chia là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người.
* Biểu hiện của đồng cảm, sẻ chia :
- Trong cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người.
+ Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi nương tựa chúng ta giúp đỡ, an ủi động viên.
+ Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn.
- Đồng cảm, sẻ chia được biểu hiện ở những nghĩa cử cao đẹp.
+ Quyên góp, ủng hộ làm việc thiện.
VD : Các cuộc vận động ủng hộ, tết vì người nghèo, nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiệt hại do cơn bão, lũ,
- Chia sẻ đồng cảm chính là động lực hướng con người tới những điều tốt đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay, là cơ sở để Đất Nước pháp triển vững mạnh.
- Đồng cảm, sẻ chia không chỉ xuất hiện trong cuộc sống bộn bề mà còn để lại dấu ấn trong văn thơ.
=> Qua đó khẳng định đồng cảm, sẻ chia luôn luôn tồn tại và hiện hữu xung quanh cuộc sống con người. Thiếu điều đó cuộc sống con người sẽ vô nghĩa, chỉ toàn cái ác, cái vô cảm.
- Xã hội ta ngày nay đã và đang thực hiện rất tốt vấn đề đồng cảm, sẻ chia.
c) Kết bài :
Nhận xét, bài học cho bản thân
4. Củng cố: Thu bài, nhận xét thái độ làm bài của hs
5. Hướng dẫn học bài: Chuẩn bị “Vợ chồng A Phủ” 
 Tổ duyệt: //2008
Dương Thị Xuân
V. Tự rút kinh nghiệm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • dockhai quat VHVN.doc