Giáo án Hình học 12 - Tiết 4 - Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều( tiếp)

Giáo án Hình học 12 - Tiết 4 - Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều( tiếp)

I. MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

-Nắm được đn khối đa diện đều. Biết ba loại khối đa diện đều: tứ diện đều, lập phương, bát diện đều

2- Kỹ năng:

- Tìm số đỉnh, số cạnh của 5 loại đa diện đều

- CM đa diện đều, rèn luyện kỹ năng vẽ hình

3-Thái độ:

 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trí tưởng tượng của HS.

 II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1- GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lí, thước kẻ, bảng phụ.

2- HS: HS: Đọc trước bài ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng haha99 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 12 - Tiết 4 - Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều( tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Lớp
Sỹ số
/ /2009
12C3
HS vắng:
Tiết 4 §2. KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU( tiếp) 
I. MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
-Nắm được đn khối đa diện đều. Biết ba loại khối đa diện đều: tứ diện đều, lập phương, bát diện đều
2- Kỹ năng:
- Tìm số đỉnh, số cạnh của 5 loại đa diện đều 
- CM đa diện đều, rèn luyện kỹ năng vẽ hình
3-Thái độ: 
 	 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trí tưởng tượng của HS.
 II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1- GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lí, thước kẻ, bảng phụ.
2- HS: HS: Đọc trước bài ở nhà
 III –CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP VÀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1- Kiểm tra bài cũ: Lồng trong các hoạt động.
2-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
GV: đọc ví dụ, Vẽ hình ý a) 
Ví dụ: Chứng minh rằng:
a) Trung điểm các cạnh của một tứ diện đều là các đỉnh của 1 hình bát diện đều 
b) Tâm các mặt của hình lập phương là các đỉnh của hình bát diện đều 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
Nhận dạng về tám tam giác IEF, IFM, IMN, INE, JFE, JFM, JMN, JNE là những tam giác gì?
 Hãy tìm độ lớn các cạnh của tam giác này.
 Cho biết mỗi đỉnh là đỉnh chung của mấy tam giác đều?
 Kết luận gì?
 GV đưa hình vẽ sẵn trên bảng phụ.
Giải: Cho tứ diện đều ABCD, cạnh bằng a. Gọi I,J,E,F,M,N lần lượt là trung điểm các cạnh AC, BD, AB, BC, CD,DA. 
Ta phải CM tám tam giác IEF, IFM, IMN, INE,
JFE, JFM, JMN, JNE là những tam giác đều cạnh bằng . 
Thật vậy: Các tam giác trên có cạnh là đường TB của tam giác đều cạnh bằng a
- Tám tam giác đều nói trên tạo thành một đa diện có các đỉnh là I, J, E, F, M, N mà mỗi đỉnh là đỉnh chung của đúng bốn tam giác đều. do đó đa diện ấy là đa diện đều loại {3;4}, tức là hình bát diện đều
b)Cho hình lập phương ABCDA’B’C’D’ cạnh bằng a.
Ta CM AB’CD’ là một tứ diện đều.
 Tính cạnh của nó:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
 Hãy nhận xét về tứ diện AB’CD’ 
 Hãy sử dụng kết quả câu a) 
Thật vậy: AB’CD’ là một tứ diện đều vì các cạnh của nó là đường chéo của hình vuông bằng nhau. A không thuộc MP (B’CD’)
Gọi I, J, E, F, M, N lần lượt là tâm của các mặt ABCD, A’B’C’D’, ABA’B’, BC’B’C’, CDC’D’, ADA’D’. Để ý rằng sáu điểm trên cũng lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, B’D’,AB’, B’C, CD’, DA’ của tứ diện đều AB’CD’ nên theo câu a) sáu điểm đó là các đỉnh của hình bát diện đều
3- Củng cố bài: 
Bài 3: CMR tâm các mặt của hình tứ diện đều là các đỉnh của hình tứ diện đều
Giải: (GV vẽ hình, gọi HS xác định độ dài 1 cạnh của hình tứ diện mới)
Gọi (H) là hình tứ diện đều cạnh a. Tâm các mặt của (H) tạo thành 1 tứ diện (H’) có 6 cạnh đều bằng a/3.Do đó (H’) là hình tứ diện đều
4- Hướng dẫn học bài ở nhà:
VN làm BT 1,2,4 Tr 18 . chuẩn bị thực hành bài 1, mỗi tổ làm một bộ 

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 12 CB Tiet 4 Chuong I.doc