Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 4: Amin. Aminoaxit. Protein - Tiết 1: Amin - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Nhung

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 4: Amin. Aminoaxit. Protein - Tiết 1: Amin - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Nhung

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

* Học sinh biết:

- Khái niệm, đồng phân, phân loại và gọi tên các amin.

- Tính chất vật lí của amin.

* Học sinh hiểu:

- Cách gọi tên amin theo gốc - chức, theo tên thay thế.

- Cách viết đồng phân amin.

* Học sinh vận dụng:

- Gọi tên các amin bất kỳ, xác định các bậc của amin, so sánh nhiệt độ sôi của ancol với amin có cùng số C.

- Viết được các công thức amin, các đồng phân amin.

- Giải thích được một số hiện tượng như cá có mùi tanh, thuốc lá gây nghiện.

- Vận dụng để giải các bài toán định lượng có kiến thức liên quan

b. Kỹ năng

- Nhận dạng các hợp chất amin.

- Viết chính xác công thức cấu tạo và gọi tên các amin theo tên gốc- chức và tên thay thế.

- Nhận biết các amin có phân tử khối nhỏ và amin thơm.

- Liên hệ thực tế thực tiễn .

c. Thái độ

- Tin tưởng vào khoa học, thái độ hợp tác nghiêm túc, tư duy sáng tạo, tìm tòi và ham học hỏi.

- Giúp học sinh hình thành thái độ tích cực trong học tập, hứng thú với môn hóa học.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động tìm tòi, nghiên cứu.

- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực quan sát, phân tích và ứng dụng kiến thức liên hệ thực tiễn.

- Năng lực tự học.

 

docx 10 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 4: Amin. Aminoaxit. Protein - Tiết 1: Amin - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
-----š›&š›-----
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY 
Giáo viên hướng dẫn:	TS. Nguyễn Thị Kim Ánh
Sinh viên thực tập : Phạm Thị Nhung Lớp : Sư phạm Hóa K39
SV của trường ĐH :	Quy Nhơn Năm học : 2019-2020
Ngày soạn :	03/10/2019 Thứ/ngày thực hiện: Thứ 6/04-10-2019
Tiết thực hiện :	5 Lớp 	 : 12A1
Chủ đề 4: AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN
A. AMIN (tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
* Học sinh biết:
- Khái niệm, đồng phân, phân loại và gọi tên các amin.
- Tính chất vật lí của amin.
* Học sinh hiểu:
-  Cách gọi tên amin theo gốc - chức, theo tên thay thế.
- Cách viết đồng phân amin.
* Học sinh vận dụng:
- Gọi tên các amin bất kỳ, xác định các bậc của amin, so sánh nhiệt độ sôi của ancol với amin có cùng số C.
- Viết được các công thức amin, các đồng phân amin.
- Giải thích được một số hiện tượng như cá có mùi tanh, thuốc lá gây nghiện.
- Vận dụng để giải các bài toán định lượng có kiến thức liên quan
b. Kỹ năng
- Nhận dạng các hợp chất amin.
- Viết chính xác công thức cấu tạo và gọi tên các amin theo tên gốc- chức và tên thay thế.
- Nhận biết các amin có phân tử khối nhỏ và amin thơm.
- Liên hệ thực tế thực tiễn .
c. Thái độ
- Tin tưởng vào khoa học, thái độ hợp tác nghiêm túc, tư duy sáng tạo, tìm tòi và ham học hỏi.
- Giúp học sinh hình thành thái độ tích cực trong học tập, hứng thú với môn hóa học.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động tìm tòi, nghiên cứu.
- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực quan sát, phân tích và ứng dụng kiến thức liên hệ thực tiễn.
- Năng lực tự học.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên 
- Giáo án, SGK
- Hệ thống câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá.
- Phiếu học tập.
-Bộ câu hỏi định hướng:
+ Amin là gì? Phân loại như thế nào? Gọi tên ra sao? Thế nào là bậc amin?
+ Tính chất vật lý ra sao?
2. Học sinh 
 - Chuẩn bị nội dung bài amin và các nội dung có liên quan.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động 1: Tình huống khởi động
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 Giới thiệu chuyên đề Amin- Aminoaxit- Protein
 Giới thiệu nội dung 
Amin
Phát triển năng lực tư duy logic, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
-GV: đưa ra một số hình ảnh về các hoạt động thường ngày của con người, liên quan đến tiêu tốn năng lượng từ đó liên hệ cần bổ sung thực phẩm cho cơ thể mỗi ngày. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi gợi mở” hằng ngày các em ăn gì?” “ các thực phẩm đó chứa hợp chất gì?”
- GV: đặt vấn đề “Vì sao cá có mùi tanh, thuốc lá thì gây nghiện ”. giới thiệu phần A. Amin
- Sản phẩm:
Câu trả lời của HS: cá, thịt, trứng, rau củ, uống sữa. Các chất đó có chứa Amin, Aminoaxit, Protein.
-Đánh giá kết quả của học sinh thông qua câu trả lời của HS, GV biết HS có được kiến thức nào từ đó chỉnh sửa, bổ sung.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả
-HS biết được, nêu được khái niệm, cách phân loại, đồng phân và gọi tên amin.
-Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực quan sát.
a) Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, đồng phân và danh pháp.
*Khái niệm Amin:
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 trong vòng 1 phút, bằng cách hoạt động thảo luận nhóm.
- GV cho học sinh quan sát sự hình thành phân tử amin khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
* Phân loại amin
GV: đặt câu hỏi gợi mở giúp HS tìm hiểu phân loại amin:
Có mấy cách phân loại amin? 
Ứng với mỗi cách thì amin chia thành mấy loại? Nêu ví dụ?
GV cho HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời trên. Sử dụng phương pháp khăn trải bàn.
* Đồng phân
- GV yêu cầu học sinh liệt kê các loại đồng phân đã học từ đó nêu số loại đồng phân amin. Nêu một số ví dụ cho từng loại đó.
- GV cho HS áp dụng để làm bài tập trắc nghiệm nhỏ “ Viết tất cả các đồng phân amin của C4H11N”. GV chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1 viết đồng phân amin bậc 1, nhóm 2 viết đồng phân amin bậc 2, nhóm 3 viết đồng phân amin bậc 3. Các nhóm có 2 phút đề hoàn thành yêu cầu.
*Danh pháp
- GV cho bảng có 1 số amin, yêu cầu HS tìm hiểu SGK gọi tên các amin đó và rút ra quy luật gọi tên chung.
-GV chia lớp thành 2 dãy: Dãy số 1 gọi tên amin theo danh pháp gốc – chức, dãy số 2 gọi tên amin theo danh pháp thay thế. Các dãy có 1 phút thảo luận và cử 1 thành viên lên bảng hoàn thành các tên gọi các amin.
-GV yêu cầu 1 HS của mỗi nhóm nêu lên quy luật gọi tên các amin theo tên gốc – chức và tên thay thế.
b) Nội dung 2: Tính chất vậy lý của amin
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập trên bảng.
HS dựa vào SGK hoạt động nhóm ghép chữ với số sao cho phù hợp .
I. Khái niệm, phân loại, đồng phân và danh pháp.
1. Khái niệm.
- Sản phẩm: HS báo cáo kết quả hoạt động của phiếu học tập số 1: nêu được sự khác nhau của amin với NH3, phát biểu khái niệm amin.
Amin là hợp chất hữu cơ thu được khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
Ví dụ: CH3NH2, C2H5NHCH3, (CH3)3N,...
-Đánh giá kết quả hoạt động: thông qua kết quả hoạt động nhóm và câu trả lời của HS, GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chỉnh sửa để hoàn thiện khái niệm amin.
2. Phân loại.
- Sản phẩm: HS nêu được phân loại amin dựa theo gốc hidrocacbon và bậc amin. 
* Theo gốc hidrocacbon:
- Amin không thơm:
+ Amin no: CH3NH2, C2H5NH2,...
CTTQ amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N (n>0)
+ Amin không no: C3H7N, C4H9N,...
Amin thơm: C6H5NH2, C6H5NHCH3,...
CTTQ amin thơm đơn chức: CnH2n-5N (n>5)
Amin dị vòng: pirolidin,...
*Theo bậc amin:
- Bậc amin là số nguyên tử H bị thay thế hay số gốc hidrocacbon gắn trực tiếp với N.
- Bậc 1: RNH2 (CH3NH2, C2H5NH2,...)
- Bậc 2: RNHR’ (CH3NHCH3, C2H5NHCH3,...)
- Bậc 3: R1N(R2)R3 ((CH3)3N,...)
GV đánh giá sản phẩm thông qua câu trả lời của học sinh, từ đó chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện nội dung bài học.
3.Đồng phân
-Sản phẩm là các câu trả lời của HS về các đồng phân amin, bảng nhóm viết các đồng phân của C4H11N.
Đồng phân mạch C
Đồng phân vị trí nhóm amin
Đồng phân bậc amin
-GV đánh giá kết quả thông qua kết quả thảo luận nhóm, và câu trả lời của HS từ đó biết được kiến thức mà HS hiểu đúng, sai và điều chỉnh, góp ý, hoàn hiện kiến thức.
4. Danh pháp
-Sản phẩm từ kết quả hoạt động nhóm và câu trả lời của học sinh về tên thay thế, tên gốc – chức của các amin đã cho từ đó rút ra quy luật gọi tên.
a) Tên gốc – chức:
Tên gốc HC (ankyl)+ amin
Ví dụ: CH3NH2 có tên là metylamin,...
b) Tên thay thế:
Tên HC (ankan)+ số chỉ vị trí nhóm amin+ amin
Ví dụ: CH3CH2CH2NH2: propan-1-amin,...
C6H5NH2 có tên thường là anilin.
-GV đánh giá kết quả qua câu trả lời của HS, bảng nhóm, qua hoạt động nhóm, quan sát gải đáp thắc mắc của HS.
II. Tính chất vật lý
Sản phẩm: HS trao đổi đáp án, nhận xét đánh giá lẫn nhau, và tự rút ra nội dung bài học.
Metylamin, đimetylamin, etylamin, trimetylamin là những chất khí, không màu, mùi khó chịu, độc, tan nhiều trong nước.
Các amin có phân tử khối lớn hơn có thể ở trạng thái lỏng và rắn độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng phân tử khối
Các amin thơm (anilin) là chất lỏng hoặc rắn, không màu, rất độc, ít tan trọng nước, dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí thành màu đen.
GV đánh giá thông qua quá trình hoạt động nhóm, nhận xét thành viên tích cực, hướng dẫn HS hướng tới kiến thức cần nắm vững, bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả
- Củng cố sâu sắc, khắc sâu kiến thức đã học về khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý của amin.
-Phát triển năng lực:
+Năng lực tựu học.
+Năng lực hợp tác.
+Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+Năng lực tư duy logic.
+Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Hoạt động chung cho cả lớp.
GV mời HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.
GV cho học sinh thảo luận theo cặp để giải các bài toán định lượng và định tính.
-Sản phẩm: câu trả lời của học sinh qua các đáp án, bài giải các bài tập định lượng và định tính.
- Đánh giá kết quả: thông qua câu trả lời, qua cách hoạt động nhóm, qua quan sát, nhận xét, góp ý, bổ sung và chỉnh sửa những kiến thức học sinh hiểu chưa đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tòi mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học, để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn, bài tập
GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi:
Tại sao cùng số C nhưng C2H5OH lại có nhiệt độ sôi cao hơn C2H5NH2?
Các cách khử mùi tanh của cá?
Tìm hiểu tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế amin?
-Sản phẩm: HS hoạt động trao đổi, rèn khả năng nghiên cứu và làm bài tập đã cho.
- GV cho HS báo cáo kết quả vào đầu giờ cuả buổi học sau.
-GV: kịp thời khích lệ, động viên cho HS.
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
Mức độ biết
Chất nào sau đây là amin?
C6H6	B. C2H5OH	C. C2H5NH2	D. CH3COOH
Amin bậc 1 là:
CH3OH	B. CH3NH2	C. CH3NHCH3	D. (CH3)3N
Amin có mấy loại đồng phân amin?
2	B. 3	C. 1	D. 4
Số cách phân loại amin?
1	B. 2 	C. 3 	D. 4
Mức độ thông hiểu
C2H5NHCH3 có tên gọi là:
Etylmetylamin	B. Metyletylamin 	C. Etylamin	D. Propylamin
Amin không no, đơn chức, bậc 1 là:
CH3NH2	B. CH2=CH – CH2NH2	C. C2H5NH2	D.(CH3)3N 
Amin ở trạng thái khí ở điều kiện thường là:
CH3NH2	B.C4H9NH2	C. C5H11NH2	D. C3H7NHCH3
Mức độ vận dụng
Số đồng phân amin no, đơn chức, bậc 1 của C5H13N là:
5	B. 6	C. 7 	D. 8
Amin thơm để lâu trong không khí có màu đen vì:
Bị oxi hóa bởi oxi không khí.
Hấp thụ hơi nước.
Bị bay hơi.
Bị oxi hóa bởi oxi trong nước.
Cho các phát biểu sau:
Các amin đều độc.
Amin chia thành 3 loại đồng phân.
Tất cả amin đều tan nhiều trong nước.
Có 4 amin là chất khí ở điều kiện thường.
C6H5NH2 có tên thường là Anilin.
Số phát biều đúng là:
2	B. 3 	 C. 4 	D.5
Mức độ vận dụng cao
Amin nào chủ yếu gây nên mùi tanh của cá?
A. metylamin 	B. Etylamin	C. Dimetylamin 	D. Trimetylamin
12. Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức X bằng một lượng không khí (chứa 80% N2, còn lại là O2) vừa đủ thu được 4,48 (l) CO2, 4,5g H2O và 1,35 mol N2. CTPT của X là 
A. CH5N	B. C2H7N 	C. C3H9N	D. C4H11N
V. PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1
Cho các amin sau: CH3NH2, C6H5NH2, CH3NHCH3, (CH3)3N, CH2=CH – CH2NH2 .
So sánh cấu tạo các amin trên với NH3 ? Từ đó rút ra khái niệm amin?
Phiếu học tập số 2
Ghép số và chữ ở dưới đây sao cho phù hợp về tính chất vật lý của amin:
Các amin có ..(1).. (Metylamin, Etylamin, Đimetylamin, Trimetylamin) là chất ..(2).., mùi khó chịu, tan ..(3)..Các amin có phân tử khối cao hơn là những ..(4).. hoặc ..(5).., đọ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần của phân tử khối
Các amin thơm là chất lỏng, không màu, nhiệt độ sôi cao,..(6)..,..(7).., nặng hơn nước. Để lâu trong không khí các amin thơm từ ..(8)..chuyển thành ..(9).. vì bị oxi hóa bởi ..(10)..Các amin đều độc
Khí B. Chất lỏng C. Phân tử khối nhỏ D. Rắn 
E. Nhiều trong nước F. Ít tan trong nước G. Rất độc H. Không màu
I. oxi không khí K. Màu đen 
VI. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
VII. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.
Ngày . tháng 10 năm 2019
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)
TS. Nguyễn Thị Kim Ánh
Ngày 17 tháng 10 năm 2019
SINH VIÊN THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_12_chu_de_4_amin_aminoaxit_protein_tiet.docx