Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 4: Đọc văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần một: Tác giả

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 4: Đọc văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần một: Tác giả

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

------ Hồ Chí Minh --------

PHẦN MỘT : TÁC GIẢ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức :

Giúp học sinh

- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

2. Kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức nói trên vào việc cảm thụ và phân tích văn thơ của Người.

Đọc hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 4: Đọc văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần một: Tác giả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Tiết 4.
Phân môn : Đọc văn
 Ngày soạn : 18/7/10
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
------ Hồ Chí Minh --------
PHẦN MỘT : TÁC GIẢ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức :
Giúp học sinh
- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức nói trên vào việc cảm thụ và phân tích văn thơ của Người.
Đọc hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại
3. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục các em yêu thích thơ văn và quí trọng nhân cách của Bác.
II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Gv tham khảo tư liệu : SGK, SGV, Thiết kế giáo án 
Tranh ảnh chân dung NAQ, khi Người hoạt động ở Pháp 
 * Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
Riêng phần tác gia: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV nhấn mạnh khắc sâu những ý chính
 2 . HS :
 - Đọc SGK, SBT, Tư liệu có liên quan : Truyện và Kí NAQ, Thơ HCM, NKTT
 - HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: ( hình thức vấn đáp)(5p)
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
 GV dặt câu hỏi:
1. Trình bày những thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975?
2. Hãy so sánh để thấy sự khác nhau giữa hai giai đoạn văn học: 1944 – 1975 và giai đoạn 1975 đến hết thế kỷ XX về:
- Ý thức của người viết đối với hiện thực;
- Quan niệm về con người, về nhà văn và độc giả.
HS thực hiện theo yêu cầu trước lớp và GV nhận xét đánh giá.
* Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới của học sinh.
2. Giới thiệu bài mới
Hồ Chí Minh đã dồn tất cả nghị lực, tài năng, tình cảm, tinh thần của mình cho cách mạng nhưng những sáng tác của Người là những tác phẩm nghệ thuật lớn. Tiêu biểu nhất là “ Tuyên ngôn độc lập”- những trang ngời chói và bất tử trong lịch sử dân tộc. Giá trị nhân bảnbiểu hiện sâu sắc và xúc động, mang tính thẩm mĩ cao. Ta cần có những hiểu biết sâu sắc về con người và thơ văn của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, người mở đường cho văn học cách mạng. Sự nghiệp văn học của Người rất đặc sắc về nội dung tư tưởng, phong phú đa dạng về thể loại và phong cách sáng tác. Để thấy rõ hơn những điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Tổ chức dạy học (35 p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :Tìm hiểu chung
Mục tiêu : 
Hiểu về con người và quá trình hoạt động của HCM
Tổ chức thực hiện
GV : cho 3 nhóm thảo luận v/đ
 ( như đề mục) và trình bày có nhận xét, bổ sung, gv chốt lại những nội dung cơ bản, trọng tâm
 1. Nhóm 1: Thảo luận, trình bày: những nét tiêu biểu về cuộc đời NAQ – HCM.
 HS viết trên giấy ý chính -> trình bày.
Kết quả xử lí thông tin 
- GV nhấn mạnh: Ngay từ bé Người đã có ý thức về nỗi đau một dân tộc b5 xâm lược. Dần dần ý thức đó trở thành niềm nung nấu ý chí ra đi tìm đường cứu nước để 1911 trên bến nhà Rồng, Người từ giã đất nước ra đi với hai bàn tay trắng-> xứ sở xa lạ: Pháp, Anh, Mĩ, TQ, LX-> đem ánh sáng-chân lí về cho đất nước. 
 ( liên hệ phần tư liệu )
- HS : lắng nghe và ghi nhận bài
* Kết luận chung :
- GV : nhấn mạnh : HCM “ danh nhân văn hóa- anh hùng giải phóng dân tộc ”
- HS : ghi nhận và khắc sâu tri thức
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu Sự nghiệp văn học của NAQ – HCM.
Mục tiêu :
Hướng dẫn HS đi sâu vào sự nghiệp sáng tác của HCM
Tìm hiểu quan điểm sáng tác 
- Những tác phẩm được gọi là di sản văn học
Tổ chức thực hiện
Thao tác 1:
 - GV : phân nhóm HS tiến hành thảo luận, trình bày quan điểm sáng tác HCM.
* Câu hỏi :
 - Dựa vào SGK + tài liệu, em trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của NAQ-HCM?
 - HS : Suy nghĩ và trả lời
* Kết quả xử lí thông tin :
- GV chốt lại những ý chính, liên hệ bài thơ “ Cảm tưởng đọc thiên gia thi.
 - HCM là người đặt nền mống, mở đường cho nền vh cách mạng. Tuy không nhận mình là nhà văn nhưng Người rất yêu văn nghệ, rồi hoàn cảnh thôi thúc, môi trường XH, thiên nhiên gợi cảm, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu+tài năng nghệ thuật của một tâm hồn chứa chan cảm xúc -> Người đã sáng tác.
 - Thơ Bác có “chất thép” kiên cường của người Cộng sản CM, đồng thời chứa chan tình yêu thương con người, thiên nhiên, hướng tới cái đẹp, giàu cảm xúc nhân hậu, bao dung:
 “ Vần thơ của Bác vần thơ thép
 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” 
( HTT)
- HS : theo dõi và khắc sâu tri thức – ghi lại ý chính
Thao tác 2: Tìm hiểu di sản văn học
- GV chia nhóm : HS thảo luận, trình bày 
- Câu hỏi : Em có nhận xét gì về sự nghiệp sáng tác của HCM? ( Mấy bộ phận ? )
.GV hướng dẫn hs có cái nhìn tổng quát về toàn bộ sự nghiệp sáng tác HCM, chú ý những tp chính
- HS : thực hiện theo nhóm và trả lời
* Kết quả xử lí thông tin :
- GV : nhấn mạnh “ Di sản văn học” của HCM là văn chính luận, truyện kí và thơ
- HS : theo dõi 
Bước 1: GV nêu vấn đề và HS phát biểu:
 + GV: Những bài văn chính luận được Bác viết ra nhằm mục đích gì?
+ HS: Trả lời.
* GV gợi mở thêm vấn đề: 
Nêu những tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của Bác?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
 + GV: Nội dung của những tác phẩm này nêu lên điều gì?
+ HS: Trả lời.
 + GV: Cách viết của Bác như thế nào?
 + HS: Trả lời.
* Kết quả :
 - GV nhấn mạnh
- HS : ghi lại nội dung
Bước 2: GV nêu vấn đề và HS phát biểu
 + GV: Nêu tên những tác phẩm tiêu biểu của Bác?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
- GV chứng minh nét đặc sắc trong truyện kí của HCM qua tác phẩm Vi hành.
+ GV: Nội dung của những tác phẩm này nêu lên điều gì?
+ HS: trả lời.
 + GV: Cách viết của Bác như thế nào?
+ HS: trả lời.
* GV định hướng chung
* Truyện kí: giọng điệu đa dạng-khi thì hùng hồn, khi thì trào phúng mỉa mai,Người có cách nói ý nhị của người Pháp, cái thâm trầm của người Nam.
Bước 3: thơ ca
+ GV: Giới thiệu: Đây là lĩnh vực nổi bật trong di sản văn học của Bác.
 Người đã để lại trên 250 bài thơ và đã được giới thiệu qua các tập thơ:
 o Nhật kí trong tù – 134 bài thơ
 o Thơ Hồ Chí Minh – 196 bài
 o Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh – 36 bài
 Trong số những tác phẩm này, tác phẩm tiêu biểu nhất là Nhật kí trong tù.
 + GV gợi mở vấn đề: Tác phẩm được Bác viết trong khoảng thời gian nào?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
 + GV: Tác phẩm đã ghi lại những gì? Nêu ví dụ một tác phẩm tiêu biểu của Bác?
+ HS: Trả lời.
 + GV: Qua một số bài thơ đã học, em hiểu được những gì về Bác?
+ HS: Trả lời.
 + GV: Nêu một số ví dụ tiêu biểu
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về phong cách nghệ thuật thơ văn của Bác.
 + GV: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh nhìn chung được thể hiện như thế nào ở mỗi thể loại?
+ HS: trả lời.
+ GV: Em có nhận xét gì về cách viết văn chính luận của Bác?
+ HS: Trả lời.
* Thơ ca HCM để lại dấu ấn đậm nét trên thi đàn VN, đặc biệt NKTT
+ GV: Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền được Bác viết bằng hình thức như thế nào?
+ HS: Trả lời.
 Giảng thêm và mở rộng thơ ca: 
 + GV: Ví dụ:
“Hai tay cầm khẩu sung dài,
Ngắm đi ngắm lại bắn ai thế này?”
(Ca binh lính). 
“Thân người chẳng khác thân trâu,
Cái phân no ấm có đâu đến mình”
(Dân cày). 
“Mẹ tôi là một đoá hoa
Thân tôi trong sạch tội là cái bông”
(Ca sợi chỉ). 
 + GV: Những bài thơ viết theo cảm hứng nghệ thuật thể hiện được cách viết như thế nào của Bác?
 + GV: Ví dụ:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
(Rằm tháng giêng). 
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ ví lo nỗi nước nhà”
(Cảnh khuya). 
“Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn..”
(Giải đi sớm)
* Kết luận 
GV khẳng định lại : sự nghiệp thơ văn của Hồ Chí Minh
HS ghi lại ý cơ bản
Hoạt động 3: Tổng kết bài
Mục tiêu 
Giúp HS đánh gái chung và rút ra nhận định về HCM
Tổ chức thực hiện :
 Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học và đọc ghi nhớ
 - GV: Gọi học sinh đọc phần kết luận
- HS: Đọc sách giáo khoa.
* Kết quả :
GV: Chốt lại những nét chính về Hồ Chí Minh
+ Thơ văn của Bác gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành vũ khí đắc lực cho nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ nhân dân chiến đấu và xây dựng.
+ Thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người.
 + Bác thực sự có nhiều tài năng trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật
* Kết luận chung : 
GV gọi HS đọc ghi nhớ
 GV hướng dẫn HS chỉ ra những bài học sâu sắc nhất.
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu
Hướng dẫn HS luyện tập và tìm hiểu về HCM
Vận dụng tri thức bài học để làm BT rèn luyện
Tổ chức thực hiện
- Chia nhóm để làm BT 1 + BT 2
Kết quả
- Thảo luận và giải BT
Kết luận
- GV chốt lại ý chính và hướng dẫn sửa chữa BT cho HS - Định hướng cho HS, uốn nắn rèn luyện diễn đạt cho HS
- HS theo dõi và ghi bài
I. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI:
 - NAQ-HCM ( 19.5.1890 – 2.9.1969 ).
 - Niên thiếu tên Nguyễn Sinh Cung, thời kì hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc.
 - Quê quán: làng Kim Liên ( làng Sen ), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
 - Cha: phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
 - Mẹ: Hoàng Thị Loan.
 - Thưở nhỏ học chữ Hán, lớn lên học chữ quốc ngữ, sau đó dạy học ở trường Dục Thanh ( Phan Thiết ) -> lấy tên Nguyễn Tất Thành.
 - 1911 : Người ra đi tìm đường cứu nước.
 - 1919: Đưa yêu sách của nd Việt Nam về quyền bình đẳng, tự do đến hội nghị Vec-xây.
 - 1920:họp Đại hội Tua, tham gia sáng lập ĐCS Pháp.
 - 1925: Thành lập VN TNCM đồng chí hội, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
 - 3.2.1930: Thành lập ĐCS Việt Nam.
 - 2.1941:Lập mặt trận Việt minh.
 - 8.1945: Người lãnh đạo CM t8 thành công rực rỡ.
 - 2.9.1945: Người đọc TNĐL.
 - 6.1.1946: Người làm chủ tịch nước.
=> NAQ- HCM là “Người anh hùng giải phóng dân tộc VN, nhà văn hóa” (UNESCO). 
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1. Quan điểm sáng tác:
 a) Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người viết:
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
 (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
* Chất thép: tư tưởng tiến bộ, cảm hứng tích cực, tính chiến đấu, tinh thần cách mạng trong văn chương nghệ thuật. Bác khẳng định: “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
 b) Người quan niệm văn chương phải có tính chân thật. Tính chân thật là cái gốc của văn chương xưa nay. ( Tránh lối viết cầu kì, xa lạ, cần thể hiện tinh thần dân tộc của nhân dân).
c) Khi cầm bút, HCM xác định rất rõ: mục đích ( Viết để làm gì?), đối tượng (Viết cho ai?), nội dung (Viết cái gì? ), hình thức ( Viết như thế nào?).
 HCM đặc biệt coi trọng đối tượng thưởng thức văn nghệ - văn chương CM phải hướng về quần chúng nhân dân để phục vụ.
2. Di sản văn học:
a) Văn chính luận:
- Mục đích : đấu tranh chính trị
- Những thập niên đầu thế kỉ XX,Người viết những bài văn chính luận đăng trên báo “ Người cùng khổ” ( Le pana), “ Nhân đạo” ( L Humanite): “Đời sống thợ thuyền”( Lavie ou vriere), Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), * Tuyên ngôn Độc lập (1945)
* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) *Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)
* Di chúc – tp cuối đời.
=> Lí lẽ: vững vàng, xác đáng, đầy sức thuyết phục-> xuất phát từ tình cảm chân thành, tha thiết, dễ đi vào lòng người; Lời văn : ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu tình cảm.
b) Truyện và kí:
- Từ năm 1922->1925, NAQ viết truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp, đặc sắc, sáng tạo, hiện đại. 
- Các tác phẩm tiêu biểu : Pa-ris (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), 
- Nội dung: Vạch trần tội ác tày trời của thực dân Pháp ở các xứ thuộc địa 
- Nghệ thuật :thể hiện sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú,bút pháp đa dạng, độc đáo,nhiều màu sắc.
=> Những tư tưởng sâu sắc được truyền đạt một cách một cách giản dị bằng các hình tượng sắc nét.
c) Thơ ca:
Khoảng 250 bài: NKTT(133 bài), thơ HCM (86 bài), thơ chữ Hán (36 bài). 
* Tập thơ NKTT:
- Hoàn cảnh ra đời: Đây là tập nhật kí bằng thơchu74 Hán, Người viết trong thời gian bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch từ 29.8.1942 -> 10.9.1943
 - Nội dung : Phơi bày mặt trái xấu xa của nhà tù TGT ( 1 XH mục nát, bất công, phi lídc); thể hiện một tâm hồn lớn của HCM ( quan tâm người nghèo khổ bị áp bức, bóc lột, lòng yêu nước thương dân tha thiếtdc); thể hiện nghị lực phi thường, ý chí CM, tinh thần lạc quan vượt lên hoàn cảnh, phong thái ung dung
- Nghệ thuật: thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo:
 + Lời thơ sinh động, phong phú, đa dạng.Chất trào phúng ()
 + Kết hợp tự nhiên bút pháp cổ điển và hiện đại.
3. Phong cách nghệ thuật:
- Văn chính luận: 
+ Ngắn gọn, 
+ Tư duy sắc sảo, 
+ Lập luận chặt chẽ, 
+ Lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, 
+ Giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí: 
+ Mang tính hiện đại, 
+ Thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ 
+ Nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây.
- Thơ ca: 
+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, vừa dễ nhớ vừa dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe
+ Những bài thơ viết theo cảm hứng nghệ thuật: Hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giàu chất trữ tình và tính chiến đấu.
 III. Kết luận: 
 - Nhân cách Đại nhân, đại trí, đại dũng của Bác đã tạo nên chất văn, chất thơ có phong cách đặc biệt của một thiên tài.
 - Giữa con người chính trị và con người văn nghệ bổ sung cho nhau để trở thành con người vĩ đại.
- Ghi nhớ : SGK
IV. Luyện tập.
1. Bài 1.
- Bút pháp cổ điển:
Thiên nhiên được nhìn từ xa, được khắc họa bằng những nét chấm phá, không nhằm ghi lại hình xác mà chỉ cốt truyền được linh hồn tạo vật. Màu sắc cổ điển còn được thể hiện ở phong thái ung dung của nhân vật trữ tình.
- Bút pháp hiện đại:
Thiên nhiên trong bài thơ không tĩnh lặng mà vận động 1 cách khỏe khoắn, hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình không phải là 1 ẩn sĩ mà là chiến sĩ, luôn ở trong tư thế làm chủ hoàn cảnh.
2. Bài 2.
HS trình bày theo sự cảm nhận riêng của bản thân.
4. Củng cố (3 p)
 GV hướng dẫn HS củng cố bài học
 1. Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
 2. Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh?
 3. Những đặc điểm cơ bản trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh
 5. Dặn dò (2 p) 
 Gv hướng dẫn HS chuẩn bị bài và tự học ở nhà
 - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị trước bài: “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”
 Câu hỏi:
Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu lộ ở những phương diện nào?
RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG KIẾN THỨC

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt 4 - văn 12 Tuần 2- IN rồi.doc