Giáo án môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN :

1. Bố cục bài viết:

- Nêu vấn đề cần bàn luận.

- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch của vấn đề.

- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.

2. Một số đề tham khảo:

Đề 1: Văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã nói : “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”.

 Viết bài văn nghị luận ngắn bàn luận về câu nói trên.

 a. Mở bài:

 Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, ai cũng cần phải có lý tưởng dù lớn dù nhỏ để phấn đấu đi lên. Xác định đúng vai trò của lí tưởng, văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”.

 

doc 53 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAI ĐOẠN I
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN :
1. Bố cục bài viết:
- Nêu vấn đề cần bàn luận.
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch của vấn đề.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
2. Một số đề tham khảo:
Đề 1: Văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã nói : “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. 
 Viết bài văn nghị luận ngắn bàn luận về câu nói trên.
 a. Mở bài:
 Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, ai cũng cần phải có lý tưởng dù lớn dù nhỏ để phấn đấu đi lên. Xác định đúng vai trò của lí tưởng, văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”.
Thân bài :
 - Giải thích: Lí tưởng (mục đích, điều mơ ước cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới). Không có mục đích sống, cuộc sống của con người sẽ mất phương hướng và trở nên vô nghĩa.
 - Phân tích – chứng minh:
 + Nếu không có lí tưởng thì ta không thể xác định được cho mình một phương hướng kiên định: ta không thể biết ta sống để đạt được điều gì và sẽ làm gì? Hướng đi chính trong cuộc đời là con đường nào?. 
 + Nếu một khi không có phương hướng kiên định thì cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa đối với ta nữa: ta không có động lực để phấn đấu và không đạt được điều gì trong cuộc sống.
 - Bàn luận: 
 + Lí tưởng sống có vai trò quyết định tương lai của mỗi người; tất yếu phải có lí tưởng để vươn lên;
 + Cũng lưu ý suy nghĩ chính chắn mà chọn cho mình một lí tưởng “đẹp” và không ngừng vươn lên, phấn đấu cho con đường mình đã chọn. Có nhiều cách để vươn lên;
 + Phê phán những ai sống không có lí tưởng, sống buông thả, sống dựa dẫm người khác
 Kết bài :
 Khẳng định : câu nói của Lép Tôn-xtôi thể hiện quan niệm đúng đắn về vai trò quan trọng có tính quyết định của lí tưởng đối với cuộc sống con người. Bài học nhận thức: biết đặt ra lí tưởng và con đường phấn đấu trong cuộc sống. Bài học hành động : luôn không ngừng học tập và lao động. 
Đề 2: Suy nghĩ của anh (chị) về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
 a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.
 b. Thân bài:
 - Giải thích câu tục ngữ.
 - Phân tích, chứng minh:
 + Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người; khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 + Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân, xử thế về trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.
 - Bình luận: 
 + Vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam thể hiện một trong câu tục ngữ.
 + Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay.
 c. Kết bài: 
 - Khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của lí tưởng đối với cuộc sống của con người. 
 - Bài học nhận thức và hành động cần làm.
II. LUYỆN TẬP:
Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Đề 2: Thế nào là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” 
§Ò 3: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rÌn luyện của bản thân mình trong năm học cuối cấp.
KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8 NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.
I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
 - CMT8 thành công đã mở kỉ nguyên độc lập: tạo nên nền văn học thống nhất về tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới (nhà văn - chiến sĩ).
- Trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn: Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ kéo dài, tác động mạnh và sâu sắc đến nhân dân và văn học.
- Kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. 
 - Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN.
2. Những chặng đường phát triển:
	- 1945 – 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
	- 1955 – 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.
	- 1965 – 1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước
3. Những thành tựu và hạn chế:
	- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
	- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
	- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
	- Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức
4. Những đặc điểm cơ bản:
	- Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu;
	- Nền văn học hướng về đại chúng;
	- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: 
	- Từ 1975 đến 1985: đất nước ta lại gặp những khó khăn và thử thách mới.
	- Từ 1986: Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện. 
	+ Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thị trường.
	+ Văn hoá: Tiếp xúc và giao lưu văn hoá được mở rộng. 
	+ văn học dịch thuật, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ.
	- Thơ không tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn như các giai đoạn trước nhưng vẫn có những tác phẩm đáng chú ý: Di cảo thơ - Chế Lan Viên, Tự hát – Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan – Ý Nhi, Ánh trăng - Nguyễn Duy
	+ Nở rộ trường ca: Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn Nguyễn Đức Mậu...
	+ Những cây bút thơ thế hệ sau 1975 xuất hiện: Một chấm xanh – Phùng Khắc Bắc, Tiếng hát tháng giêng – Y Phương
	- Văn xuôi: Một số cây bút bộc lộ ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống. Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Hai người trở lại trung đoàn – Thái Bá Lộc, Cha và conGặp gỡ cuối năm - Nguyễn Khải
	- Từ 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới: gắn bó, cập nhật hơn đối với những vấn đề của đời sống.
 	+ Phóng sự xuất hiện, đề cập những vấn đề bức xúc của cuộc sống.
 	+ Văn xuôi: Chiến thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Tường, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh
 	+ Bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Cát bụi chân ai – Tô Hoài
	- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh: Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân Trình). 
 2. Một số phương diện đổi mới trong văn học:
- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
- Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Câu 1: Tiểu sử và sự nghiệp văn học của HCM?
 a. Tiểu sử: 
	Hồ Chí Minh (1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân với nước, với sụ nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
	b. Sự nghiệp văn học:
	- Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: 
+ Người coi nghệ thuật là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. 
+ Người coi trọng tính chất chân thật và tính dân tộc của văn học; 
+ Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát tù đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm.
	 - Di sản văn học: những tác phẩm chính của Hồ Chí Minh thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.
	- Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng hấp dẫn.
	+ Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy – mua của phương Tây.
 	+ Văn chính luận: thường rút gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
	+ Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, trữ tình và tính chiến đấu.
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác “Tuyên ngôn độc lập”của HCM?
- 8/45 cách mạng thành công chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. 
- Ngày 26/8/45, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập”. 
- Ngày 2/9/45, tại quảng trường Ba Đình, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc “Tuyên ngôn độc lập”trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh nước VNDCCH.
(“Tuyên ngôn độc lập” đánh dấu một trang sử vẻ vang của dân tộc, chấm dứt hoàn toàn chế độ PKTD ở nước ta. Tuyên bố với toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .
-“Tuyên ngôn độc lập” còn đập tan âm mưu xảo trá của Mĩ - Pháp –Anh với chiêu bài tái chiếm Đông Dương ở miền Nam, và âm mưu xâm lược của quận đội quốc dân đảng ở miền Bắc nước ta.)
Câu 3: Trình bày ngắn gọn các giá trị của Tuyên ngôn độc lập?
 a. Giá trị lịch sử: lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do; đồng thời ngăn chặn và cảnh cáo âm mưu xâm lược của Pháp và Mĩ.
 b. Giá trị tư tưởng: tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự đo. Cả hai phẩm chất này của tác phẩm cần phải được coi như một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp, vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX: Đây là lí do vì sao Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) lại tấn phong Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và tạp chí Time xếp Hồ Chí Minh là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX.
 c. Giá trị nghệ thuật: một bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
Câu 4: Nội dung:
 - Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
	+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
	+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn cũn ... ruyện có ý nghĩa phê phán và giá trị nhân văn sâu sắc.
Câu 4 : Ý nghĩa văn bản:
- Một trong những điều quý giá nhất của con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi;
- Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
THUỐC
(Lỗ Tấn)
Câu 1: Nét chính về tác giả và tác phẩm? 
- Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX; xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết Giang TQ.
- Năm 13 tuổi, chứng kiến người cha lâm bệnh không có thuốc chữa mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề y. Lớn lên ông học nghề hàng hải, khai mỏ rồi được học bổng sang Nhật học ngành Y. Trong một lần xem phim, chứng kiến những người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật hành hình một đồng bào của mình. Ông giật mình nhận ra rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Từ đó ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính”, nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .
- Tác phẩm chính,: Gào thét, Bàng Hoàng, Chuyện cũ viết lại, AQ chính truyện...
Câu 2: Nội dung: 
- Tình trạng mê muội của người dân Trung Quốc qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
+ Phân tích hành động, thái độ, tâm lí của vợ chồng lão Hoa khi đi mua thuốc (chiếc bánh bao tẩm máu người), khi cho thằng Thuyên uống thuốc (ăn chiếc bánh bao) với niềm tin con mình sẽ khỏi bệnh.
+ Phân tích thái độ, lời nói của số đông người trong quán trà (người râu hoa râm, câu Năm Gù, người mặt thịt ngang phè, bác Cả Khang,) bàn luận về thuốc, cam đoan về khả năng chữa trị bệnh lao của chiếc bánh bao tẩm máu người; kháo nhau về chuyện giao nộp người cách mạnh để lĩnh thưởng, về cái chết của người cách mạng
- Mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng qua hình tượng vòng hoa trên mô Hạ Du:
+ Phân tích hình ảnh bà mẹ Hạ Du ra nghĩa địa: “tóc cũng bạc già nửa, áo quần rách rưới, tay xách chiếc giỏ sơn xanh cũ nát”; suy nghĩ và băn khoăn của bà khi đứng trước mộ con: “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên ! Ai đã đến đây ? Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi !... Thế này là thế nào?”.
+ Chú ý lời bà mẹ khóc con: “Du ơi ! Trời có mắt, thật tội nghiệp, chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ bị báo ứng thôi !” và hình ảnh “con quạ xòe đôi cánh nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”.
Câu 3: Ý nghĩa văn bản:
	- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
- Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ.
Câu 4: Chủ đề:
- Thuốc tập trung vào hai chủ đề: Sự u mê của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong.
- Sự gắn bó hai chủ đề làm nổi bật tư tưởng tác phẩm: Làm thế nào để tìm ra thứ thuốc chữa bệnh đớn hèn , ngu muội của dân tộc.
- Tác phẩm đặt ra câu hỏi, chưa có câu trả lời nhưng thực ra câu trả lời nằm trong hình tượng. Lời giải đáp cho câu trả lời day dứt mà tác giả đặt ra, ấy là phải làm một cuộc cách mạng thực sự - một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng.
Câu 5: Tóm tắt:
Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh cho thằng Thuyên – con trai lão, đang bị mắc bệnh lao. Bị chém hôm đó ở pháp trường là Hạ Du, một người làm cách mạng, do bị cụ Ba tố giác cháu với chính quyền để kiếm hai mươi lạng bạc mà bị bắt và hành hình. Nghe mọi người kể lại trong quán trà của gia đình lão Hoa, vào trong ngục, Hạ Du vẫn không sợ chết, còn dám cả gan rủ cả lão Nghĩa mắt cá chép “làm giặc”. Mặc dù được chữa bằng bánh bao tẩm máu người nhưng cuối cùng thằng Thuyên vẫn không khỏi.
Một buổi sớm mùa xuân, trong tiết thanh minh, tại nghĩa trang, mẹ của Thuyên và mẹ của Hạ Du đều đến thăm mộ con. Hai người rất ngạc nhiên, băn khoăn tự hỏi “Thế này là thế nào?” khi nhìn thấy một vòng hoa đặt trên mộ người cách mạng. Bà mẹ của Thuyên đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo và nghĩa địa của người chết chém hoặc chết tù để sang an ủi mẹ Hạ Du.
Câu 6: Ý nghĩa văn bản: 
- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
- Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ.
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
(Trích – M.Sô-lô-khốp)
Câu 1: Nét chính về cuộc đời và sự nghiệp?
* Cuộc đời:
- A.Sô-lô-khốp (1905-1984), nhà văn Nga vĩ đại. Sinh ra trong một gia đình nông dân ở tỉnh Rô-xtốp vùng thảo nguyên sông Đông. 
- Khi nội chiến bùng nổ ông đã tham gia nhiều hoạt động chính quyền Xô viết: thư ký ủy ban, nhân viên trưng thu lương thực, tham gia tiễu phỉCuối 1922 ông lên thủ đô, chấp nhận làm mọi nghề sinh sống để thực hiện “giấc mơ viết văn”.
- 1925 ông trở về sông Đông bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”, cuốn tiểu thuyết lớn nhất của đời mình.
- Năm 1926, ông cho in 2 tập truyện ngắn Truyện sông Đông, Thảo Nguyên Xanh.
- Trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945) với tư cách là phóng viên chiến tranh, ông xông pha nhiều chiến trường, viết nhiều bài chính luận, bài kí, truyện ngắn nổi tiếng.
- Sau chiến tranh, ông vẫn chủ yếu tập trung vào sáng tác văn học. Năm 1965 ông được tặng Giải thưởng Nôben về văn học. 
* Tác phẩm chính: Tập Truyện Sông đông, Sông đông êm đềm, đất vỡ hoang
Câu 2: Nội dung: 
- Chiến tranh và thân phận con người:
+ Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nổi: đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập trung; vợ và hai con gái chết vì bom phát xít, con trai cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng; sau chiến tranh, Xô-cô-lốp không biết đi đâu, về đâu.
+ Chú bé Va-ni-a lang thang, rách rưới, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đệm bạ đâu ngủ đó; cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích.
- Nghị lực vượt qua số phận:
+ Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ.
+ Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ.
->Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.
Câu 3: Chủ đề:
	- Tập trung khám phá số phận con người sau chiến tranh; 
- Bộc lộ mối đồng cảm của tác giả trước vô vàn khó khăn, mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra mà con người phải vượt qua;
- Thể hiện lòng khâm phục và niềm tin ở tính cách Nga kiên cường, cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung.
Câu 4: Tóm tắt đoạn trích:
Tác phẩm kể về cuộc đời của người lính Hồng quân tên là Xô-cô-lôp. Trước chiến tranh anh có một gia đình hạnh phúc, một vợ và ba con. Chiến tranh bùng nổ, Xô-cô-lôp ra mặt trận, rồi bị thương. Sau đó anh bị bọn pháp xít bắt làm tù binh và bị tra tấn dã man. Cuối cùng anh trốn thoát trở về đơn vị. 
Anh được tin vợ anh và hai con gái bị máy bay phát xít Đức giết hại. Anh chỉ còn một niềm hy vọng duy nhất là đứa con trai hiện đang là đại uý pháo binh. Khi chiến tranh gần kết thúc, Xô-cô-lốp cùng Hồng quân tiến vào Beclin, anh hy vọng sẽ gặp con trai. Nhưng nghiệt ngã thay, con trai anh đã hy sinh đúng vào ngày chiến thắng. 
Chiến tranh kết thúc, anh giải ngũ đến quê hương của một người bạn sinh sống và làm nghề lái xe tải. Tại đây anh gặp bé Va-ni-a, một chú bé cả cha lẫn mẹ đều chết trong chiến tranh. Anh nhận bé làm con nuôi, trái tim anh đã ấm lại phần nào. Trong đời thường anh gặp phải rủi ro và bị tước bằng lái xe. Nỗi đau mất mát trong chiến tranh vẫn luôn ám ảnh anh. Hai cha con anh, phải thay đổi chỗ ở, đến Ka-sa-rư để tìm cuộc sống mới. Anh luôn giấu mọi nỗi đau để đem lại niềm vui cho Vania.
Câu 5: Ý nghĩa văn bản:
Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
(Trích - Hê-ming-uê)
Câu 1: Nét chính về tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình tri thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên. Mười chín tuổi , tham gia đội lái xe cứu thương của Hội Chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ I ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó bị thương và trở về Hoa Kỳ. 
- Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc “thế hệ mất mát”, không hòa nhập với cuộc sống đương thời ông đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu. Ông sang Pháp vừa làm báo vừa sáng tác, năm 1926, ông cho ra đời tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và trở nên nổi tiếng trên văn đàn.
- Tác phẩm tiêu biểu Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả... Ông là người khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc... người đề ra nguyên lí “tảng băng trôi”. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giả và trung thực về con người". 1954 nhận Giaỉ thưởng Nô-bel văn học.
Câu 2: Nội dung:
- Đề cao sức mạnh của con người – ông lão đánh cá – trong cuộc đấu với con cá kiếm. Cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về con người.
- Thể hiện niềm tinh vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người. 
Câu 3: Tóm tắt:
Ông già Xanchiagô đánh cá ở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào. Đêm ngủ ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu, những đàn sư tử. Thả mồi ông đối thoại với chim trời, cá biển .
Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi . Đây là một con cá Kiếm to lớn, mà ông hằng mong ước. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, Xanchiagô giết được con cá.
Nhưng lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm . Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, ông vẫn nghĩ “không ai cô đơn nơi biển cả” . Khi ông già mệt rả rời quay vào bờ thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương .
Câu 4: Chủ đề:
	Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, người chiến thắn con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Huê-minh-huê gởi gắm một thông điệp: trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị hủy diệt chứ không dễ bị đánh bại”
Câu 5: Em hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi”?
Hê-minh-uê lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi ít, phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ ý tại ngôn ngoại” . Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. một trong những biện pháp chủ yếu thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi” là độc thoại nội tâm kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng.
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG THEO MONG ƯỚC#

Tài liệu đính kèm:

  • docON TN 12 2011KTKN.doc