Giáo án Lịch sử 12 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Loan

Giáo án Lịch sử 12 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Loan

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta.

- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó.

- Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

2. Thái độ:

- Bồi dưỡng HS lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc

- Trân trọng sự hy sinh dũng cảm các chiến sĩ cách mạng tiền bối đã tranh đấu cho độc lập dân tộc.

3. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp phân tích, nhận xét đánh giá sao sánh những sự kiện lịch sử những nhân vật lịch sử

- Kĩ năng sử dụng bản đố van tranh ảnh lịch sử; biết tường thuật một sự kiện lịch sử.

4. Định hướng phát triển năng lực.

- Phát triển cho học sinh năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử Việt Nam (1858-1918)

- Tranh ảnh, lược đồ cho bài tổng kết

- Dùng các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi lịch sử giúp hs ôn lại kiến thức đã học.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút)

* Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918. Qua đây học sinh có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi, nhưng không thể trả lời đầy đủ về những sự kiện nổi bật của lịch sử Việt Nam 1858-1918. Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài ôn tập Lịch sử Việt Nam 1858-1918.

* Phương thức:

 - GV giao nhiệm vụ cho HS: Chương trình lịch sử lớp 11, các em đã được học phần Lịch sử Việt Nam 1858-1918. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau:

Câu 1. Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp?

Câu 2. Đặc điểm của phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?

* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.

 

doc 168 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 12 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/08/2019
Ngày dạy: 
Tiết số: 01
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững lại những kiến thức cơ bản của Lịch sử thế giới cận đại về châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ giữa thế kỉ XIX -> đầu thế kỉ XX. Về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và kết cục của nó. Về những thành tựu văn hoá thời cận đại.
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thông hoá kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, lập bản thống kê. 
3. Tư tưởng
- Củng cố một số tư tưởng cơ bản được tiến hành giáo dục ở các bài. 
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Phát triển cho học sinh năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đại
- Tranh ảnh, lược đồ cho bài tổng kết
- Dùng các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi lịch sử giúp hs ôn lại kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP ( 5 phút)
* Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về những sự kiện của lịch sử thế giới cận đại. Qua đây, HS có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi. Giáo viên thông qua bài học nhằm củng cố cho các em những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử thế giới cận đại; đây chính là nền tảng để các em tiếp thu phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000).
* Phương thức: 
 - GV giao nhiệm vụ cho HS: Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản?
Câu 2. Vì sao sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản lại tiến hành cách mạng công nghiệp? Vì sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra sớm nhất ở Anh? 
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
- Phần lịch sử thế giới cận đại từ cách mạng Hà Lan đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga có những nội dung:
 + Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
 + Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
Để hiểu rõ các nội dung trên bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đã học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại (Thời gian: 15 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: HS xác định những sự kiện lịch sử cơ bản của lịch sử thế giới thời cận đại.
- Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử
+ Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình)
+ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, phim tư liêu)
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
2. Hình thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS 
(Phương thức)
Nội dung, yêu cầu cần đạt
(Gợi ý sản phẩm)
* Hoạt động: Cá nhân 
- GV hướng dẫn HS xác định những sự kiện lịch sử cơ bản của thời cận đại.
- HS trả lời:
 + Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. 
- Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
- Mâu thuẫn của các nước đế quốc dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- GV phát phiếu học tập cho học sinh lập bảng hệ thống về các sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại (theo mẫu )
Thời gian
Sự kiện –nội dung cơ bản
Kết quả, ý nghĩa
- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. 
- Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
- Mâu thuẫn của các nước đế quốc dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
HOẠT ĐỘNG 2: Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại (Thời gian: 20 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: HS xác định những sự kiện lịch sử cơ bản của thời cận đại.
- Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử
+ Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình)
+ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, phim tư liêu)
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
2. Hình thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS 
(Phương thức)
Nội dung, yêu cầu cần đạt
(Gợi ý sản phẩm)
* Hoạt động: Cá nhân 
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản?
- HS trả lời
 + Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất TBCN với quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời.
 + Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản ở từng nước khác nhau.
-GV: Lãnh đạo, động lực của các cách mạng tư sản?
- HS trả lời
 + Lãnh đạo chủ yếu là giai cấp tư sản. 
 + Động lực CM: quần chúng nhân dân. 
- GV nhắc lại: CM tư sản Anh: tư sản, quí tộc mới; CM tư sản Pháp: tư sản; Chiến tranh giành độc lập: Tư sản, chủ nô.
- GV nêu câu hỏi: Hình thức diễn biến của các cuộc CMTS như thế nào? Hãy dẫn chứng?
- HS trả lời:
 - GV: Kết quả, tính chất, ý nghĩa, hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản?
- HS trả lời: 
 + Lật đổ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định.
 + Tính chất đều là CMTS nhưng mức độ triệt để và hạn chế khác nhau.
a/ Thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản 
- Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất TBCN với quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời.
- Nguyên nhân trực tiếp có sự khác nhau ở từng nước
- Động lực CM: quần chúng nhân dân
- Lãnh đạo CM: chủ yếu là giai cấp tư sản hoặc quí tộc tư sản hoá.
- Hình thức diễn biến của các cuộc CMTS không giống nhau (có thể là nội chiến, chiến tranh giành độc lập, cải cách...)
- Kết quả: Lật đổ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho CNTB.
- Hạn chế: Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng,...
- Hạn chế riêng ( tuỳ vào mỗi cuộc cách mạng). Chỉ có cách mạng Pháp thời kỳ chuyên chính Giacôbanh đã đạt đến đỉnh cao của cách mạng nên cuộc cách mạng này còn có tính triệt để nhưng vẫn còn hạn chế)
* Hoạt động: Cả lớp
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Vì sao sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản lại tiến hành cách mạng công nghiệp? Vì sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra sớm nhất ở Anh? 
Về hệ quả của cách mạng công nghiệp, GV hướng dẫn HS nhận thức hai mặt quan trọng: sự phát minh máy móc, đẩy mạnh sản xuất làm cơ sở cho việc giữ vững, phát triển chủ nghĩa tư bản và sự phân chia xã hội thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau - giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. 
b/ Cách mạng công nghiệp Anh và quá trình công nghiệp hoá ở châu Âu vào thế kỉ XIX
- CM công nghiệp khởi đầu ở Anh, sau đó la Pháp, Đức, Mĩ.
- Hệ quả của CMCN
 + Sự phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất làm cơ sở cho việc giữ vững và phát triển chủ nghĩa tư bản.
 + Xã hội phân chia thành 2 giai cấp TS và VS đối lập nhau.
* Hoạt động: Thảo luận nhóm
- GV chia lớp làm 4 nhóm và đưa câu hỏi cho các em thảo luận.
 + Nhóm 1: Sự phát triển KT của các nước Anh, Pháp trong những năm 1850 -1860 thể hiện ở những điểm nào?
 + Nhóm 2: Vì sao vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, các nước Mĩ, Đức phát triển vượt Anh, Pháp?
+ Nhóm 3: Những thành tựu về khoa học-kĩ thuật?
 + Nhóm 4: Tình hình và đặc điểm của CNĐQ ở các nước Anh, Đức, Pháp, Nhật, Mĩ?
+ Nhóm 1: Sự phát triển KT của các nước Anh, Pháp trong những năm 1850-1860 thể hiện ở sự kiện chuyển sang giai đoạn ĐQCN.
+ Nhóm 2: Những thập niên cuối của thế kỉ XIX, các nước Mĩ, Đức phát triển vượt Anh, Pháp là do ứng dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sx (thể hiện qui luật phát triển không đều).
+ Nhóm 3: Những thành tựu về khoa học kĩ thuật trong các lĩnh vực...
+ Nhóm 4: Đặc điểm của CNĐQ trong CN, tài chính, ngân hàng.
- Mỗi đq còn có đặc điểm riêng. 
c/ Sự phát triển của CNTB ở các nước lớn Âu-Mĩ vào những năm 1850-1870, sự tiến bộ của khoa học-kĩ thuật vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX và việc các nước tư bản Au- Mĩ chuyển sang giai đoạn ĐQCN
- Sự phát triển KT của các nước Anh, Pháp trong những năm 1850-1860 thể hiện ở sự kiện chuyển sang giai đoạn ĐQCN.
- Những thập niên cuối của thế kỉ XIX, các nước Mĩ, Đức phát triển vượt Anh, Pháp là do ứng dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sx (thể hiện qui luật phát triển không đều).
- Những thành tựu về khoa học-kĩ thuật.
- Tình hình và đặc điểm của CNĐQ ở các nước Anh, Đức, Pháp, Nhật, Mĩ.
d/ Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản 
 + Giai cấp VS >< TS.
 + Đq >< đq.
 + Người nghèo >< người giàu. 
 + Các tập đoàn tư bản...
 + Nhân dân các nước thuộc địa >< đq.
* Hoạt động: Cá nhân
- Lập niên biểu về phong trào công nhân thế giới từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.? 
* Phong trào công nhân thế giới
Thời gian
Nơi diễn ra
Mục đích
Kết quả
ý nghĩa
* Hoạt động 7: cả lớp.
Về Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. 
- ở phần này, GV hướng dẫn HS nhận thức những vấn đề cơ bản, qua trao đổi và thực hiện các câu hỏi và bài tập sau: 
- Vì sao các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước phương Đông? (do yêu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản) 
e/ Phong trào công nhân 
- Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời (hoàn cảnh, nội dung).
- Phong trào công nhân đầu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
g/ Phong trào đấu tranh chống CNTD 
- Do yêu cầu phát triển của CNTB...
- Chế độ thống trị của CNTB được thiết lập ở các nước thuộc địa và phụ thuộc (những nét lớn về kinh tế, chính trị, xã hội)
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh mang những đặc điểm chung (giai cấp thống trị phong kiến, phong trào đấu tranh, nguyên nhân thất bại, hình thức đấu tranh)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút)
* Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức mà học sinh đã được học về phần LSTGCĐ.
* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
- Lựa chọn phương án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Cách mạng tháng Hai
C. Cách mạng tháng Mười
D. Luận cương tháng tư
Câu 2. Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?
A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản
C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức
D. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền
Câu 3. Liên Xô là cụm từ viết tắt của
A. Liên bang Xô viết
B. L ... iến chính, kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Hiểu rõ âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc. Ý nghĩa chiến thắng Việt Bắc của quân và dân ta đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng so sánh, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện.
3. Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện lịch sử
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
- Hình thức : Trắc nghiệm 100% 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ.
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Nước Mỹ
Trình bày những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mỹ giai đoạn 1945-1973.
Trình bày Sự phát triển của kinh tế Mỹ giai đoạn 1945 đến 1973 trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, giao thông vận tải
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
25% x 3 =0,75điểm
75% x 3 = 2,25điểm
Số câu: 1
3 điểm=30%
2. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Trình bày những chủ trương, biện pháp của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giải quyết những khó khăn về đối nội của đất nước sau năm 1945.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
100% x 4 = 4 điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
4 điểm=40 %
3. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (1946-1950)
Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc. 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
75% x 3 = 2,25điểm
25% x 3 = 0,75 điểm
Số câu
Số điểm 
Số câu
Số điểm 
Số câu: 1
3 điểm= 30 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1/4 +1+2/3
Số điểm: 7 điểm
70 %
Số câu: 2/3+1/3
Số điểm:3 điểm
30%
Số câu: 3
Số điểm :10
100%
IV. RA ĐỀ KIỂM TRA.
Câu 1: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:
Mĩ - Anh - Pháp. 	
Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
 Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Câu 2: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?
 A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa
 B.Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp
 C. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam
 D. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 3: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là:
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công.
Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
Đọc luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
Câu 4: Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
 A. Trận đánh ở Cao Bằng B. Trận đánh ở Đông Khê
 C.Trận đánh ở Thất Khê D. Trận đánh ở Đình Lập
Câu 5. Đồng tiền chung (EURO) được chính thức đưa vào sử dụng ở nhiều nước EU vào:
 A. Ngày 1/1/1993. B. Ngày 1/1/1999 
 C. Ngày 1/1/ 2000. D. Ngày 1/1/2002.
Câu 6: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt bắc là gì?
Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
Bộ đội ta được trưởng thành lên trong chiến đấu.
Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên địch.
Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu 7: “Kế hoạch Mác – san” (1948) còn được gọi là:
Kế hoạch phục hưng châu Âu
Kế hoạch khôi phục châu Âu
Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu
Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu
Câu 8: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là:
 A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản
 B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để
 C.Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc
 D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc .
Câu 9. Quan hệ EU - Việt Nam được thiết lập vào năm nào?
 A. Năm 1995. B. Năm 1990. C. Năm 1991. D. Năm 1992. 
Câu 10: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên Giới – thu đông 1950 là
Đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Khai thông biện giới Việt Trung với chiều dài 750km..
Nối liền căn cứ địa việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV.
Ta đã giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu 11: Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là?
 A. Kennơđi	B. Nichxơn C. Clintơn 	D. G. Bush
Câu 12: Vào thời gian nào, Nguyễn Ái Quốc rời Pari đi Liên Xô:
Tháng 6 năm 1922
Tháng 6 năm 1923
Tháng12 năm 1923
Tháng 6 năm 1924
Câu 13: Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm mục đích
Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.
Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung
Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.
Bảo vệ thủ đô Hà Nội.
Câu 14: Thời gian ở Liên Xô 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các báo:
Đời sống nhân dân
Báo Nhân đạo, báo Sự thật
Tạp chí thư tín quốc tế, báo Sự thật
Tạp chí thư tín quốc tế
Câu 15: Khối quân sự NATO là tên viết tắt của:
 A. Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á. 
 B. Khối quân sự ở Nam Thái Bình Dương.
 C. Khối quân sự ở Trung Cận Đông. 
 D. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
Câu 16. Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là
 A. Mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ 
 B. Đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu
 C. Đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học 
 D. Khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc
Câu 17: Được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn - mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai vào ngày:
15/9/1945
23/1/1940
23/9/1945.
23/9/1946
Câu18 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu vào thời gian:
Ngày 8-9-1945
Ngày 18-12-1946
Ngày 18-12-1946
Ngày 19-12-1946
Câu 19: Nguyên nhân quan trọng giúp nền kinh tế Nhật đạt mức “thần kì” sau chiến tranh là 
 A. Áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật
 B. Vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước 
 C. Các công ty Nhật Bản có tầm nhìn xa, quản lý tốt, biết len lỏi vào thị trường thế giới 
 D. Yếu tố con người được nhà nước Nhật Bản quan tâm, đầu tư hàng đầu. 
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
 A. Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxay
 B. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
 C.Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 
 D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari 
Câu 21: Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt nam trong Đông xuân 1953-1954 là tiến công vào:
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp.
Những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
Điện Biên Phủ trung tâm của kế hoạch quân sự Na va.
Toàn bộ chiến trường Việt Nam, Lào, Camphuchia.
Câu 22: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động 
B.Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi 
Câu 23. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài duy nhất của thế giới trong thời gian nào?
 A .Từ 1945 đến 1975	B. Từ 1950 đến 1975. 
C. Từ 1975 đến 1991	D. Từ 1991 đến 2000.
Câu 24: Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ
Chiến dịch Việt Bắc 1947.
Chiến dịch Biên Giới 1950
Chiến dịch Quang Trung 1951.
Chiến dịch Hoà Bình 1952.
Câu 25: Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là:
Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước
 Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước
 Đi sang Châu Mĩ tìm đường cứu nước
 Đi sang Châu Phi tìm đường cứu nước
Câu 26: Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định của Đảng và chính phủ toàn quốc kháng chiến chống Pháp?
 A Hội nghị Đà Lạt không thành công(18 - 5 1946)
 B. Hội nghị Phôngtennơblô
 C. Pháp chiếm Hải Phòng(11 - 1946)
 D. Tối hậu thư của Pháp ngày 18 - 12 - 1946 đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng
Câu 27. Sau 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là?
Tưởng.
Anh.
Pháp
Nhật
Câu 28: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?
 A. Từ chủ nghĩa yêu nước đền với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
 B. Thành lập hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
 C.Hợp nhất ba tổ chức cộng sản
 D. Khởi thảo cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng
Câu 29: Từ năm 1951, Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi mới là?
Đảng cộng sản Việt Nam.
Việt Nam cộng sản Đảng.
Đảng Lao Động Việt Nam
Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 30: Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950:
A. “Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch”
B. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”
C. “Tất cả cho chiến dịch để chiến thắng”
D. “Tất cả để đánh giặc Pháp xâm lược”
Câu 31: Đặc điểm của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 là gì?
Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam. 
Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam
Quá trình chuẩn bị thực hiện chủ trương “ Vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam. 
Câu 32: Chiến dịch Biên Giới bắt đầu vào thời gian nào? Ở đâu?
Ngày 16/9/1950 – Đông Khê..
Ngày 16/9/1950 – Thất Khê.
Ngày 6/9/1950 – Đông Khê...
Ngày 6/9/1950 – Thất Khê.
Câu 33: Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?
 A. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, con đường cách mạng vô sản
 B. Người đã trình bày trước Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V lập trường, quan điểm về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa.
 C. Người đã tiếp nhận đựơc ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và đã có công truyền bá vào nước ta..
 D. Sau những năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài Nguời đã hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực dân
V. ĐÁP ÁN 
1 C
2A
3D
4 B
5D
6D
7A
8A
9B
10D
11C
12B
13B
14C
15D
16A
17C
18D
19D
20B
21B
22A
23A
24B
25A
26D
27C
28A
29C
30D
31A
32A
33A
VI. CHẤM, TRẢ BÀI KIỂM TRA, RÚT KINH NGHIỆM
................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_12_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_p.doc