Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 37: Nhàn

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 37: Nhàn

A. Mục tiêu bài học

 Giúp hs

- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống ,nhân cách của nguyễn bỉnh khiêm :cuộc sống đạm bạc nhân cách thanh cao trí tuệ sáng suốt,uyên thâm

- Biết cách đọc hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý,thâm trầm,thấy được vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng việt:mộc mạc tự nhiên mà ý vị

- Hiểu được quan niệm sống nhàn của tg,từ đó càng thêm kính trong NBK

- Bồi dưỡng ty thiên nhiên đất nước tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân

B. Phương tiện thực hiện

 - SGV,SGK

 - Thiết kế bài học

C. Cách thức tiến hành

 GV tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận,trả lời các câu hỏi

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 37: Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 17/11
 Ngày dạy: tuần 13
 Tiết ppct:37
 Nhàn
 Nguyễn Bỉnh Khiêm 
A. Mục tiêu bài học
 Giúp hs
- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống ,nhân cách của nguyễn bỉnh khiêm :cuộc sống đạm bạc nhân cách thanh cao trí tuệ sáng suốt,uyên thâm
- Biết cách đọc hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý,thâm trầm,thấy được vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng việt:mộc mạc tự nhiên mà ý vị
- Hiểu được quan niệm sống nhàn của tg,từ đó càng thêm kính trong NBK
- Bồi dưỡng ty thiên nhiên đất nước tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân
B. Phương tiện thực hiện
 - SGV,SGK
 - Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
 GV tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận,trả lời các câu hỏi
D. Tiến trình tổ chức dạy học
1.Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ
3,Bài mới
 Sống gần trọn thế kỉ XVI NBK đã chứng kiến biết bao điều ngang trái trong các triều đại phong kiến VN Lê- Mạc -Trịnh.Xót xa hơn ôbg thấy sự băng hoại của đạo đức con người.
 Khi làm quan ông dâng sớ xin chém 18 tên nịnh thần .Vua không nghe ông cáo quan về quê sống tại quê nhà với triết lí:
 Nhàn một ngày là tiên một ngày.
 Để hiểu quan niệm sống nhàn của ông ta tìm hiểu bài thơ Nhàn 
Hoạt động của Gv và Hs
Yêu cầu cần đạt
I,Tìm hiểu chung
(HS đọc phần tiểu dẫn)
1.Tiểu dẫn
- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
+ Về nguồn gốc
+ Quá trình trưởng thành của nbk?
- Về sự nghiêp văn chương 
2,Văn bản
 GV luyện đọc
Vị trí của bài thơ
Giải nghĩa từ khó
Bố cục?
II.Đọc hiểu
1.Hai câu đầu
- Nội dung 2 câu thơ đầu thể hiện hoàn cảnh tâm trạng của tg như thế nào?Cách dùng số từ nhịp điệu có gì đáng chú ý?
- Hai tiếng “thơ thẩn” cùng với” dầu ai vui thú nào” gợi ra ý gì?
2.Bốn câu tiếp
- 4 câu này thể hiện nội dung gì?
- Em hãy phân tích 4 câu trên để làm rõ nội dung trên đây đã xác định(câu 2)
- Các sinh vật trong sinh hoạt có gì đáng chú ý?
Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của NBK như thế nào?
3.Hai câu cuối
- Nội dung 2 câu thơ cuối
* Củng cố
 Phần tiểu dẫn trình bày sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của NBK
+ Nguồn gốc:
Sinh 1491 mât 1585.Quê làng Trung Am nay thuộc xã Lí Học huyện Vĩnh Bảo ngoại thành Hải Phòng,
+Trưởng thành
Năm 1535 đỗ trạng nguyên làm quan dưới triều Mạc.Ông sống thẳng thắn cuơng trực.Ông dâng sớ xin chém 18 tên lộng thần không được ông cáo quan về quê.Lập am Bạch Vân dạy học.Học trò có nhiều nguời nổi tiếng như Nguyễn Hàng,Nguyễn Dữ,Phùng Khắc Khoan.Ông được người đời suy tôn là Tuyết Giang phu tử( người thầy sông tuyết)
Vua Mạc,Chúa Trịnh nhiều lần đến hỏi ông việc triều chính ông đều mách bảovới mục đích hạn chế chiến tranh chết chóc,
- Ông để lại 700 bài thơ chữ hán trong Bạch Vân am thi tập
- 170 bài chữ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi
- Nội dung thơ văn NBK mạng đậm triết lí giáo huấn ngợi ca chí của kẻ sĩ,thú thanh nhàn,đồng thời phê phán thói đời đen bạc.
Bạch vân quốc ngữ thi
SGK
Thơ Đường thường có bố cục
+Đề thực luận kết
+4/4
+2/4/2
Bài thơ này có bố cục 2/4/2
Hai câu thơ đầu
 Một mai một cuốc một cần câu
 Thơ thẩn dầu ai vui thú nào?
+ Mai,cuốc dụng cụ dùng xới đất
 +Cần câu: dùng để bắt cá
 + Thơ thẩn dầu ai:dù ai có vui thú cách nào cũng mặc,ta cứ thơ thẩn theo cáhh của ta
 =>Hai câu thơ thể hiện quan niệm cách sống nhàn tản.Đó là sống không vất vả cực nhọc
Nhịp điệu 2/2/1/2 ở câu thơ đầu diễn tả trạng thái ung dung trong những việc hàng ngày.(lao động vui chơi)
Ba chữ “một” trong câu thơ thấy nhu cầu cuộc sống của tg chẳng có gì cao sang.Thật là khiêm tốn.
- Hai tiếng “thơ thẩn “gợi ra trạng thái thảnh thơi của con người .Đó là một con người vô sự ,trong lòng không bận chút cơ mưu tự dục.Mấy tiếng “dầu ai vui thú nào’ thể hiện không bận tâm tới lối sống bon chen chạy đua với danh lợi.Khẳng định lối sống mà mình đã lựa chọn.
- Bốn câu thơ thể hiện:không quan tâm tới xh chỉ lo an nhàn bản thân,sống hoà nhập với thiên nhiên.
- Hai tiếng ta dại người khôn khẳng định phương châm sống của tg.Pha chút mỉa mai với người khác.Ta dại có nghĩa là ta ngu dại.Đây là cái ngu dại của người đại trí.Người xưa có câu:
 Đại trí như ngu
Nghĩa kà người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang,bề ngoài xem ra rất ngu ngơ.Cho nên khi nói ta dại cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu căng với cuộc đời
+ Tìm nơivắng vẻ không phải là xa lánh cuộc đời mà là tìm nơi mình thấy thích tú thoải mái.
+ Chốn lao xao là nơi vụ lợi,giành giật hãm hại nhau.Rõ ràng NBK có cách sống nhàn là xa lánh không quan tâm tới xh,chỉ quan tâm tới bản thân.Đặc biệt sống hào nhập với thiên nhiên.
 Thu ăn măng trúc,đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao
Nhịp thơ của 2 câu là 1/3/1/2 nhịp một nhấn mạnh vào các mùa trong năm ăn tắm đều thích thú.Mùa nào thức ấy.
 =>Cách sống nhàn là hoà hợp với thiên nhiên
-Măng trúc giá hồ sen aotất cả đều rất gần gũi với cuộc sống lao động đời thường.Đó là cuộc sống quê mùa chất phác,sinh hoạt dạm bạc nhưng đó là thú nhàn,là cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên của con người.Từ cuộc sống đó toả ra ánh sáng nhân cách.
- Hai câu cuối mượn điển tích xưa song tính chất bi quan của điển tích mờ đi mà nổi lên ý nghĩa coi thường phú quý.Lại một lần nữa NBK tìm ra lối sống cho riêng mình
Tham khảo phần ghi nhớ Sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docTong quan van hocc Viet Nam.doc