Giáo án Hóa học 12 - Tiết 61+62: Một số hợp chất của Crom - Năm học 2008-2009

Giáo án Hóa học 12 - Tiết 61+62: Một số hợp chất của Crom - Năm học 2008-2009

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 - Biết tính chất hoá học đặc trưng của các hợp chất crom (II), crom (III), crom (VI).

- Biết được ứng dụng của một số loại crom

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết PTHH, đặc biệt là PƯ oxi hoá - khử

3. Tích hợp giáo dục môi trường

- Giúp HS biết được thành phần của đất đá quặng trong môi trường tự nhiên rất đa dạng

- đề xuất được cách xử lí chất thải hợp lí.

II. Chuẩn bị:

- Bột crom (III) oxit, Muối crom (III), NaOH, HCl, H2SO4 loãng, dụng cụ thí nghiệm.

III. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định lớp: Tiết 1 12A / 36 12b5 /

Tiết 2 12A / 36 12b5 /

 2. Kiểm tra bài cũ:

 1. So sánh tính chất hoá học của nhôm và crom

 2. Trình bày tính chất hoá học của Cr2O3

 3. Nội dung bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tiết 61+62: Một số hợp chất của Crom - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 9 / 2/ 2009	Giảng / 2 / 2009
Tiết 61, 62	một số hợp chất của crom
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Biết tính chất hoá học đặc trưng của các hợp chất crom (II), crom (III), crom (VI). 
- Biết được ứng dụng của một số loại crom
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết PTHH, đặc biệt là PƯ oxi hoá - khử
3. Tích hợp giáo dục môi trường
- Giúp HS biết được thành phần của đất đá quặng trong môi trường tự nhiên rất đa dạng
- đề xuất được cách xử lí chất thải hợp lí.
II. Chuẩn bị: 
- Bột crom (III) oxit, Muối crom (III), NaOH, HCl, H2SO4 loãng, dụng cụ thí nghiệm.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp: 	Tiết 1	12A / 36	12b5 /
Tiết 2	12A / 36	12b5 /
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	1. So sánh tính chất hoá học của nhôm và crom
	2. Trình bày tính chất hoá học của Cr2O3
	3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV cho HS đọc sgk trả lời các câu hỏi
? Crom (II) có bao nhiêu loại hợp chất
? Tính chất hoá học chủ yếu của các hợp chất này là gì
? Viết PTHH minh hoạ tính chất hoá học đã nêu trên.
Hoạt động 2
- GV cho HS quan sat màu sắc, của bột crom (III) oxit
- Làm thí nghiệm crom (III) oxit với HCl và NaOH
- lắc kĩ cho HS quan sát và gọi HS viết PTHH
* GV bổ xung thêm cho HS crom (III) oxit rất cứng người ta có thể dùng nó để làm bột mài đánh bóng kim loại
* lưu ý cho HS crom (III) oxit có tiính lưỡng tính nhưng không tan trong axit và kiềm loãng.
Hoạt động 3
- Làm thí nghiệm crom (III) hiđroxit với HCl và NaOH
- lắc kĩ cho HS quan sát và gọi HS viết PTHH
- GV nêu câu hỏi 
? dựa vào số oxi hoá của crom dự đoán phản ứng hoá học của các muối crom (III)
* muối Crom vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá
Hoạt động 4
GV cho HS đọc sgk trả lời các câu hỏi
? Crom (VI) có bao nhiêu loại hợp chất
? Tính chất hoá học chủ yếu của các hợp chất này là gì
? Viết PTHH minh hoạ tính chất hoá học đã nêu trên.
Hoạt động 5
Củng cố bài
GV cho HS thực hiện dãy chuyển hoá
Cr CrCl2 Cr(OH)2 Cr(OH)3 CrCl3 CrCl2 
 Na[Cr(OH)4]
Giao bài tập về nhà cho HS 
Làm từ bài 1 – 5 trang 194 sgk
I. Hợp chất crom (II)
1. Crom (II) oxit CrO
- Là oxit bazơ: tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối crom (II).
 CrO + 2 HCl CrCl2 + H2O
- Có tính khử, trong không khí dễ bị oxi hoá thành crom (III) oxit. 4CrO + O2 2 Cr2O3
2. Crom (II) hiđroxit, Cr(OH)2.
- Là chất rắn, màu vàng, được điều chế từ muối crom (II) và dung dịch kiềm không có không khí.
 CrCl2 + 2 NaOH Cr(OH)2 + 2 NaCl
- Có tính khử, trong không khí bị oxi hoá thành Cr(OH)3. 
 4 Cr(OH)2 + O2 + 2 H2O 4 Cr(OH)3 
- Có tính bazơ, tác dụng với axit tạo thành muối crom (II). 
 Cr(OH)2 + 2 HCl CrCl2 + 2 H2O
3. Muối crom (II)
- Có tính khử mạnh, dung dịch muối crom (II) dễ dàng tác dụng với khí clo, tạo thành muối crom (III)
 2 CrCl2 + Cl2 2 CrCl3 
II. Hợp chất crom (III).
1. Crom (III) oxit, Cr2O3.
- Là một oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc
 Cr2O3 + 2 NaOH + 3 H2O 2 Na[Cr(OH)4] 
 Cr2O3 + 6 HCl 2 CrCl3 + 3 H2O
- Tan trong kiềm nóng chảy
 Cr2O3 + 2 KOH 2 KCrO2 + H2O
- được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thuỷ tinh.
2. Crom (III) hiđroxit, Cr(OH)3
- Là hiđroxit lưỡng tính, có màu xanh lá cây
 Cr(OH)3 + 3 HCl CrCl3 + 3 H2O
 Cr(OH)3 + NaOH Na[Cr(OH)4] 
 hay NaCrO2.2H2O natri cromit
- Điều chế bằng cách cho muối crom (III) tác dụng với dung dịch bazơ.
 CrCl3 + 3 NaOH Cr(OH)3 + 3 NaCl
3. Muối crom (III) 
Cr(NO3)3, CrCl3, Cr2(SO4)3 ủeàu tan nhieàu trong nửụực taùo thaứnh dd maứu xanh laự cây, có tính oxi hoá và tính khử.
- Tính khử: 
2NaCrO2 +3Br2 +8 NaOH 2Na2CrO4 + 6NaBr +4 H2O
- Tính oxi hoá:
 2CrCl3 + Zn 2 CrCl2 + ZnCl2
- Muối crom (III) có ý nghĩa quan trọng, trong thực tế là muối sufat kép crom – kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O
Viết gọn KCr(SO4)2.12H2O ( phèn crom – kali ) có màu xanh tím, được dùng để thuộc da,làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
III. Hợp chất crom (VI):
1. Crom (VI) oxit, CrO3: Là chất rắn màu đỏ thẫm
- Có tính oxi hoá rất mạnh, một số chất như S, P, C. NH3, C2H5OH,... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.
 2 CrO3 Cr2O3 + 3/2 O2 
 2 CrO3 + 2 NH3 Cr2O3 + N2 + 3 H2O
 4 CrO3 + C2H5OH + 6H2SO4 2Cr2(SO4)3 + 2CO2 + 9 H2O
- Là oxit axit, tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7.
 CrO3 + H2O H2CrO4, 2CrO3 + H2O H2Cr2O7
- Hai axit này không bền chỉ tồn tại trong ding dịch nếu tách ra khỏi ding dịch chúng sẽ bị phân huỷ tạo thành CrO3.
2. Muối cromat và đicromat:
- Có tính oxi hoá mạnh, đặc biệt trong môi trường axit, muối crom (VI) bị khử thành muối crom (III).
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7 H2O
K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2+ 7 H2O
 ( màu vàng ) ( màu da cam ) 
- Các muối cromat có màu vàng ( Na2CrO4, K2CrO4 )
- Các muối đicromat có màu da cam ( Na2Cr2O7, K2Cr2O7 )

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 61, 62.doc